21 thg 2, 2014

Qua bến đò ngang

Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, nơi không có sông, chỉ có suối. Mà không có đò qua suối. Bởi vậy nghe bài Đò chiều của Trúc Phương thì thấy hay lắm, nhưng chưa thấm được cái cảnh đò chiều ra sao.

Một chiều nào trên bến cô liêu
Xóm bên sông tiêu điều
Buồn hắt hiu mây chiều

cũng chẳng hình dung ra được Cô lái đò của Nguyễn Bính

Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông

Sau này, đi miền Tây, tận mắt tới bến đò, qua bến đò ngang mới thấy thế nào là bến cô liêu, xóm bên sông tiêu điều...

Có một Nghệ An khác

Đến Nghệ An không thể không vào Nam Đàn tham quan làng Kim Liên và Hoàng Trù (quê ngoại và nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh), viếng mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh, hoặc lên núi Dũng Quyết viếng đền thờ Quang Trung và ngắm dòng sông Lam, chứng nhân lịch sử của cả vùng địa linh nhân kiệt. Tiếp đến khách sẽ thư giãn trên bãi biển Cửa Lò. Ít du khách biết, có một Nghệ An khác, độc đáo, tự nhiên và quyến rũ.

Nghi Lộc có vườn thị cổ tích gồm năm đại thụ gần 700 tuổi. Chẳng rõ do ai trồng hay mọc tự nhiên nhưng xếp hình như sao bắc đẩu. Thị bố, dòng thị hồng, chu vi gốc 14m. Thị mẹ, dòng thị họ, chu vi gốc 11m. Các thị con, dòng thị bần, gốc to 8 - 9m. Thị bần không hạt, quả bé như quít; còn thị hồng, thị họ quả gần bằng bưởi, nặng hơn 500g. Vườn thị còn có hàng chục cháu, chắt, chít… hơn trăm tuổi.

Tương truyền, đầu thế kỷ XV, Lê Văn Hoan là tướng công phò Lê Lợi đuổi giặc Minh, dẹp Chiêm Thành; từng đi qua rừng thị, dừng chân nghỉ đêm. Hôm sau, quân sĩ và ngựa voi đều phấn chấn, đánh thắng giòn giã. Cho là vùng đất thiêng, sau chiến tranh, ông đưa cả dòng họ Lê từ Thanh Hóa vào lập nghiệp. Ông Lê Minh Thưởng, 76 tuổi nhưng rất tráng kiện, trưởng tộc Lê có thể kể cả ngày chuyện kỳ thú về những cây thị thần bí ẩn và thân thiết. Tháng Tư, thị ra búp, tháng Năm nở hoa và kết trái vào tháng Sáu - Bảy. Vào mùa, thị rụng vàng rực sân, lủng lẳng trên cành như trăng sà xuống đùa nghịch, thơm điếc mũi. Tha hồ hái lượm, có thể ăn hoặc mang về làm quà tùy thích. 

Đại thụ gần 700 tuổi 

Gáo Giồng giữa đồng nước nổi

Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Ở giữa Đồng Tháp Mười mênh mang nước lũ, có khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm cận giữa vùng “rốn” của Đồng Tháp Mười, trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh chừng khoảng 17km. Hai bên đường đến Gáo Giồng là đồng ruộng, xen kẽ những cụm vườn nhỏ với nhà cửa thưa thớt nằm dọc theo những dòng kênh nước đục ngầu phù sa.

Đến Gáo Giồng, du khách mua vé vào cửa 10.000 đồng/người. Khách sẽ được mời uống trà tim sen, ăn hột sen rang, xem video giới thiệu tổng quan và chi tiết về khu du lịch. Trước khi vào thăm vườn chim, hướng dẫn viên sẽ mời khách lên đài quan sát cao 18 mét và cho bạn mượn ống nhòm. Từ đây, du khách có thể quan sát gần như toàn bộ vườn chim với những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh thẳm.

Về Nhơn Lý xem lễ cầu ngư

Vào ngày mùng 9 -10 tháng Giêng hàng năm (tức ngày 8 -9/2), ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) lại tổ chức lễ hội “Khai sơn cầu ngư”, mong một năm mưa thuận gió hòa.

