30 thg 3, 2013

Phượng tím đi qua…

Phượng tím Đà Lạt hàng năm nở hoa rộ vào cuối đông năm cũ và kéo dài đến hết mùa xuân năm mới. Là mùa sắc tím biêng biếc nhuộm đầy những con phố chính rồi lặng lẽ dừng chân ở những khu vườn ngoại ô điểm thêm những nét họa lung linh giữa trời đất Đà Lạt muôn triệu màu hoa. 

Phượng tím điểm hoa 

Cứ lên hết đèo Prenn, xuôi nhẹ êm hai đường dốc phố ngập đầy hoa hồng, khách du lại khó lòng giấu được cảm xúc ngẩn ngơ trước những chùm phượng tím điểm hoa trước đường vào Nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt. Những cành hoa hiếm hoi cuối mùa đong đưa, vừa quen thuộc vừa như xa lạ, vừa kỳ thú như lại vừa gần gũi…


Hoa bất tử nơi chân đèo Prenn

Một trong những “đặc sản” được du khách yêu thích khi đến với Đà Lạt chính là hoa bất tử, loài hoa nhiều màu sắc và giữ được vẻ đẹp nhiều tháng sau khi lìa cành. Bất tử được bán như một loại hoa tươi, được dùng để chế tác ra những bình hoa, lẵng hoa... Nhiều du khách và thậm chí cả người Đà Lạt đều tưởng rằng, đó là một loài hoa rừng được thu hái trong tự nhiên. Rất ít người biết rằng, lượng hoa bất tử cung cấp cho thị trường thuộc về cư dân một xóm của Đà Lạt. Đó là cư dân xóm Thác Prenn, nay thuộc về tổ 19 phường 3, nơi có những vườn bất tử tươi tắn sắc màu trong tiếng nước êm dịu của ngọn thác nơi đầu thành phố.


Xóm Thác Prenn vốn có cư dân sinh sống với nghề trồng la ghim như sú, lơ, cải thảo; cây ăn trái như hồng, cà phê. Và từ khi Đà Lạt thu hút đông đảo du khách nội địa, người dân xóm có thêm nghề trồng hoa bất tử. Chị Đầu Thị Xuân, cán bộ phụ nữ đồng thời là một người gắn bó với bông bất tử kể: “Bông bất tử được trồng ở đây đã khá lâu rồi, phải vài chục năm. Cũng không rõ ban đầu ai là người trồng nhưng bản thân gia đình tôi cũng là một trong những hộ trồng bất tử từ rất sớm. Hiện cả xóm có xấp xỉ 20 hộ trồng bất tử, có hộ trồng tới 2 sào, nhất là những hộ khu vực gần núi. Theo tôi được biết, gần như chỉ có bà con ở xóm Thác này trồng bất tử cung cấp cho thị trường Đà Lạt”. Những hộ trồng bất tử với diện tích lớn có thể kể tới gia đình chị Xuân, bà Phượng Thoại, anh Bốn Tân... và nhiều hộ gia đình khác.

Kỳ thú động Ba Hang

Rời cầu cảng du lịch Bãi Cháy gần một tiếng đi thuyền là đến động Ba Hang. Tên Động Ba Hang gắn liền bởi ba điểm đi qua hang, động, ta mới vào được hồ nước trên vịnh được núi bao quanh. Tại đây bạn không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trùng điệp của núi non. Chính vì vậy nơi đây đã quấn hút du khách hành trình khám phá Hạ Long.

 Hồ trong động Ba Hang được núi đá bao quanh. 

Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tân Hóa

Từ trước đến nay, nhắc đến hang động mọi người thường nghĩ ngay đến khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng của huyện Bố Trạch mà ít ai biết rằng khu vực thung lũng Tú Làn ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa cũng có một vòng cung hang động kỳ vĩ đến ngỡ ngàng 

Theo lời mời của anh Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Oxalis (Chua Me Đất), chúng tôi lên Tân Hóa. Con đường cấp phối lổm nhổm đá từ thôn Cổ Liêm chạy giữa cánh đồng ngô, lúa xanh non, xa về hai bên từng khối núi đá vôi xếp lớp trùng điệp.

