22 thg 6, 2015

Hồi sinh di sản Huế

Có một thời kỳ dài, nhiều công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) ở Huế bị lãng quên, trở thành những phế tích hoang tàn, đổ nát vì thiên tai, bom đạn. Cho đến năm 1993, khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới thì công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo mới thực sự được quan tâm và đẩy mạnh. Từ đó đến nay, bằng nguồn lực trong nước và quốc tế, nhiều công trình đã được hồi sinh, trở lại với hình bóng vàng son, lộng lẫy như xưa. 

Sự gặm nhấm của thời gian

Huế là xứ nắng lắm mưa nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt triền miên, hầu như năm nào cũng có; lại thêm cái sự tàn phá khốc liệt của hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, và cả sự vô tình của con người trong cuộc sống mưu sinh đã khiến cho Quần thể Di tích Cố đô Huế bị hư hại, tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.

Sự tổn hại ấy cứ âm thầm diễn ra từ ngày nọ sang tháng kia. Và như một nhà nghiên cứu Huế đã từng ví von: “Sự gặm nhấm của thời gian có thể khiến cho cả cung đình Huế sụp đổ”.

Dệt cói bên dòng Cổ Chiên

Khoảng 8 năm trở lại đây, nhờ chuyển đổi từ trồng lúa trên đất nhiễm phèn sang trồng cói ba vụ/ năm, nhiều hộ dân ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) đã vươn lên thoát nghèo, có được cuộc sống ấm no, sung túc nhờ nghề trồng và dệt cói.

Chúng tôi đến xã Đức Mỹ đúng vào mùa cao điểm thu hoạch cói. Hai bên bờ dòng sông Cổ Chiên phủ một màu xanh thẳm của hơn 600ha đất trồng cói ở xã Đức Mỹ tạo nên một bức tranh làng quê sinh động và yên bình.

Gần đó, tiếng máy dệt cói của Hợp tác xã (HTX) Quyết Tâm đang vận hành liên tục, “nuốt” từng cọng cói vàng khô rồi “nhả” ra những tấm thảm, tấm chiếu tinh tươm. Những người thợ khéo tay đang cẩn thận làm những công đoạn cuối cùng: cắt tỉa các phần cói thừa, cột dây và làm nốt những chi tiết còn lại để hoàn chỉnh các sản phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Sen (56 tuổi), Chủ nhiệm HTX Quyết Tâm cho biết, nhờ lãnh đạo địa phương khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn chuyển sang trồng cói, loại cây phù hợp với điều kiện đất đai ở đây nên đã thu được những kết quả tích cực.

Hơn 600ha cói ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

Người đứng riêng trong mỹ thuật Việt

Từ Thánh Gióng - một tác phẩm tiêu biểu nhất của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, ta thấy rõ từ những âm hưởng mỹ thuật cổ, ông đã đạp mây bay lên.

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Bức sơn mài Thánh Gióng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trên nền đỏ hơi ngả đun nhưng không rực rỡ như sơn mài vẫn là những bước chân ngựa Gióng chồng lên nhau. Không gian ba chiều chỉ còn lại hai - đúng như cách các nghệ nhân dân gian đã thực hiện trên các mảng điêu khắc đình chùa. Trong sải bước ngựa vuông vức, còn thấy thấp thoáng yếu tố lập thể. Ngựa Gióng không quá bay bổng, khuôn mặt Gióng cũng không mang một nét đặc tả tính cách rõ ràng. Nhưng thần thái tự do, khỏe mạnh của vị thánh trẻ trên lưng ngựa thấy rất rõ.

Người viết kịch thời đại

Lưu Quang Vũ đã trở thành hiện tượng của kịch Việt Nam thế kỷ 20 mà cho đến nay, sau 25 năm ngày ông mất chưa ai có thể vượt qua nổi.

Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh năm 1987 - Ảnh: gia đình cung cấp

Vào thuở mới bắt đầu sáng tác, hầu như những người cầm bút đều tìm đến với thơ ca trước tiên. Nhà văn Nghiêm Đa Văn - một trong những người bạn của Lưu Quang Vũ cũng vậy. Khi đã chuyển sang viết truyện thiếu nhi và làm nhiều nghề khác, ông Văn có lần tâm sự: “Một trong những thằng khiến tao bỏ làm thơ là thằng Vũ”. Ông nhìn thấy tài năng trời phú của Lưu Quang Vũ và cũng thấy rằng nếu ai không có tài năng đó thì nên từ giã thơ cho sớm.

