29 thg 5, 2016

Du ngoạn Ngũ Hành Sơn

Nằm bên cạnh bãi biển Mỹ Khê tuyệt đẹp, núi Ngũ Hành Sơn đang là điểm đến ưa thích của du khách khi đến với phố biển Đà Nẵng. Đến đây, du khách không chỉ được khám phá hệ thống hang động đẹp mà còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm đá tinh xảo của làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống Non Nước. 

Được hình thành bởi năm ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Hỏa Sơn, Thủy Sơn và Thổ Sơn chia thành năm hướng theo ngũ hành cùng với rất nhiều sự huyền bí của các hệ thống hang động nên vào thế kỷ 19 trong một lần đặt chân tới đây, vua Minh Mạng đã đặt tên cho núi là Ngũ Hành Sơn. Ngày nay, sau nhiều sự thay đổi của năm tháng, Ngũ Hành Sơn vẫn giữ cho mình vẻ đẹp của sự tĩnh mịch và linh thiêng.

Đối với những du khách ưa thích khám phá hang động thì Ngũ Hành Sơn là điểm dừng chân rất thú vị. Vào khu vực chân núi du khách sẽ được tham quan động Âm Phủ, đây là một trong những hang dài nhất, huyền bí nhất trong hệ thống hang động của Ngũ Hành Sơn. Tương truyền, vào thời vua Minh Mạng trong một lần tới Ngũ Hành Sơn, vì muốn khám phá hang động này, ông liền sai 12 người lính thắp đuốc đi xuống. Sau một thời gian xuống hang, họ liền trở lên và quỳ gối chịu tội để xin vua rút lại lệnh thám sát. Vua bằng lòng nhưng lại cho ném mấy trái cây có khắc chữ của ông xuống hang. Hôm sau, người ta phát hiện chúng nằm trên bãi biển. Với sự huyền bí ấy hang động này được đặt tên là động Âm Phủ nhằm mệnh danh như là “lối vào địa ngục”.

Du khách thăm động Âm Phủ nằm ngay dưới chân núi Thủy Sơn. Ảnh: Tất Sơn

Bánh canh cá Nhơn Trạch

Trong Địa chí Đồng Nai có nêu chi tiết: "Bánh canh cũng tinh chế đồng dạng với bún nhưng sợi to hơn và để nấu tươi. Bánh canh đầu cá ở chợ Đồn, bánh canh tép ở Nhơn Trạch từng lưu danh xa gần" (Tập V - Văn hóa xã hội, nếp sống vật chất, ăn uống).

Từ lâu lắm rồi, bánh canh tép đã biến mất trong nền ẩm thực Đồng Nai vốn đa dạng và không ngừng phát triển. Dĩ nhiên, khác biệt trước tiên giữa các loại bánh canh này là ở phần... thịt, tép hay cá được kèm theo tên gọi của món bánh canh. Nhưng thực ra, từ rất lâu rồi, bánh canh được bán ở các quán, chợ, phố thị đều có phần bánh làm bằng bột lọc, tròn trịa giống nhau và thoáng nhìn cứ ngỡ bánh canh trong suốt. Loại bánh canh bột lọc có ưu điểm là dai, dòn, nấu trong nước và có vẻ sạch sẽ, lịch sự nhờ chế biến bằng phương pháp thủ công có pha trộn bột năn để tăng độ dẻo, bóng cho bột gạo và sản lượng cũng nhiều hơn, đủ sức đáp ứng cho các hàng quán.

Bánh canh đầu cá chợ Đồn

Vào những năm 1960, 1970, một trong những "điểm hẹn" của giới trung lưu tỉnh lỵ Biên Hòa vào những chiều cuối tuần đầu tháng là các quán bánh canh đầu cá ở Chợ Đồn (nay thuộc phường Bửu Hòa - TP. Biên Hòa). Cũng vào chiều thứ bảy, chủ nhật, các quán bánh canh đầu cá Phượng Lan, Hồng Hoa, bà Tư cô hồn... chật kín xe hơi của dân Sài Gòn, "thầy chú" được mấy ông chủ lò gạch, chủ hầm đá ở Biên Hòa mời đi chiêu đãi. Tiếng tăm của món bánh canh đầu cá hấp ở Chợ Đồn vang xa từ lâu lắm trước đó. Tên tuổi ngang ngửa với bánh canh đầu cá Chợ Đồn thời đó chỉ có ... nem Thủ Đức. Ngay trong quyển "Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển" (NXB Đồng Nai 1998) cũng có đoạn đề cập đến: "Trước năm 1945, ở Biên Hòa tiệm ăn hãy còn thưa thớt, có thể kể, tiệm Hiệp Lực ở chợ Biên Hòa, bán trên 100 món ăn chay; quán cơm Từ Hải trong chợ Biên Hòa bán cơm bình dân, miễn phí cho người cơ nhỡ; quán cơm bình dân của người Chà ở góc đường Võ Tánh - Lý Thường Kiệt cũ; quán cơm ông Năm bình dân ở góc đường Lê Thánh Tông - Lý Thường Kiệt cũ có đọc truyện liên hồi, phục vụ khách ăn hoặc ở Chợ Đồn có quán bánh canh đầu cá nấu ngon nổi tiếng khắp vùng".

27 thg 5, 2016

Vi vu qua đèo Violăk

Đèo Violăk! Cái tên này cứ… nhấp nha nhấp nháy trong ước muốn phượt của mình. Ước muốn vẫn chỉ là… muốn ước nếu không có một sáng đẹp trời, thằng em lái xe tải nhỏ chở cá khô đi ngang nhà chợt dừng lại: “Ba Tơ không? Nếu anh đi, mình vọt ngay và luôn con đèo Violăk. Lên đó chụp ảnh đã lắm. 


Và nếu anh đủ dũng khí không… sợ vợ chỉ một ngày thôi, mình vi vu qua Kon Tum làm vài chai bia rồi về. OK?”.

Bỏ qua “yếu tố” khiêu khích và bụi bặm trong lời rủ rê của nó, mình chạy rật rật vô nhà lấy máy ảnh, nhảy tót lên ca bin, hất mặt bảo nó: “Khởi hành!”.

Mai một làng bánh tráng

Theo những người cao tuổi trong ấp 3, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) thì nghề làm bánh tráng gạo có ở đây gần 100 năm. Trước đây, nhiều gia đình trong ấp sống bằng nghề làm bánh tráng, nhưng nghề này hiện đang mai một dần.

Bà Lại Thị Ba, ấp 3, xã Thạnh Phú có thâm niên làm bánh tráng gạo gần 60 năm. 

Đến Đồng Nai, ngoài đặc sản bưởi Tân Triều, nhiều người còn nhắc đến trà Phú Hội và bánh tráng Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu). Bánh tráng Thạnh Phú không chỉ nổi tiếng ở Đồng Nai mà một số tỉnh, thành lân cận cũng biết tiếng.

Bánh tráng Cây Đào xóm Miễu

Bước vào những ngày đầu tháng chạp, cùng với những lò bánh tráng ở Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch), An Phước, Tam An (huyện Long Thành)... nổi lửa thì làng bánh tráng Cây Đào xóm Miễu lâu đời và nổi tiếng nhất ở huyện Vĩnh Cửu cũng đang... đổ lửa.