30 thg 1, 2013

Thành hoàng Cao Lãnh

Đền thờ “ông Chủ”

Đền thờ “ông Chủ” tọa lạc ở số 64 đường Lê Lợi, P.2, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đây là khu vực kinh doanh sầm uất của TP.Cao Lãnh, ngoài đền một chút là ngôi nhà lồng chợ khá quy mô. Xung quanh đền, người mua bán trái cây bày ra chật vỉa hè. Dân địa phương cho biết, ở đây ngày xưa có một chợ trái cây nằm gần mé sông, đến thời chính quyền Ngô Đình Diệm mới dời về gần đền.

Chúng tôi đến thăm vào lúc ngôi đền đang tiến hành trùng tu. Nói trùng tu chứ thật ra là phá bỏ ngôi đền cũ để tôn nền và thay đổi kiến trúc mới với quy mô hoành tráng hơn. Cổng chính ngôi đền được xây dựng từ năm Quý Mão (1963) vẫn giữ nguyên với tấm biển hiệu Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường và hai câu đối. Toàn bộ tự khí của ngôi đền được tạm dời sang “nhà khói” để tiếp khách tham quan và cúng tế. Việc bài trí vì vậy có hơi lộn xộn, song vẫn xác định được trong gian thờ ngoài bàn thờ chính thờ ông bà Đỗ Công, còn phối tự thêm bàn thờ Quan Vân Trường và Đức Khổng Tử, nhằm mục đích đề cao Nho học và thỏa mãn đời sống tâm linh của đồng bào Việt gốc Hoa hay người Hoa sinh sống ở địa phương. 


Khu mộ ông bà Đỗ Công Tường - Ảnh: H.P 


Quan lớn Sen

Cách đây 60 năm, nhà báo Khuông Việt trên tờ Nam Kỳ tuần báo đã viết: “Muốn viếng mộ quan lớn Sen, chúng tôi phải thuê xe ngựa vì mộ ngài ở ấp Khánh Thuận, làng Tân Đông, cách tỉnh lỵ Sa Đéc hơn 8 cây số”.

Khi chúng tôi tìm về xã Tân Khánh Đông (TX.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thì một cụ bà bán giải khát ven đường cho biết, ở xã này có hai ngôi đình Tân Khánh và Tân Đông. Quan lớn Sen được thờ ở đình Tân Đông nằm bên ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông.

Đây là một ngôi đình khá quy mô, kiến trúc bài trí theo mô típ chung của các ngôi đình Nam bộ, nhưng có phần võ ca rất rộng. Trong chánh điện, bàn thờ thần nằm sát vách hậu. Quan lớn Nguyễn Văn Nhơn được phối tự ở bàn hội đồng. Ngoài bài vị xưa chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng, còn có thêm tấm bảng ghi bằng chữ quốc ngữ “Nguyễn Văn Nhơn/Kinh môn quận công/Quan đại thần của triều Nguyễn…”. 



Bài vị thờ Quận công Nguyễn Văn Nhơn tại đình Tân Đông - Ảnh: H.P 


Độc đáo đặc sản Tây Ninh

Vùng đất Tây Ninh đầy nắng và gió có nhiều đặc sản độc đáo, nổi tiếng bốn phương như bánh canh Trảng Bàng, muối ớt, ốc xu núi Bà… 

Ốc xu núi Bà

Tây Ninh có nhiều đồi núi, nhưng ốc xu chỉ sống trong khu vực núi Bà. Thường dân địa phương hay luộc ốc xu với sả hoặc hấp gừng, cố ý giữ hương vị đặc trưng của ốc núi. Thịt ốc xu ăn nghe dai dai, giòn giòn, nhưng phải nhai thật chậm mới cảm nhận hết hương vị riêng có của nó. 


Ốc xu núi Bà 

Ốc xu chấm muối tiêu chanh, nhón thêm một gốc sả hay cắn tí gừng non, nhai vài lá rau răm, đưa đẩy với tí rượu nếp chính hãng Trảng Bàng sẽ thấy ốc xu đúng là đặc sản vùng núi này.


Đặc sản từ hương dừa Bến Tre

Dừa là một đặc sản của đất Bến Tre, những đặc sản độc đáo được làm từ dừa như: kẹo dừa, rượu dừa, thạch dừa, củ hũ...các món ăn từ hương dừa thơm ngon này đã làm say bao lòng thực khách khi ghé thăm Dừa xiêm

Bến Tre là xứ sở của trái dừa, với nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị… Dừa xiêm xanh là giống cây trồng nhiều tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Người dân nơi đây đang chuyển đổi trồng dừa uống nước, mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. 



Điểm mặt món ngon bậc nhất Bạc Liêu

Ai có dịp về đất mũi, nhớ ghé Bạc Liêu để thưởng thức những món ăn ngon, lạ miệng, mang phong vị rất riêng của vùng đất miền tây Nam bộ. 

Bánh củ cải

Bánh củ cải có nguồn gốc của người Hoa. Đi vào chợ Bạc Liêu, đánh một vòng, bạn sẽ thấy có một vài chỗ bán bánh củ cải. Bánh củ cải có bao ngoài làm bằng bột mì trắng pha với ít bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Nhân bánh - phần quyết định chất lượng của bánh. Trong nhân có tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn. 


Bánh củ cải. 

28 thg 1, 2013

Đền thờ Dinh ông Đốc Vàng

Bên bờ sông Đốc Vàng Thượng thuộc ấp Nam, xã Tân Thạnh, H.Thanh Bình, Đồng Tháp, có một ngôi đền gọi là Dinh ông Đốc Vàng, hằng năm đến ngày 15, 16 tháng 2 âm lịch, đồng bào đến lễ bái tấp nập.

Dinh hiện nay được trùng tu khá quy mô, cổng chính hướng về phía quốc lộ 30, biển ghi: “Đền thờ thượng tướng quận công Trần Văn Năng”, hai bên có câu đối viết bằng chữ quốc ngữ chân phương: “Trần Ngọc trinh trung thiên cổ tại/Thượng tướng oai linh vạn thế tồn”.

Sự tích

Người địa phương lưu truyền rằng: Khoảng hơn trăm năm trước, khi phá hoang vùng ven vàm rạch Đốc Vàng, người dân phát hiện một ngôi miếu cổ đổ nát, trong đó có thờ bài vị “Trần Ngọc Thượng tướng Quận công”. Ngôi miếu được xác tín là thờ ông Đốc binh Vàng, người có công đánh giặc Xiêm ở sông Cổ Hủ, Vàm Nao dưới triều Minh Mạng. Khi nghe tin thành Châu Đốc thất thủ, ông đã đốt thuyền lương và tự tử tại đây để lương phạn không rơi vào tay giặc. Vua thương tiếc phong tặng tước quận công, dân làng lập miếu thờ. Từ đó, vàm rạch nơi ông qua đời được gọi là Đốc Vàng. Về sau dân trong vùng rủ nhau xây lại miếu.