6 thg 9, 2013

Nem nướng Chợ Lầu

Thời gian cứ xa dần, những người bạn thân của tôi phải xa xứ bươn chãi làm ăn; có đứa đang học, có đứa đang đi làm, vì những điều kiện khác nhau, ít có dịp để ngồi lại chén thù, chén tạc trao đổi, chuyện trò hàn huyên tâm sự. Do điều kiện kinh tế phát triển, nên trên mỗi bàn tiệc hôm nay không thiếu gì những món cao lương mỹ vị mà nơi nào cũng có như giò heo hầm măng, gà tiềm thuốc Bắc, heo quay… Nhưng có ai đó đang ngồi nâng ly chợt xuýt xoa: “Có mùi nem nướng đâu đây”, vậy là nhiều người hưởng ứng: “Mua thêm vài xâu nem nướng với mấy cuốn chả nữa cho lạ miệng”; bàn tiệc trở nên rôm rả hơn, ấm cúng hơn.

Xưa lữ khách dừng chân ngay ngã ba Chợ Lầu - Sông Mao thoáng nghe mùi nem nướng của gánh hàng chả bên đường thơm lừng cũng chậm bước ghé vào thử xem món gì mà quyến lòng thực khách đến vậy.


Ginrong laya - Bánh củ gừng Chăm

Ginrong, tiếng Chăm có nghĩa là “càng”; laya: gừng. Bánh Ginrong laya nghĩa nôm na là bánh gừng có dáng nửa như “càng” cua, nửa như củ “gừng”. Đây thuộc loại bánh mang đậm truyền thống Chăm. Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả cộng đồng người Chăm ở Campuchia, đến mùa lễ hội thế nào bà con Chăm cũng làm bánh Ginrong laya.


Bánh Ginrong laya còn gắn với các truyền thuyết “hòn vọng phu” mang đặc trưng Chăm. Người chồng lên thuyền đi chinh chiến xa mãi không trở về; người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Mỗi chiều, người chinh phụ làm bánh Ginrong laya đi xuống bãi biển ném xuống nhờ loài cá gửi đi cho chồng với lời nhắn nhủ mong chóng trở về sum họp. Lâu ngày chày tháng, bánh Ginrong laya hóa thành san hô trùng trùng dưới đáy biển Cà Ná với nhiều hình thù đẹp, lạ và bắt mắt.

Mắm chua cá cơm – món ngon quê nhà

Nói đến Phan Thiết là người ta sẽ nghĩ ngay đến nước mắm. Nhưng ngoài nước mắm còn có một món đặc sản đặc sắc và rất ngon đó là món “mắm chua cá cơm”. Hàng năm ở quê tôi vào khoảng từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch là mùa cá cơm xuất hiện. Có nhiều loại cá cơm như: cá cơm sọc tiêu, cơm bạc, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và cơm sọc tiêu, vừa dày, vừa chắc vừa ngon và ngọt thịt, khi muối nước mắm cho nhiều nước và nước mắm thơm hơn các loại cá cơm khác .

Vào mùa này còn được gọi là mùa muối mắm, ngoại trừ những cơ sở gần biển chuyên muối nước mắm để bán quanh năm, đa số những người dân quê làm nông nghiệp ở khá xa biển cũng có thói quen mỗi năm đến mùa cá cũng muối mỗi nhà từ 1 đến 2 tạ cá để dành ăn cả năm, nhất là vào tháng tám, theo con nước, cá con nào cũng đều béo mập nên nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất. Phan Thiết ngoài đặc sản nước mắm nhỉ, cá cơm còn được chế biến thành nhiều món ngon như cá cơm kho tiêu, cá cơm kho sả ớt, cá cơm tẩm bột chiên giòn, khô cá cơm…, nhưng giá trị độc đáo và ngon hơn cả vẫn là món mắm cá cơm muối chua. Năm nào vào mùa cá ngoài muối nước mắm mẹ tôi còn tranh thủ làm thêm món cá cơm muối chua cho cả nhà thưởng thức, hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè và người thân ở xa, lại có thể cất dành ăn được thời gian khá lâu. Mắm cá cơm cũng là món đặc sản dân dã của những người dân lao động, một món ăn “đưa cơm” vô cùng tuyệt diệu trong mùa mưa bão, mùa đông gió lạnh, hoặc thay đổi khẩu vị trong những ngày tết cổ truyền với bánh thịt mỡ dưa hành quá  ngán ngẩm. 


Hũ mắm cá cơm 

Trà đặc sản Shan Tuyết trên đỉnh Suối Giàng

Hình ảnh quen thuộc ở Thái Nguyên, Mộc Châu là đồi chè trải rộng một màu xanh biếc, cao lưng chừng bụng. Còn khi lên Suối Giàng, Yên Bái, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh rừng chè cổ thụ cao lớn, thân rộng cả vòng tay, phủ lớp địa y trắng mốc.

Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ trà đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. 

Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400 m có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Ảnh: yenbai.gov.vn 

Làng Gà 'canh' cửa ngõ vào Đà Lạt

Với bức tượng gà 9 cựa nặng kỷ lục, những ngôi nhà vắt vẻo trên cây cùng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làng K’Long đang dần trở thành một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá cao nguyên Lâm Đồng.

Làng K’Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km. Từ lâu nơi đây nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa cao 3,2 m, nặng kỷ lục 8 tấn ở giữa làng. Bởi vậy, làng còn được gọi với cái tên trìu mến là làng Gà Dorahoa.

Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy. Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới. 

Tượng Gà trống 9 cựa nặng 8 tấn là biểu tượng của làng K’Long. Ảnh: baolamdong 

5 thg 9, 2013

Hủ tiếu chiên giòn - "hàng độc" đất Tây Đô

Mới 7g30 mà dưới sông tàu ghe chở khách du lịch đã cập bến hàng năm bảy chiếc, trên bờ khách đông nghẹt, đa số là khách nước ngoài. Chị Hồng Thắm cùng gia đình đến từ TP.HCM nói: "Nghe nói ở đây có món hủ tiếu chiên giòn tuyệt lắm nên tụi tôi ghé ăn thử".

Miếng hủ tiếu chiên giòn - Ảnh: Hoài Vũ

Mấy năm gần đây, nhiều nhà vườn ở miền Tây đã kết hợp loại hình kinh tế vườn với du lịch sinh thái và du lịch ẩm thực giúp nhà vườn ngày càng thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước. Vườn du lịch Sáu Hoài ở khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cũng vậy.