15 thg 7, 2013

Món măng nhường của người Tày

Mùa mưa tháng 7 cũng là lúc những cánh rừng ở Kbang hào phóng ban tặng cho con người nhiều sản vật, trong đó có măng lồ ô. Và lúc này, trong góc bếp của người Tày, Nùng ở đây cũng thường xuyên xuất hiện món ăn truyền thống dân tộc: món măng nhường. 

“Măng của cây nứa tép hoặc măng vầu làm món măng nhường là nhất hạng. Ở đây rất hiếm khi có loại măng này nên chúng tôi thường làm bằng măng lồ ô. Mưa xuống, măng lồ ô bạt ngàn khắp các cánh rừng …”- người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Nga (xã Lơ Ku) nói về nguyên liệu để chế biến món ăn truyền thống. Chị cũng cho biết thêm, măng le vùng này cũng nhiều vô kể nhưng loài măng này đặc ruột nên không dùng để chế biến được.




Pặc Sủi, hùng thác giữa đại ngàn

Nằm giữa núi rừng Tiên Yên, Pặc Sủi nổi tiếng là một ngọn thác hùng vĩ, mang vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng, vừa ẩn chứa bao huyền tích đẹp. Đây là một điểm đến hấp dẫn, ấn tượng, khó bỏ qua đối với những du khách ưa khám phá, thích chụp ảnh… 

Với 16 tầng, thác nước bắt nguồn từ đỉnh núi cao giữa rừng già, đổ xuống qua nhiều bậc, tung bọt trắng xoá. Vì thế người dân địa phương gọi là Pặc Sủi, nghĩa là thác nước trắng. Sự tích kể rằng, xa xưa, cứ vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, có bảy nàng tiên nữ giáng trần, xuống tầng thác thứ 12 của Pặc Sủi đùa vui trên phiến đá rộng phẳng lì, bên cạnh một hồ nước trong vắt, mát lạnh. Từ đó ngày này được coi là ngày sinh ra nguồn nước… 


Thác Pặc Sủi. 

Thác Mơ, nên một lần đến

Hai năm trở lại đây, thác Mơ được biết đến như một điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong những ngày hè nóng bức. 

Để đến thác Mơ (thị trấn Lăng Cô - Phú Lộc - TT Huế) có thể đi theo 2 hướng: từ TP. Huế đi về chừng 65km, hoặc từ Đà Nẵng ra khoảng 40 km, đến điểm đầu và điểm cuối đường Trịnh Tố Tâm, rẽ vào địa phận thôn An Cư Tây, thẳng vào đường Hói Mít chừng 7km sẽ bắt gặp thác Mơ hùng vĩ được bao phủ giữa núi rừng. 

Thác Mơ, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong những ngày hè 


Lăng Vạn Cù Lao- Di tích lịch sử văn hoá

Nằm giữa lòng xóm chài, trong một khu đất hẹp, với diện tích 342 m2 , Lăng Vạn Cù Lao, Bình Chánh (Bình Sơn) ẩn mình dưới những tán lá đỏ sẫm, sum suê của cây bàng cổ. Cũng giống như những lăng Vạn khác ở ven biển miền Trung nói chung và xứ Quảng nói riêng, Lăng Vạn Cù Lao trông cổ kính với mái cong hình rồng, những hàng ngói âm dương bạc màu và bức tường vôi loang lổ. Người dân địa phương từ trẻ đến già, ai cũng biết Lăng được xây là để thờ thần Nam Hải, và được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá, nhưng không mấy ai biết Lăng được xây dựng từ bao giờ?

Theo lời các bậc cao tuổi trong làng, thì Lăng được xây dựng vào thời nhà Lê, gắn liền với quá trình mở đất, lập làng định cư xây dựng cuộc sống của làng chài.

Lễ cầu ngư tại làng chài Mỹ Tân (Bình Chánh). 

Miếng ngon trên đảo Lý Sơn

Những năm gần đây, du khách đến với Lý Sơn (Quảng Ngãi) ngày càng nhiều. Phong cảnh hoang sơ đặc sắc và cuộc sống với nhiều nét thú vị trên đảo làm nên sức thu hút khó cưỡng với khách phương xa. Còn với những người đam mê ẩm thực, Lý Sơn là nơi để thưởng thức vô số loại hải sản tươi ngon, kết hợp với các loại gia vị đậm đà cùng cách chế biến dân giã mà tinh tế.