18 thg 6, 2015

Miên man núi lửa

1.
Ghềnh Đá Đĩa là một kiệt tác thiên nhiên ở huyện Tuy An, Phú Yên. Nơi đây những cột đá, tảng đá hình ngũ giác, lục giác xếp đều đặn khít vào nhau tựa như có bàn tay của một vị thần. Có những mảng nhìn như tổ ong, những mảng khác như chén đĩa xếp chồng lên nhau.




Thăm ngọn đèn trăm tuổi ở Phan Thiết

Hải đăng Kê Gà cách thành phố Phan Thiết khoảng 25km về hướng Đông. Với vẻ đẹp cổ xưa, ngọn đèn trăm tuổi này luôn là điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến Phan Thiết.

Ngọn đèn trăm tuổi thu hút du khách bởi vẻ cổ xưa 

Mũi Kê Gà (xưa còn có tên là Khe Gà) nằm ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Đường đi Kê Gà khá đẹp, rộng rãi với một bên là núi, một bên là biển. Ngọn hải đăng nằm trên một hòn đảo nhỏ, từ bờ biển thoạt nhìn thì rất gần, thực tế cũng khá xa. 

Giọng ca trầm buồn như sóng biển

Giọng hát buồn, phong thái từ tốn, chậm rãi và đôi mắt lúc nào cũng u uẩn, hơn 50 năm gắn liền với sân khấu của Thanh Sang dường như là một giấc mơ đối với anh chàng ngư dân nghèo, giấc mơ đầy sóng gió và cũng lắm niềm vui, nỗi buồn…

NSƯT Thanh Sang và NSƯT Bạch Tuyết trong vở Kiều Nguyệt Nga - Ảnh: H.K 

Nhà thơ của tình yêu

Xuân Quỳnh là sự báo trước khuynh hướng của những nhà thơ nữ đổi mới: đưa thơ về cái đời thường, đòi quyền yêu quyền sống tại trần thế, ngay bây giờ, trong những hạnh phúc thường nhật.

Nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà văn Azit Nexin - Ảnh: gia đình cung cấp

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đến giờ vẫn không thể quên những bản nháp thơ Xuân Quỳnh. Đó là những quyển vở đã ghi chi chít những chữ là chữ. Nữ sĩ đã nháp bài thơ ra văn xuôi trước khi hoàn chỉnh nó, cho nó một khuôn mặt cố định trên trang giấy. Những dòng chữ chi chít ấy là minh chứng cho cảm hứng thơ bất chợt, dồi dào. “Lúc viết những dòng này, tôi như người phát cuồng. Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ ào ào kéo đến trong đầu không cần vần vèo gì vội. Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc ấy đơn giản hơn”, sau này Xuân Quỳnh tâm sự.

17 thg 6, 2015

Hội tụ sản vật đất phương Nam

Với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông”, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam lần thứ 5-2015 đã diễn ra tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh), giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những món ngon của các khu vực, miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. 

Qua 4 lần tổ chức, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam đã không chỉ là một hoạt động văn hoá ẩm thực hấp dẫn, mà còn mang đến những đặc trưng văn hóa riêng của từng vùng miền.

Với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông”, Liên hoan đã giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những món ngon của các khu vực, miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 50 đơn vị với gần 100 gian hàng đến từ các tỉnh, thành: Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bến Tre, Long An… cùng các nhà hàng, khách sạn, các đơn vị kinh doanh ăn uống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Đi xem canh hát cửa đình

Vào các buổi tối thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần, tiếng hát của những ca nương Giáo phường Ca trù Thăng Long lại vang lên trong không gian cổ kính của đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội) đón du khách quốc tế đến tìm hiểu về loại hình nghệ thuật ca trù của Việt Nam. 

Theo Nghệ nhân Phạm Thị Huệ, với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị của Di sản ca trù trong kho tàng âm nhạc của Việt Nam, Giáo phường ca trù Thăng Long đã mở canh hát tại đền Quan Đế vào ba buổi tối cuối tuần đã hơn một năm nay.

Lúc mới mở, canh hát rất ít khách đến nghe. Nhờ có sự phối hợp với một số công ty du lịch đưa thêm tour nghe ca trù đền Quan Đế vào lịch trình dành cho du khách nước ngoài tới thăm Hà Nội nên lượng khách tới nghe hiện trung bình mỗi canh hát ít nhất là 20 khách.

Du khách nước ngoài đăng ký xem biểu diễn ca trù tại Đền Quan Đế (28 hàng Buồm, Hà Nội).