13 thg 4, 2016

Phục hồi vẻ đẹp nguyên sơ nhà thờ Đức Bà

Trước vẻ thâm u, trầm mặc xen lẫn sự lộng lẫy của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, người ta mải chiêm ngưỡng. Ít ai biết với sự tàn phá của thời gian và rất nhiều “căn bệnh” đã khiến “sức khỏe” công trình bị suy giảm, cần phải được “chẩn đoán” và “chữa trị” đúng cách mới có thể trả lại vẻ đẹp nguyên sơ.

Sau khi hoàn thành việc phục dựng ngôi nhà nguyện trong tòa tổng giám mục, cha chính Ignaxiô Hồ Văn Xuân được giao tiếp việc tu sửa nhà thờ Đức Bà. Càng tìm hiểu, cha càng thấy khối lượng công việc quá sức tưởng tượng.

Đi qua Pháp tìm vật liệu thay thế cũng vô vọng!

Cha Xuân đã đi qua Pháp và một số nước châu Âu để tìm kiếm vật liệu sửa chữa, thay thế nhưng thật vô vọng. Những công ty làm loại gạch thẻ như của nhà thờ Đức Bà đến nay đã không còn nữa. Người ta gợi ý có thể cung cấp những viên gạch tương tự như thế nhưng là gạch cũ, tháo dỡ từ các công trình cổ… Cha đành từ chối vì thay gạch cũ bằng những viên gạch cũ khác thì không thể đảm bảo chất lượng. Ai có thể đi kiểm định từng viên gạch cũ đó nổi. Ngay cả giải pháp dùng hóa chất tẩy xóa những nét bút bôi bẩn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng gạch cũng chưa tìm được cách làm tối ưu.

12 thg 4, 2016

Con đường ngắn nhất Biên Hòa

Dạo ấy tui ra Hà Nội, đi tìm đến con phố ngắn nhất Hà Nội (tức là con đường ấy mà), đó là phố Hồ Hoàn Kiếm, dài 45 met (xem bài này). Rồi lại thấy có người lò dò tìm ra con đường ngắn nhất Sài Gòn, đó là đường Đỗ văn Sửu, cũng dài 45 met (xem bài này). Tui tự nghĩ, mình ở Biên Hòa mà không chỉ ra được con đường ngắn nhất Biên Hòa, chỉ biết ở Hà Nội và Sài Gòn thì coi sao được! Vậy nên tui vừa đọc tư liệu, vừa đi thử, kết quả là đã xác định được.

Con đường ngắn nhất Biên Hòa là đường Cô Giang, ở khu vực chợ Biên Hòa. Đường Cô Giang là một con đường không những ngắn mà còn hẹp, đường dài 60 met, rộng 5 met, một đầu giáp với đường Cách mạng Tháng Tám, đầu kia giáp với đường Nguyễn thị Hiền.

Đường Cô Giang nhìn từ hướng Cách mạng Tháng 8, từ đầu đường này thấy ngay đầu đường kia.

Thạnh Tân - điểm đến mới giữa Đồng Tháp Mười

Vốn là vùng đất nghèo thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang giờ đã thật sự khởi sắc, hứa hẹn trở thành điểm đến mới thú vị cho du lịch miền Tây Nam bộ. 

Một trong nhiều con kênh ở Thạnh Tân, những con kênh dài thẳng tắp với tràm dày đặc hai bên bờ - Ảnh: N.T.Đăng 

Theo định hướng phát triển du lịch của Tiền Giang, tỉnh này có ba vùng sinh thái du lịch đầy tiềm năng, đó là vùng sinh thái ngọt ven sông Tiền, sinh thái biển Gò Công và sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước.

Huế yêu kiều trong mùa xoan nở

Khắp cố đô Huế giờ đây đâu đâu cũng thấy hoa xoan nở. Từ góc công viên, ven đường, bờ sông, đồng ruộng hay bên hiên của những ngôi nhà giữa những khu vườn nhiều tầng bậc trong Thành nội. 

Xoan rộ nở một màu trắng tím phơn phớt. Hương xoan không nồng, thoang thoảng dễ chịu. 

Người Huế gọi xoan là sầu đông hay thầu đâu. Cũng lạ, thường năm xoan nở trong mưa xuân lất phất, trong mưa ngâu hay trong đợt rét nàng Bân... Năm nay xoan lại nở trong nắng nóng. Hương xoan thoang thoảng, màu hoa phơn phớt khiến đất cố đô trở nên quyến rũ, rất đỗi yêu kiều trong mùa hoa xoan...

Cá trắm hấp lá đu đủ, món ngon Đồng Bảng

Có một món ăn được xếp vào hàng đặc sản mà không phải khách vãng lai nào cũng biết, nhất là khi lại không được rỉ tai: cá hấp lá đu đủ, một món ăn để nhớ của Đồng Bảng, Mai Châu, Sơn La. 

Cá trắm hấp lá đu đủ - Ảnh: Thủy OCG 

Lần nào trở về nhà sau một chuyến đi dài trên quốc lộ 6, hướng ngược từ Sơn La về Mộc Châu, Mai Châu vào bữa tối, dù chính bữa, sớm hơn hay muộn hơn cả giờ chúng tôi cũng dừng lại tại xã Đồng Bảng, Mai Châu, Hòa Bình, cách ngã ba Bãi Sang chừng vài kilômet.

Lối xưa xe lửa... Mỹ


Chuyến xe lửa chạy đến Tân An qua 'Cầu Bình Điền xe lửa chạy nghiêng nghiêng' là những chuyến xe mà má tôi thường nói là đi 'xe lửa Mỹ'. 

Xe lửa Mỹ không phải do người Mỹ làm mà là xe lửa từ chợ Bến Thành (Sài Gòn) đi Mỹ Tho. 

Đường xe lửa đi vào thơ ca 

Lúc còn nhỏ tôi thường nghe má hát ru mấy đứa em bằng những câu ca dao: “Xe lửa chạy tới Tân An/Tốp máy chẳng kịp ngã ngang té nhào...”. Rồi lớn lên một chút, nghe lời một bài hát của Trúc Phương qua giọng ca sầu não của Thanh Thúy: “Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga đưa người trai về ngàn” và chế thêm: “Cầm chắc 500 tôi hỏi người bao nhiêu đủ không?”…