Một góc đảo Lý Sơn nhìn từ Biển Đông

Vào những nhà hàng khang trang trên đảo, du khách được thưởng thức các món “cao cấp” như chả cá, hải sâm, cá chình biển xào chua ngọt, cua huỳnh đế…, trong khi một thế giới các món bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn sẽ níu chân khách phương xa khi bước ra chợ.


Bình yên làng gốm Thanh Hà

Cách trung tâm khu phố cổ Hội An hơn 2km về hướng tây, làng gốm Thanh Hà nép mình bên bờ con sông Thu Bồn hiền hòa. Đi giữa làng gốm này, nhiều du khách vẫn cứ ngỡ mình đang sống trong khung cảnh cách nay hàng thế kỷ.

Làng gốm Thanh Hà là điểm đến của nhiều du khách khi khám phá phố cổ Hội An

13 thg 7, 2013

Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng

Chiếm gần 30% dân số của tỉnh Sóc Trăng, đồng bào Khmer có phong tục, tập quán và nền văn hóa nghệ thuật dân tộc độc đáo. Về mặt ẩm thực, những món ăn đặc trưng của người Khmer ở Sóc Trăng cũng rất phong phú, đặc biệt là các món bánh cổ truyền.

Bánh num còn khuyên của người Khmer được Việt hóa thành bánh rế. Bánh được làm bằng đậu xanh, đậu nành và nếp – mỗi thứ trọng lượng bằng nhau – vo sạch, để ráo rồi rang riêng từng loại.

Khi rang để lửa nhỏ, khi các loại hạt vừa vàng thì đổ ra, sau đó trộn đều, xay thành bột rồi cho vào nước đường thốt nốt đã thắng kẹo lại, quậy đều, xong nắn thành hình tròn giống như cái rế. Lấy bột gạo trộn thêm một ít bột nghệ xay để tạo màu vàng, đổ nước vào quậy sền sệt, đem từng cái rế nhúng vào rồi chiên giòn với dầu hoặc mỡ.

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng

Chùa Ông Bổn - còn gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán - là một ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bàn thờ chính trong gian giữa chính điện. 


Phú Quốc mùa mưa chơi suối Đá Bàn

Mùa mưa đến, trong không khí nóng bức của mùa hè, còn gì tuyệt hơn được đắm mình trong dòng suối mát lạnh, lắng nghe âm thanh của rừng. Hãy cùng tôi làm một chuyến đi ra đảo Phú Quốc, tìm đến dòng suối Đá Bàn, nơi có những tảng đá lớn và bằng phẳng tựa như mặt bàn mà truyền thuyết xưa cho rằng đó chính là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới.

Suối Đá Bàn bắt nguồn từ núi Hàm Ninh, là ngọn núi dài nhất và cao nhất trong 99 ngọn núi ở Phú Quốc. Từ xa đã nghe tiếng nước rì rào, càng đến gần tiếng nước chảy càng mạnh. Suối Đá Bàn chảy từ trên cao xuống, uốn quanh nhiều nơi, lại bị chắn bởi nhiều tảng đá to, nhiều tầng lớp, nên nhiều chỗ tạo thành những thác nhỏ.

Về Bạc Liêu ăn bún bò cay

Bạc Liêu là xứ sở của biển và những cánh đồng lúa bạt ngàn với nhiều sản vật độc đáo. Ẩm thực Bạc Liêu cũng có nhiều món ngon, lạ, chẳng hạn như món bún bò cay nếu ai đã dùng qua một lần sẽ khó quên bởi hương vị đậm đà và rất đặc trưng của nó.

Bún bò cay Bạc Liêu. Ảnh: Mai Lý 

Nguyên liệu dùng của bún bò cay gồm thịt bắp bò, gân, nạm bò miếng dầy, bún ngon, dầu điều, hạt cà-ri, nước dừa tươi, cam vắt, bột quế, bột nghệ, sả, tỏi, gừng… Thịt bắp bò, gân bò được xắt thành cục vuông chừng hai lóng tay, ướp với nước cam vắt, bột nghệ, bột quế, dầu điều, gừng, tỏi, hạt cà ri đã băm nhuyễn với ít muối, bột nêm để chừng một giờ cho thấm.