17 thg 9, 2024

Hòn đảo có đường đi lúc ẩn lúc hiện ở Vũng Tàu, khách ghé thăm phải canh ngày

Con đường dài vài trăm mét từ Bãi Sau (TP Vũng Tàu) tới đảo Hòn Bà chỉ xuất hiện vài tiếng đồng hồ vào một số ngày nhất định trong tháng.

Nằm cách mũi Nghinh Phong và chân núi Nhỏ khoảng 200 m, đảo Hòn Bà (thuộc khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu) là điểm đến hút khách nhờ có vẻ đẹp hoang sơ, mang những giá trị tâm linh và lịch sử.

Trên đảo có một ngôi miếu cùng tên, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tới dâng hương, hành lễ vào các dịp Rằm tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch.

Đảo Hòn Bà rộng hơn 5.000 m², như một ốc đảo nằm giữa biển. Trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có một ngôi miếu. Ảnh: Thanh Xuan Le Thi

Phở 5.000 đồng ở Nam Định, khách thấy ngon ăn 6 bát liền

Không chỉ phục vụ học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, quán phở 5.000 đồng ở Nam Định còn thu hút nhiều người đi ô tô đến thưởng thức.

Nam Định nổi tiếng có nền ẩm thực phong phú, hấp dