3 thg 2, 2013

Viếng mộ Trịnh Công Sơn

Mộ Trịnh Công Sơn nằm ở nghĩa trang chùa Quảng Bình, cạnh bên nghĩa trang Gò Dưa (chứ không phải trong khuôn viên nghĩa trang Gò Dưa). Nơi này gần khu công nghiệp Sóng Thần, gần như khoảng giữa đường từ Biên Hòa đi Sài Gòn, cách mỗi nơi khoảng 15 km.


Bước qua cổng chùa này vài bước, nhìn bên trái là mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Không phải trang trọng uy nghi như lăng tẩm vua chúa hay lăng mộ bậc anh hùng nào, ngôi mộ của Trịnh Công Sơn lãng mạn và đơn sơ - đúng với tính chất của ông, một nghệ sĩ.

Chợ nổi trên phá Tam Giang

Từ tờ mờ sáng, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang (Thừa Thiên- Huế) đã nhộn nhịp thuyền bè tập trung mua bán tôm, cá. Bây giờ nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn...

Nhộn nhịp chợ nổi 

4 giờ sáng, khi các làng quê trên bờ phá Tam Giang vẫn còn yên giấc, tôi thức dậy lên thuyền theo người dân ra chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh. Trên một vùng đầm phá còn tờ mờ, hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân và thương lái đã tụ tập, chợ nổi nhộn nhịp cảnh bán buôn.

Chợ họp trên vũng đầm làng Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách TP.Huế chừng 30 km về phía bắc. 




Cảnh các thương lái bơi thuyền mua tôm cá trên chợ nổi - Ảnh: Tuyết Khoa 


Măng Đen - điểm đến của Kon Tum

Với không gian tự nhiên, nguyên thủy của hệ sinh thái, sự hoang sơ và thuần khiết như bông hoa rừng vừa hé nở là yếu tố tạo cho Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen có sức hấp dẫn mà ít nơi nào có được, đã làm biết bao người rung động khi lần đầu đặt chân đến Măng Đen.

Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Khu Du lịch Sinh Thái Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là một trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam được Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia. Khi nói đến vùng văn hóa - du lịch Tây Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến không gian văn hóa cồng chiêng, kho tàng sử thi, đến kiến trúc nhà rông, đến cà phê Buôn Mê Thuật và các ca khúc sôi động, giàu sức sống... Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ và âm thanh đó tạo nên một Tây nguyên bản năng, mạnh mẽ, đầy sức lối cuốn và cám dỗ.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tỉnh Kon Tum có vị trí, vai trò hết sức quan trọng của vùng Tây Nguyên trong phát triển Du lịch của cả nước và hợp tác phát triển du lịch của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trong đó: Đẩy mạng việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Măng Đen, là dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2012-2020 vùng Tây Nguyên.


Vị thống soái đất Phú Yên

Ngày 28, 29 tháng giêng hằng năm, hàng ngàn người đến viếng mộ và tham dự lễ hội đền thờ Lê Thành Phương ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, H.Tuy An, Phú Yên.


Nuôi chí chống ngoại xâm 

Theo Địa chí Phú Yên, Lê Thành Phương có tổ tiên ở Thanh Hóa. Cha ông là Lê Thanh Cao cùng hai người em rời quê hương vào định cư ở Phú Yên. Cả 3 anh em đều học giỏi và đỗ đạt. Lê Thành Cao đậu cử nhân nho học được triều đình cử làm chức Đốc học ở kinh đô Phú Xuân (Huế). Người em kế là Lê Thành Ba được triều đình bổ làm quan án sát dinh Phú Yên. Người em út không rõ tên cũng đỗ cử nhân nhưng từ chối chốn quan trường, ở lại Phú Yên thay mặt hai anh trông coi dòng họ.

Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp). Ông là con thứ 6 trong số 8 người con của ông Lê Thanh Cao và bà Nguyễn Thị Minh. Lúc nhỏ, Lê Thành Phương được cha đưa ra học ở Phú Xuân. Năm 32 tuổi, ông đỗ Tú tài và được nhân dân địa phương gọi là Tú Phương. Dù được bổ nhiệm làm quan trong bộ máy hành chính ở Phú Yên nhưng Lê Thành Phương từ chối về nhà dạy học, đi thăm thú nhiều nơi và tìm cách kết giao nhiều sĩ phu yêu nước trong và ngoài tỉnh. 


Lễ hội đền thờ Lê Thành Phương ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp - Ảnh: Đào Tấn Trực 


Chiếc đòn khiêng võng của bậc quốc sĩ

Bảo tàng tổng hợp Bình Định đang lưu giữ chiếc đòn khiêng võng của Lê Đại Cang (1771 - 1847), vị đại thần triều Nguyễn dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị.

Hai lần làm lính khiêng võng

Theo sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Lê Đại Cang sinh tại làng Phú Nhơn, huyện Tuy Viễn (nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, H.Tuy Phước, Bình Định). Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, như: Quyền tổng trấn Bắc Thành, Thượng thư bộ Binh kiêm Hữu đô Ngự sử Đô sát viện, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên kiêm Hà Nội - Ninh Bình Tổng đốc sự vụ, Tổng đốc liên tỉnh An Giang - Hà Tiên kiêm Bảo hộ Cao Miên quốc ấn... Ông cáo quan về quê năm 72 tuổi.


Từ đường tộc Lê ở làng Luật Chánh, nơi thờ tự Lê Đại Cang - Ảnh: Hoàng Trọng


Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm

Trong thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định) còn lại nền móng Song Trung miếu thờ hai vị trung thần triều Nguyễn là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

Hai ngôi mộ cổ

Đặt chân đến thành Hoàng Đế, nhìn cảnh hoang phế, không ít người xúc cảm khi biết nơi đây từng là kinh đô của vương triều Tây Sơn (1776-1799). Võ Tánh là vị anh hùng duy nhất không phải người Bình Định, không phải người của nhà Tây Sơn nhưng lại được nhân dân địa phương đưa vào ca dao: “Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên/Cảm thương quan Hậu thủ thiềng (thành) ba năm”. Hằng năm, vào ngày giỗ Võ Tánh (27.5 âm lịch), người dân thường mang lễ vật, tiền bạc đến làm lễ cúng.


Mộ Võ Tánh - Ảnh: Hoàng Trọng