24 thg 1, 2013

Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường

Nếu một ngày ghé qua huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc quê tôi, sau khi thăm những bãi cát vàng chạy dài tới cuối chân trời, tắm hồ Vực xanh mênh mang, thả hồn theo những bãi cỏ lau trắng muốt, bạn đừng quên nếm thử món bánh trùng mật mía đặc sản nơi này. 



Bánh trùng hấp dẫn bởi màu đỏ cánh gián của mật, thơm của gừng và chút vừng rang vàng - 

Tôi đã mấy lần thử hỏi nhưng các bà các cụ cao tuổi ở Vĩnh Tường hình như không ai nhớ bánh trùng có từ bao giờ, cũng không kể sự tích gì về món bánh này mà chỉ biết đây là loại bánh "anh em" với bánh trôi, bánh chay vì cách làm gần giống nhau.


Thanh tịnh thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) là một trong ba điểm để nghiên cứu, tham quan Phật học thuộc dòng thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam.

Xây dựng trên nền một thiền tự cổ - Thiên Ân thiền tự tương truyền có từ thế kỷ III, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khánh thành ngày 27-11-2005 cách Hà Nội khoảng 85km, thuộc xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Nằm trên quả đồi với diện tích rộng khoảng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha, công trình mang đậm dấu ấn một ngôi chùa Việt Nam với phong cách kiến trúc đương đại. Phía sau chùa là núi rừng xanh tươi, trước là một cánh đồng thẳng cánh cò bay.

An nhiên giữa mây trời - Ảnh: GIANG HẢI

Xơi bọ xít ở bản Puôi


Đĩa bọ xít đầy ắp được cánh nhà bếp mang ra, con thì vàng tươm, con đen trũi, nhỏ thì bằng đầu đũa, lớn cỡ móng tay. Con nào cũng bóng lưỡng màu dầu mỡ và bắt mắt, trên có rắc những sợi lá chanh thái mỏng xanh mướt.


Bọ xít ở bản Puôi - Ảnh: PHẠM NGỌC DƯƠNG

Căng mũi ra cố nghe mùi xạ bọ xít nhưng chịu, chỉ nghe mùi lá chanh sực nức, nhà báo Hoàng Quý Cầu - nguyên giám đốc Đài Tây Bắc - hân hoan mời khách: “Bọ xít bản Puôi là số một!”.


Ngắm hoa sưa và thưởng thức sữa tươi ở Mộc Châu

Ngắm hoa sưa chen trong sắc tím của hoa ban khi tháng 4 về hoặc trải nghiệm tour “du lịch chân đất” trở thành người nông dân chăn bò là một cảm giác không dễ quên nếu ai đó một lần đến cao nguyên Mộc Châu... 


Thanh niên Mai Châu thổi khèn, ca hát. 

Trên những khúc quanh của quốc lộ 6, đường dẫn từ Mộc Châu lên Điện Biên cuối tháng 3 hoa sưa bắt đầu nở trắng trời. Loài hoa cánh nhỏ li ti trông xa chỉ là một biển màu trắng xoá. Sẽ rất khó đoán nếu chỉ ngồi trên xe, rượt theo mấy cung đường mà biết được biển màu trắng ấy là loài hoa có mùi thơm dịu ngọt mang tên hoa sưa.


Gạo dâu - đặc sản Lai Châu

Không giống những loại gạo khác, gạo dâu cho hạt cơm tròn, mẩy, dẻo, ngọt như cơm nếp. Vị đậm đà của loại gạo dâu không lẫn với bất kỳ loại gạo nào khiến người thưởng thức ăn một lần nhớ mãi. 


Thóc dâu được bà Lù Thị Chỉn ở bản Tả Sin Chải 1, xã San Thàng bảo quản cẩn thận. 

