12 thg 11, 2015

Cung đường Xín Mần mùa thu

Xín Mần (Hà Giang) nằm trên tuyến đường du lịch mùa thu tuyệt đẹp khi vừa có ruộng bậc thang kỳ vĩ, sắc màu với lúa chín vàng, lại có cả hoa tam giác mạch quyến rũ.

Cốc Pài là một thị trấn huyện lị của Xín Mần nằm nép mình trong không gian núi rừng hùng vĩ. Đây cũng là nơi được chọn làm điểm nghỉ phù hợp để tiếp tục khám phá những bản làng xa hơn. Từ trung tâm Cốc Pài đi cửa khẩu Xín Mần ước chừng 30 km. 

Chè bà cốt những ngày cuối thu Hà Nội

Cầm trên tay bát chè bà cốt nóng hổi, thơm lừng với mùi thoang thoảng của nếp, gừng, đường mật, bạn sẽ cảm nhận được sự thi vị của ngày cuối thu ở Hà Nội.

Hàng chè Bà Thìn (phố Bát Đàn) xưa nay nổi tiếng ở khu phố cổ với nhiều loại bánh, xôi chè truyền thống. Hàng chè còn có hai thực đơn cho mùa hè và mùa đông để món ăn chơi vừa ngon miệng, lại vừa phù hợp với sự thay đổi của thời tiết. Trong những ngày Hà Nội đang chuyển mình về cuối thu, chút se lạnh ùa về, món chè bà cốt ở đây bắt đầu được nhiều người sành ngọt ưa thích.

Chè bà cốt là một món ăn chơi có tên gọi không rõ nguồn gốc, tương tự như chè bà ba ở miền Nam. Món ăn này rất được lòng người Hà Nội nhờ mùi vị đơn giản mà đặc trưng, tính nhiệt trong món ăn đem lại cảm giác ấm lòng rất dễ chịu trong những ngày rét trời. 

Hạt nếp dẻo thơm quyện vào nước đường mật và gừng óng ánh trông rất hấp dẫn. Ảnh: Đức Thành 

11 thg 11, 2015

Bình yên bên nhà thờ 100 năm tuổi ở Đà Nẵng

Những khoảng không gian rợp bóng cây xanh, nóc nhà thờ bình dị vút cao giữa trời xanh mây trắng, nhà thờ Giáo xứ An Ngãi hiện diện giữa thanh bình sớm mai…


Nằm cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 20 km về phía Tây (đường lên khu du lịch sinh thái Bà Nà), nhà thờ Hòa Sơn, hay chính xác phải gọi là nhà thờ giáo xứ An Ngãi là một điểm đếm thú vị, dành cho những người thích lang thang khám phá.

Bánh củ chuối dân dã của Bắc Kạn

Bóc từng lớp lá của bánh, bạn sẽ thấy một màu nâu óng, mềm mịn, khi ăn có vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng của củ chuối rừng.

Nhiều du khách đến huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ngạc nhiên với tên gọi của bánh củ chuối được bày bán dọc đường bên dòng sông Cầu. Đây là món ăn dân dã của người dân tộc Tày.

Để làm bánh củ chuối rất kỳ công, người chế biến phải vào rừng chọn những củ chuối bánh tẻ mang về gọt sạch, ngâm cho hết nhựa rồi luộc chín. Củ chuối được cho vào giã nhuyễn bằng tay cho đến khi ra chất bột. 

Bánh củ chuối là món quà dân dã của người Bắc Kạn. Ảnh: blogspot 

Đặc sản Nga Sơn làm từ moi tươi

Moi xào kẹp khế chua, moi nấu canh hay làm mắm là những món ăn dân dã của người dân Nga Sơn, Thanh Hóa mỗi độ thu qua đông về.

Moi còn có tên khác là ruốc, miền Trung thường gọi là con khuyết, sống ở biển. Moi có hình dạng giống tôm nhưng nhỏ và mỏng, to hơn que tăm một chút. Chúng chỉ xuất hiện vào thời điểm cuối thu, đầu đông và khá dễ dàng để đánh bắt. Giá cho mỗi cân moi tươi khoảng 15.000 - 20.000 đồng. Moi được bán nhiều ở các khu chợ ở Nga Sơn hay những hàng rong trên đường.

Trước khi chế biến moi được rửa sạch với nước. Để moi không bị nát người dân ở đây thả vào rá, xả một chậu nước đầy rồi lắc tròn. Rửa đến khi nước trong thì vớt ra, để ráo rồi mang ra chế biến. Nếu kỹ hơn, có thể mang đồ giống như xôi để moi khô và giữ được lâu hơn.

Moi nhỏ, mang vị đậm đà của nước biển nhưng lại hơi kén trong việc kết hợp với các gia vị khác. Người dân ở đây thường chỉ chế biến món moi xào kẹp khế, nấu canh và làm mắm.

Moi xào kẹp khế 

Ngoài khế chua, moi xào có thể ăn cùng với bánh đa nướng. Ảnh: Ngọc Thanh. 

Món lạ ở thành cổ Quảng Trị

Cháo được nấu từ thịt cá quả thơm ngon cùng những sợi bột vạt giường hay bát bún hến dân dã là những món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Quảng Trị.
Còn được gọi là cháo canh, cháo bột hay cháo cá, cháo vạt giường là món ăn thường được người địa phương đãi khách đường xa.

Cháo cá vạt giường hấp dẫn bởi hương vị đặc trưng của bột gạo hay bột lọc và cá lóc. Người chế biến phải chọn loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho nở rồi xay thành bột. Khâu nhào bột rất quan trọng bởi nếu làm lâu, khi nấu bột sẽ dai và ngon hơn. Bột chín được cán mỏng rồi thái thành từng sợi, gọi là bột vạt giường. Hương vị làm nên món cháo vạt giường chính là cá lóc được hấp chín, lọc lấy thịt, đầu và xương giã nhỏ chắt nước để làm nước dùng. 

Người dân Quảng Trị thích ăn cháo vạt giường thật cay. Nếu không ăn được cay, bạn nên lưu ý với chủ quán. Ảnh: tinquangtri