11 thg 5, 2016

Quần thể cây cổ thụ gần 700 năm tuổi trong khuôn viên đền thờ ở Nghệ An

Nằm phía sau khuôn viên đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) có 3 cây cổ thụ gần 700 năm tuổi. Người dân địa phương vẫn quen gọi là cây lồ ô. 

Cần 3 người mới ôm xuể gốc cây lồ ô. 

Mùa săn nấm mối

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những “thợ săn” phải rất nhanh nhạy, dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản đắt tiền này.
Nhiều năm qua, nấm mối đã trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người ưa thích. Do mọc tự nhiên trong các vườn cây nên việc tìm kiếm khá công phu. Vào mùa, rất nhiều người rủ nhau đi săn nấm mối và rỉ tai nhau khá nhiều chuyện ly kì xung quanh việc tìm nấm mối.

Gian nan tìm đặc sản

Chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Văn Hùng ở ấp 4, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) - người có thâm niên hơn nửa thế kỷ săn tìm nấm mối. Tiếp chúng tôi là lão nông dáng người cao gầy, gương mặt khắc khổ đầy những nếp nhăn, dường như ông đã trải qua cuộc sống khá vất vả. Hỏi về chuyện tìm nấm mối, ông Hùng nói: “Năm nay mưa ít, nấm mối có trễ, tôi đã đi tìm 4-5 đêm liền nhưng chưa gặp được ổ nấm mối nào. Người nào may mắn cũng chỉ tìm được ổ nhỏ khoảng 1-2 kg”.

Cả ngày chị Nguyễn Xuân Thảo, ấp 10, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) mua gom được hơn 1kg nấm mối. 

Nấm mối vùng cao su

Món nấm mối bọc giấy bạc nướng đang được ưa thích trong mùa này ở các nhà hàng, quán ăn ở Long Khánh.

Từ mùng năm tháng năm âm lịch (Tết Đoan Ngọ) đến nay, với những cơn mưa phập phù, "trời chợt mưa rồi chợt nắng", mà bà con nông dân Đồng Nai hay gọi là "mưa nấm mối", đã làm cho các phiên chợ sáng ở Cẩm Mỹ, Long Khánh trắng lóa những rổ, thúng vun đầy nấm mối. Thông thường phải đến ngày 20 tháng 7 âm lịch hàng năm mới dứt mùa nấm mối. Nhưng nhiều người dân ở Long Khánh và Cẩm Mỹ cho rằng nấm mối năm nay trúng mùa, đặc biệt là đợt nắng gắt sau những trận mưa to đầu mùa, nấm mối rộ lên rất nhiều ở các triền lô cao su. Khoảng hai năm nay, ở các nông trường cao su Cẩm Mỹ, Ông Quế, Bình Lộc ... sang tận An Viễng, Bình Sơn của huyện Long Thành xuất hiện một số người dân chuyên nghề đi săn nấm mối. Họ đi thành từng cặp hai người, thường là vợ chồng hoặc thêm một, hai đứa con nhỏ. Dân đi săn nấm mối (trước đây, công việc này ít người tham gia hơn và họ được gọi là dân đi săn nấm mối) thường "xí" sẵn một vài khu vực quen thuộc. Đến mùa, họ canh thấy trời vừa dứt mưa và nắng lóe lên thì họ liền tức tốc, xách giỏ vác bao ra "địa bàn" để thu hoạch nấm mối. Trúng nhất là ở những khu vực triền cao su mà chiều tối hôm trước có đám mưa to, sáng sớm hôm sau tạnh mưa, trời khô ráo. Dân đi săn nấm mối có nhiều kinh nghiệm còn cho rằng: ổ nấm mối không đứng yên ở vị trí cũ, mỗi mùa nó đều có sự chuyển dịch nhưng cũng không xa lắm với vị trí phát hiện năm trước. Và nó thường di chuyển theo hướng đất có gò cao nên dân có nghề cũng rất dễ tìm.