Theo anh Trương Thanh Nam – Phó phòng Kinh tế thị xã thì hiện nay trên địa bàn có khoảng 30 – 40ha diện tích đất trồng giống lúa dâu. Tháng 5, nông dân bắt đầu gieo thì cuối tháng 9 thu hoạch. Giống lúa này có nhược điểm là năng suất khá thấp, khoảng 4 tấn/ha (các giống lúa lai hiện nay năng suất 6 tấn/ha). Song, với giá thành khá cao 22.000 - 25.000 đồng/kg gạo, 15.000 đồng/kg thóc và lượng người tiêu thụ lớn nên người sản xuất vẫn có lãi so với các giống lúa khác. Không chỉ nức tiếng trong tỉnh, gạo dâu được nhiều thực khách Hà Nội và các tỉnh bạn biết đến khi được người quen mua làm quà biếu.

Nhộn nhịp mùa hái chè tuyết

Từ đầu hè tới nay là mùa hái chè tuyết san nhộn nhịp nhất của bà con các dân tộc Thái, Lự, Mông, Dao cư trú ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. 



Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Nơi đây có vùng chè đặc sản tuyết san rộng 1.500ha nằm trên độ cao 600m so với mặt nước biển, do các chiến sĩ quân đội về đây lập nông trường trồng chè xuất khẩu sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và mấy chục năm nay do Công ty cổ phần trà Than Uyên quản lý sản xuất, kinh doanh.


Lạ lùng món rêu

Vâng, rêu chứ không phải là riêu! Và rêu đủ món, từ rêu nướng, rêu nấu canh đến rêu xào, rêu hấp… Các món ăn từ rêu là đặc sản của người Thái và một số dân tộc Tây Bắc. 


Thiếu nữ Thái đi lấy rêu ở suối Nậm Lay 

Hồi bé tí, nhà tôi ở ngay cạnh dòng suối Nậm Lay, một con suối nhỏ, chảy róc rách chia thị xã Lai Châu làm hai phần. Muốn qua con suối ấy có thể đi cầu treo hoặc nếu muốn thì lội. Suối trong vắt, mát lạnh, lòng suối lổn nhổn đá cuội. Thỉnh thoảng, từng tốp chị em phụ nữ người Thái đeo giỏ tre bên hông, váy cuốn lên đến ngực. Họ đi ngược suối lấy rêu, mà tôi nghe nói là lấy về để… ăn.


Mì Chũ - đặc sản đất Bắc

Nếu có dịp đến với Bắc Giang khám phá ẩm thực nơi đây, các bạn nhớ hãy một lần thưởng thức mì Chũ, đặc sản của vùng đất này. 


Mì Chũ - Ảnh: H.H.

Đi dọc quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40km về phía đông, các bạn sẽ đến Lục Ngạn, vùng đất không chỉ được biết đến bởi những đồi vải xanh ngút ngàn, một thứ quả đặc sản nổi tiếng vùng đất này, mà sẽ được người dân nơi đây giới thiệu đến làng nghề mì gạo Nam Dương, còn được gọi mì Chũ, ngon có tiếng.

Gà đồi Yên Thế

Nói đến Yên Thế (Bắc Giang), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thứ vải trái mùa đặc sản, quả nhỏ và ngọt lịm, còn với tôi, món gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để... nhớ. Bởi “Yên Thế đệ nhất gà đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê”...


Gà đồi thả tự do trong vườn vải - Ảnh: Tiến Thành

Chẳng biết có quá lời không khi nói đất Yên Thế “đệ nhất” gà đồi, chỉ biết hiếm nơi nào có loại gà ngon và "sạch" đến như vậy. Đó là loại gà chỉ sáng ra đã nhảy trên cây cao, bới đất, tìm sâu trên những đồi vải xanh trĩu quả. Chiều xuống lại có thói quen ngủ trên các cành cây.


Lạc cõi đá xưa

Ở Bắc Giang có một hệ thống các lăng tẩm bằng đá đã có tuổi hơn 300 năm nằm rải rác ở nhiều huyện, với hàng nghìn hiện vật đá được tạo tác công phu, thẩm mỹ, tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã.


Tượng người dắt ngựa ở lăng Dinh Hương - Ảnh: Kim Sa

Kiểu kiến trúc điển hình của các lăng mộ này là phía ngoài xây tường bao quanh bằng đá ong, bên trong có bia đá, xung quanh xếp đặt đăng đối tượng các quan hầu võ tướng, trước mộ là hồ nước, cây cối thâm u bao quanh lăng.