Lễ hội cầu ngư xã Nhơn Lý tổ chức tại Lăng Ông Nam Hải, Vạn Đầm Xương Lý, thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn. Lê cầu ngư ở Nhơn Lý diễn ra long trọng gồm hai phần lễ và hội. Phần lễ gồm Lễ Cung Nghinh Thủy Lục, Lễ Tĩnh Sinh, Lễ Tế Thần. Phần Lễ Cung Nghinh Thủy Lục diễn ra từ chiều ngày mùng 9, phần lễ cầu ngư chính diễn ra trong ngày mùng 10.

Phần hội đặc sắc không thể thiếu trong lễ cầu ngư là phần vui hội, hát tuồng đầu xuân diễn ra từ đêm mùng 10 đến 13. Đây là dịp bà con xã biển Nhơn Lý vui xuân. Lễ hội cầu ngư Nhơn Lý là nét văn hóa đặc sắc lâu đời của người dân Nhơn Lý nói riêng và dân biển Bình Định nói chung. 

Các bậc cao niên trong xã làm Lễ Cung Nghinh Thủy Lục trên Vạn Đầm Xương Lý, thôn Lý Chánh 

Khai hội đền Huyền Trân

Những ngày đầu xuân, hàng nghìn lượt khách nô nức đến Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP, Huế) tham dự Đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an và chiêm bái.

Từ sáng sớm ngày 8 và 9 tháng Giêng, trên những nẻo đường dẫn về Đền Huyền Trân, rất đông người trong trang phục chỉnh tề cùng nhau đi trẩy hội. Từ vài năm nay, Trung tâm văn hóa Huyền Trân trở thành một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách. 

Du xuân ở đền Huyền Trân 

Bất kể quy mô lễ hội được tổ chức lớn hay nhỏ, cứ đến ngày 8 đến 9 tháng Giêng, đông đảo quan khách, tăng ni, phật tử, nhân dân cùng du khách thập phương đến đây dâng hương và chiêm bái để tưởng nhớ, tri ân Công chúa Huyền Trân - người có công mở cõi vùng đất Thuận Hóa cách đây hơn 700 năm.

Hội Cổ Nhơn - thú chơi tao nhã ngày xuân

Vùng đất võ Bình Định luôn rộn ràng mỗi dịp xuân về, bởi nơi đây còn lưu giữ rất nhiều lễ hội truyền thống mừng xuân, như hội chợ Gò (Tuy Phước), hội đua thuyền, bài chòi, hội Đống Đa (Tây Sơn)… Trong đó, trò chơi dân gian, độc đáo Cổ Nhơn là thú vui tao nhã của người dân Bình Định dịp đầu xuân năm mới.

Gốc tích thú chơi Cổ Nhơn

Chưa có tài liệu sử sách nào ghi lại nguồn gốc xuất xứ của trò chơi Cổ Nhơn, những người chơi hội Cổ Nhơn đều nói trò chơi này đã có từ lâu, truyền qua nhiều đời. Theo nhà nghiên cứu Đặng Quý Dịch, trò chơi Cổ Nhơn xuất phát từ thời nhà Nguyễn, du nhập vào Bình Định. Qua thời gian, Cổ Nhơn ở Bình Định có nhiều thay đổi, phát triển và thành món ăn tinh thần của người dân nhiều vùng ở địa phương này. Trò chơi có một ban tổ chức, gọi là Hội xổ Cổ Nhơn. Hội này chịu trách nhiệm ra đề, thu tịch và sẽ chung tiền cho những người giải đáp chính xác. Tỷ lệ chiến thắng 1 đồng nhận 25 đồng. 

Ghi Cổ Nhơn 

20 thg 2, 2014

Nơi tu tiên ở Cần Thơ

Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926, nhưng trước đó vào năm 1920 trong một lần cầu cơ ông Ngô văn Chiêu đã gặp Cao Đài tiên ông. Từ thời điểm đó, ông Ngô văn Chiêu và nhóm bạn đã hình thành nhóm tu, dù chưa hình thành tư tưởng tôn giáo chính thức.