Trai rạch Lò Gốm

Có lần, được thưởng thức món cháo trai rất ngon ở một quán nhỏ nằm bên cạnh hồ công viên của thị xã Tuyên Quang, tôi cứ nghĩ món ăn này là "đặc sản" của Tuyên Quang, còn ở Đồng Nai một đôi nơi cũng có nuôi trai nước ngọt nhưng chủ yếu là chỉ để cấy ngọc thử nghiệm. Thế nhưng mới đây gặp ông Hai Sơn (Nguyễn Văn Sơn) ở ấp Tam Hòa, xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa) tôi mới biết mình đã lầm lẫn rất lớn. Ông cựu tập đoàn trưởng đầu tiên của tập đoàn sản xuất nông nghiệp xã Hiệp Hòa, nay đã 66 tuổi, từng được báo chí một thời ca ngợi như là "cánh chim đầu đàn trong phong trào hợp tác hóa ở Đồng Nai" khẳng định: "Trai là con vật bản địa của ao hồ trên đất Cù lao Phố này. Nó có mặt lâu đời lắm rồi nhưng do quá ít và kém phát triển nên không được người ta chú ý lắm. Nhưng từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là sau khi có chủ trương thực hiện "khoán 10", phong trào đào ao nuôi cá phát triển thì con trai ở đây cũng rộ lên. Mà đâu phải giống mới gì, cũng chính con trai sống tự nhiên dưới đáy ao hồ trên đất Cù lao Phố này. Cũng có lúc con trai trở thành vấn đề "nóng", khi ông Tư Sang, ông Phước Huỳnh (Phó chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa) đem một giống trai nước ngọt ở tận Lâm Đồng về nuôi thử, gia đình tôi cũng bỏ ra 4 năm để đeo đuổi con trai với ước mong cấy ngọc... nhưng đều không có kết quả!".Xoay quanh cái hiện tượng lạ là con trai ở Cù lao Phố sau "khoán 10" bỗng trở nên to lớn hơn trước (trước kia một kg trai phải từ 10 đến 12-13 con, bây giờ mỗi con trai nặng bình quân 200 gr. Con trai 2 năm tuổi thường to bằng bàn tay: 300 - 350 gr, thậm chí có con trai nặng đến nửa kg hoặc 6, 7 lạng). 

Con trai ở xóm rạch Lò Gốm

10 thg 5, 2016

Bay theo cánh bướm rừng Cúc Phương

Cuối xuân, khi những cánh rừng Cúc Phương đầy nắng, đàn bướm như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài qua mùa đông xuân lạnh lẽo bay rợp trời lại thôi thúc những bước chân đi. 

Du khách thích thú chụp ảnh bướm - Ảnh: Minh Đức 

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Từ lâu, đây đã là nơi tham quan nghỉ dưỡng cho rất nhiều du khách trong và ngoài nước với các điểm đến như hang động người xưa, cây chò ngàn năm, trung tâm cứu hộ linh trưởng và rùa...

Ăn rau tàu bay để nhớ rừng

Cây tàu bay xanh, mập mạp - Ảnh: Hoàng Hân 

Đối với thế hệ trước, những người lính vào sinh ra tử trải qua những cuộc kháng chiến đầy gian khổ và thiếu thốn thì có lẽ rau tàu bay là một món ăn, một hương vị, một loại rau mà trong hồi ức không thể nào quên được.

Sinh ra ở miền núi, tôi vẫn nhớ như in sau những trận mưa đầu mùa. Trên khắp các triền đồi những bạt rau tàu bay mọc lên mập mạp, xanh mơn mởn phủ kín khắp nơi. Nhưng sau này lớn lên tôi mới biết đó là một rau ăn được chứ không phải là một loài cây hoang dại.