Thung lũng Tú Làn đẹp như bức tranh thủy mặc, được tô điểm thêm bởi con suối Rào Nậy mềm mại uốn lượn quanh co, những ngọn đồi nằm lẻ loi rải rác tạo nên một khung cảnh núi rừng hoang dại nhưng kiêu kỳ và đầy bí ẩn. Chiếc xe cải tiến dùng tăng bo chở chúng tôi dừng lại tại một bãi đất trống bằng phẳng bên cạnh suối, mọi người sửa soạn hành trang, ba lô chỉ có nước uống, một ít đồ ăn nhẹ, túi võng ngủ và chiếc máy chụp hình, các thứ còn lại được mấy anh chị người địa phương đảm trách, thế là lên đường.

29 thg 3, 2013

Thăm đất Cần Giuộc

Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.

Ngược dòng lịch sử, Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa, là nơi hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi thuộc xã Đông Thạnh cho thấy, vùng đất Cần Giuộc 2.000 - 3.000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu... Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, địa bàn Cần Giuộc chính thức thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Gia Định thành 6 tỉnh - “Lục tỉnh Nam Kỳ”, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì địa bàn Cần Giuộc nằm trong huyện Phước Lộc, thuộc phủ Tân An, tỉnh Phiên An (tỉnh Phiên An sau này lại được đổi tên thành Gia Định). 



Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là địa điểm tưởng nhớ một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ.

Sắc màu Phố Cáo

Tôi đã qua Phố Cáo vào những ngày mây mù, mù dày đặc đến nỗi có thể cảm nhận dùng tay cắt xén mù thành những miếng bánh như người Mông dễ dàng cắt mèn mén ở chợ Phố Cáo. Cũng có lần tôi qua Phố Cáo vào một ngày nắng đẹp, anh bạn Tiến đưa tôi đi chợ Phố Cáo như lạc vào mê cung của sắc màu thổ cẩm. Nhưng lần này, Phố Cáo của tôi lại khoác lên mình bộ cánh rực rỡ bởi sắc màu của hoa đào, hoa mận. 


«...

         Phố Cáo là một  của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xã Phố Cáo có khoảng 5000 nhân khẩu, hầu hết là người Mông. Chợ phiên Phố Cáo họp 6 ngày/phiên. Nhà cửa ở đây làm bằng tường trình, xếp hàng rào đá xung quanh và người Mông ở đây còn giữ nguyên trang phục, các nét sinh hoạt truyền thống. Phố Cáo là một địa chỉ du lịch không thể bỏ qua khi du ngoạn công viên địa chất Đồng Văn .
Nghĩ cũng lạ, cả cao nguyên đá bao la ngun ngút màu xám ngắt của đá tai mèo, vậy mà đất trời lại ban cho vùng này một loại cây mềm mại, có sức sống dẻo dai và đặc biệt xuân về có hoa như thắp lửa giữa mênh mông đá. Tôi quen anh bạn Tiến của tôi cũng gắn liền với loài hoa này. Có lần đi ngang qua Phố Cáo, thấy Tiến định chặt cây đào già nhiều nụ trước cửa nhà mình bán cho một khách chơi thì tôi ngăn lại. Trong tâm thức, tôi có ý định sẽ chụp bức ảnh cây đào này vào buổi sáng mai khi nắng ló rạng sau dãy núi đá xa hoặc khi khói chiều lên trên mái ngói âm dương nhuốm màu thời gian nhà Tiến. Tôi hỏi Tiến: “Cây đào này trồng bao lâu rồi?”. Tiến nói bâng quơ: “Tao không biết, cây này ông tao lên Lũng Cú lấy về trồng, nó đã có hoa từ khi tao còn bé, không biết được đâu”. Tôi lại hỏi: “Đẹp thế sao chặt đi, phí sức ông mày trồng”. Tiến lặng im một lúc rồi nói trống không: “Ờ, không chặt để bán nữa”. Lần này, cây đào trước cửa nhà Tiến đẹp rực rỡ. Thân cây ám một màu đen mốc xịt như xù mình để chống chọi lại cái lạnh mùa đông. Từ những điểm mốc meo đó lại mọc ra những bông hoa hồng thắm rực rỡ. Cũng chỉ có cái sắc hồng phai điểm tô cho cả một vùng đá xám xịt là tín hiệu của mùa xuân, của riêng Phố Cáo mà đã đến thì sẽ say mê, mộng du như lạc vào một chốn thần tiên nào đó.

Phố Cáo khoác lên mình sắc màu của hoa mận trắng muốt, hoa cải vàng rực.