Thật bất ngờ, 13 năm trước khi ông Ngô văn Chiêu cầu cơ gặp Đức Cao Đài Tiên Ông, năm 1907 bên rạch Cái Khế, Cần Thơ đã có một đàn cơ cầu Tiên Phật. Phật dạy nghi thức thờ cúng, cho pháp danh các đạo hữu và từ đó lập nên chùa Quang Xuân. 4 năm sau, ngày 25 tháng 10 năm Tân Hợi 1911, đàn cơ đầu tiên lập nên phái Tiên Đàn được tổ chức tại chùa Quang Xuân, thần cơ giáng đàn đã ban kinh Phật làm nền tảng tu tiên cho phái.

Như vậy, phái Đàn Tiên Cái Khế đã tổ chức đàn cơ cầu tiên (gọi là đàn tiên) trước cả đạo Cao Đài. Thế nhưng thay vì phát triển thành một tôn giáo riêng như Cao Đài thì Đàn Tiên Cái Khế vẫn là một ngôi chùa theo Phật giáo, cho đến tận ngày nay.

Củ nghệ, củ gừng

Có một món ăn ngày Tết - là món mít non nấu nghệ - mà hình như ở quê tôi mới có, vì thế nó theo tôi suốt đời, đến mức giờ đây tôi còn nhớ cách chế biến của mẹ.


Phi mỡ heo với hành thật thơm rồi cho nước củ nghệ tươi đậm đặc cùng mít non thái vuông khoảng 4cm mỗi cạnh, đã chiên sẵn, thêm nấm đông cô, đậu hũ, gia vị rồi đổ ngập nước dừa (có thể thay nước dừa tươi bằng nước rau củ quả), đun nhỏ lửa cho thấm đều, nêm lá lốt, ăn với cơm, hoặc ăn vã. Sự độc đáo của món ăn này là do hương vị rất lạ của nghệ thấm đẫm trong miếng mít non, dậy một màu vàng sánh, rất bắt mắt.

Đến Phú Quốc mà ăn hải sản

Huyện đảo Phú Quốc của Việt Nam với những bãi Sao, bãi Dài từng được xếp vào danh sách những bãi biển đẹp nhất hành tinh (theo bình chọn của trang mạng du lịch Concierge.com) từ lâu đã là điểm đến của du khách năm châu; tuy nhiên sức hút của du lịch Phú Quốc còn ở các món ăn ngon, nhất là hải sản hết sức phong phú.

Đã trở thành một địa chỉ du lịch rất được ưa chuộng nên Phú Quốc đáp ứng được mọi nhu cầu vềẩm thực của du khách trong và ngoài nước. Các món ăn thông dụng như phở, bún bò, bánh xèo… có trong thực đơn nhiều nhà hàng, quán ăn.

Cũng không thiếu những món ăn Âu Mỹ quen thuộc như pizza, spaghetti… hoặc các thứ fastfood. Có điều đã ra đến đảo, tốt nhất là bạn hãy thưởng thức các đặc sản của người dân bản xứ.

Bánh canh Phú Quốc và các sản vật “danh trấn giang hồ”

Buổi sớm mai, sau giấc ngủ ngon lấy lại sức khỏe vì suốt ngày hôm trước đã ngụp lặn dưới làn nước xanh ngắt màu ngọc bích của những bãi biển nhiệt đới tuyệt diệu, món điểm tâm thích hợp nhất ở Phú Quốc là một tô bánh canh nóng hổi.

Tô bánh canh Phú Quốc

Mùa xuân đi hội chùa Keo

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo. Ngày mồng 4 Tết âm lịch hàng năm, chùa Keo khai hội mùa xuân để đón khách thập phương về tham quan và dâng hương nhân dịp năm mới.

Chùa Keo là di tích lịch sử văn hóa với 2 cụm kiến trúc: chùa là nơi thờ Phật và Đền thờ đức thánh Dương Không Lộ (Không Lộ Thiền sư) - vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Từ bên ngoài, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm rồng mẹ và rồng con chầu nguyệt. Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khuôn viên chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 18 công trình, gồm 133 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Đó là các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Tam quan, chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá… Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. 

Chùa Keo từ bên ngoài đi vào khu Tam Quan