Huyền tích nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá kêu oan cho chồng

Bên cạnh thành nhà Hồ hiện nay đang tồn tại một ngôi đền thờ nàng Bình Khương với huyền tích “nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá đến chết để kêu oan cho chồng vì bị nhà vua chôn sống khi xây bức tường thành đổ vỡ”. Ngôi đền này đã trải qua hơn 600 năm nay, nhưng dường như ít ai biết đến.

Chuyện nàng Bình Khương kêu oan

Ngôi đền tọa lạc bên bờ Thành thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc). Ngôi đền này tồn tại hơn 600 năm nay, nhưng dường như chỉ có người địa phương mới biết đến. Vào những ngày rằm hàng tháng, người dân làng Đông Môn lại đến thắp hương cầu được bình an, hạnh phúc, ấm no. Hiện ở ngôi đền đang lưu giữ một phiến đá kỳ lạ có in hình giống như đôi bàn tay và chiếc đầu của một người phụ nữ, mà người dân cho rằng đó là vết tích đập đầu tự tử kêu oan cho chồng của nàng Bình Khương.

Ngôi đền nàng Bình Khương

Kiếm tiền từ trứng kiến

Có màu trắng đục, kích cỡ như hạt gạo nếp, giàu chất dinh dưỡng, trứng kiến thường được người nuôi chim, cá cảnh tìm mua làm thức ăn cho chim, cá.

Đi lùng trứng kiến

Mùa mưa là thời điểm loài kiến rủ nhau kéo đàn xây tổ trên khắp cành cây, ngọn lá. Những người săn trứng kiến phải phá lớp vỏ lá cây, hoặc mùn khô bên ngoài mới lấy được những hạt trứng kiến trắng, tròn như hạt gạo nếp. Công việc săn lùng trứng kiến khá thú vị, khiến chúng tôi cũng bị cuốn theo bước chân của những người săn trứng kiến vào những vạt rừng sâu.

Người lấy trứng kiến phải dùng vợt đưa vào dưới tổ rồi lay nhẹ cành cây để trứng rơi vào bên trong. 

Chim lá rụng

Người xứ Quảng, không ai không tự hào về con chim mía của quê hương họ. Đó là loại chim nhỏ hơn con chim sẻ, mình thon, chân nhỏ với sắc lông màu xám. Chính vì đặc tính sống từng bầy trong các đám mía nên loài chim này được người địa phương đặt tên như vậy.

Chim lá rụng chiên. Ảnh Cúc Tần

Mùa ép đường, tháng Tám cũng là mùa “thổi chim mía” bằng đèn pin và ống xì đồng. Nhưng để bắt được nhiều chim mía không gì khác hơn là giăng lưới. Chim mía đem về làm sạch, ướp gia vị, được nướng hoặc rô ti, là những món ngon độc đắc của xứ mía miền Trung. Cho nên nói họ tự hào về con chim mía là vậy.

Cá mao ếch ở Nhơn Trạch

Ở trung tâm xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) có cái quán đặt tên khá lạ đời: Bát Không Sai. Làm lai rai vài ly, ông chủ quán chừng 60 tuổi mang kính cận dày cộp mới ung dung giải thích: "Có gì đâu, tên tui là Tám Đúng, "chiết tự" ra thành... "Bát không sai" vậy mà!". Lâu nay, quán Bát Không Sai được dân nhậu khắp nơi để ý đến nhờ có đủ loại thủy sản tươi ngon của vùng sông nước ngập mặn rừng Sác Phước An. Trong đó, cá nâu, cá mao ếch thuộc vào loại quý hiếm bao giờ cũng thường xuyên có sẵn ở quán này. Vậy mà chừng hai năm nay, ông chủ quán Bát Không Sai lắc đầu: "Cá mao ếch bây giờ ít lắm, cả tuần lễ chỉ có được một vài con. Mà cũng chỉ là cá cỡ 2-3 lạng, chứ con cá trên cả ký như hồi trước bây giờ hiếm lắm!". 

Cá mao ếch