13 thg 9, 2015

Đường Thái Lập Thành (Đông Du)

Tôi đến Thánh đường Hồi giáo ở 66 Đông Du, quận 1. Tình cờ thôi, tôi đọc trên tấm bảng đồng cũ kỹ gắn ở cổng:

JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ẤN ĐỘ
66 THÁI LẬP THÀNH SÀI GÒN

Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ thì biết rồi, số 66 thì biết rồi, điều làm gợi nhớ trong tôi chính là tên đường: Đường Thái Lập Thành, Sài Gòn.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).

Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.

Đường Thái Lập Thành. Ảnh của John A. Hansen trên Panoramio

Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng

Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn. 

Lẩu cua đồng - Ảnh: Thủy OCG 

Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

Lãng đãng những chiều Đồng Mô

Hồ Đồng Mô nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía tây theo hướng Đại lộ Thăng Long hoặc đường quốc lộ 32. Diện tích hồ vào khoảng 200 ha, nằm giữa một vùng đất nhuốm màu thần thoại xưa. 

Một góc hồ Đồng Mô nhìn từ trên bờ đập khi chiều vừa buông 

Theo truyền thuyết, khu vực lòng hồ Đồng Mô hiện nay đã từng là nơi đại chiến giữa Sơn Tinh (thần núi Tản Viên) và Thủy Tinh (thần nước) để giành lấy công chúa Mị Nương. Trong trận chiến đó, Thủy Tinh dâng nước cùng với các loài thủy tộc lên đánh. Sơn Tinh làm phép dâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao đến đó, cuối cùng Thủy Tinh chịu bại trận. Vì thế nên trên đỉnh núi Ba Vì cao hơn 1.000m vẫn còn đền thờ thần Sơn Tinh - Thánh Tản Viên, còn gọi là Đức Thánh Tản, một trong số bốn vị thánh mà người Việt coi là bất tử. 

Đường tây Trường Sơn thân thuộc mà lạ lẫm

Nhánh phía tây dãy Trường Sơn của đường mòn Hồ Chí Minh ngày nay đã được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn, khang trang hơn nhưng vẫn heo hút. Khi được cầm lái trên cung đường ghi dấu lịch sử hào hùng đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước này, cảm xúc tự hào bỗng dưng trào dâng. 

Con đường như dải lụa vắt vẻo giữa núi rừng Tây Trường Sơn 

Con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa chính là cái nền móng để xây dựng đường Trường Sơn Tây ngày nay. Đường đã được trải bê tông trên toàn tuyến, uốn lượn và nằm sâu giữa rừng miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị. 

Đón bình minh ở hồ Lắk

Tỉnh dậy sau giấc ngủ say sưa trong ngôi nhà dài ấm áp của đồng bào M’Nông, dạo một vòng quanh buôn Jun và ngắm bình minh trên hồ Lắk là những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Đắk Lắk. 

Du khác thích thú cưỡi voi dạo buôn Jun 

Đến hồ Lắk, khoảng thời gian tuyệt vời nhất là khi được ngắm ánh bình minh của ngày mới. Trong khung cảnh tranh tối tranh sáng, khi ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng, mặt hồ phẳng lặng như tấm gương khổng lồ dần bừng sáng. Trên hồ, những chiếc thuyền độc mộc của người dân địa phương khẽ rẽ mái chèo lướt nhẹ trên mặt nước tạo nên cảnh tượng vừa nên thơ, vừa hùng vĩ tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình. 

Hoang sơ Bình Liêu Quảng Ninh

Khi nói đến Quảng Ninh mọi người sẽ thường nghĩ đến vịnh Hạ Long, đến Vân Đồn, Cô Tô, đến Yên Tử hùng vĩ... nhưng ít ai biết được một Bình Liêu hoang sơ, đẹp đẽ với những cung đường uốn lượn quanh đồi núi, với những thảo nguyên đầy cỏ xanh và nắng ấm. 

Đường tuần tra biên giới phía tây Bình Liêu uốn lượn qua các đồi núi thơm nức mùi nhựa thông 

Đường tuần tra biên giới phía tây Bình Liêu nằm trên độ cao 700m so với mực nước biển. Cung đường này đi qua núi non trùng điệp, qua những đồng cỏ thơ mộng và phong cảnh hữu tình chắn chắn sẽ làm say đắm bao kẻ lữ khách qua đây. Men theo đồi núi, bạn sẽ thấy đường mòn nhỏ dẫn lên các cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. 

12 thg 9, 2015

Hủ tiếu patê, chỉ Bến Tre mới có!

Nói đến patê, chắc trong đầu bạn đang hình dung đến món patê gan heo béo ngậy thơm tho đúng không? 

Ngoài patê, tô hủ tiếu còn có thịt nạc, bao tử, gan, phèo... 

Người Bến Tre rất ưa hủ tiếu, ưa hơn bất cứ người dân ở miền Tây nào mà tôi biết. Ở đây người ta có thể ăn hủ tiếu tối ngày, từ hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xương heo đến hủ tiếu thập cẩm… Và cũng duy chỉ có ở Bến Tre mới có món hủ tiếu không đụng hàng: hủ tiếu patê. 

Bánh rong biển dân dã ở Quảng Trị

Bát bánh được làm từ rong biển, chắt chiu những chất tinh túy từ biển cả, tạo nên hương vị riêng cho ẩm thực Quảng Trị.

Vùng Cửa Tùng (huyện Gio Linh, Quảng Trị) có rất nhiều loại rong biển. Dọc theo các triền đá doi ra từ biển Cửa Tùng xuống Vịnh Mốc là nơi rong phát triển nhiều. Nghề hái rong biển cũng trở thành một nét đặc trưng của người dân nơi đây.

Họ có thể chế biến ra nhiều món từ rong nhưng đặc trưng ở vùng này là bánh rong biển dân dã. 

Rong biển được ngâm và rửa sạch qua nước muối trước khi chế biến thành bánh canh rong biển. Ảnh: hoitho 

11 thg 9, 2015

Đến với Mẫu Thượng Ngàn

Tôi đọc Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lâu lắm rồi, từ khi sách mới ra. Thế nhưng thú thiệt là đọc vì ái mộ nhà văn qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đọc, chứ không phải vì háo hức muốn biết về Mẫu Thượng Ngàn. Ngay cả cái tựa Mẫu Thượng Ngàn, lúc ấy tôi còn chưa hiểu nó nghĩa là gì cơ mà!

Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu và Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.

Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Giầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.

Ghé Bắc Giang nhớ ăn bánh đa làng Kế

Có dịp đến Bắc Giang, ngang qua Dĩnh Kế bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa bên quốc lộ 1 - món bánh dân dã mà chỉ ăn một lần ai cũng nhớ mãi. 

Đến Bắc Giang bạn sẽ bắt gặp hình ảnh thân thuộc những chiếc phên phơi bánh đa - Ảnh: Huyền Trần 

Đi ngang qua Dĩnh Kế, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa bên đường quốc lộ 1. Và trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà, đâu đâu ta cũng gặp những chiếc bánh đa tròn trĩnh, ngon lành như thế.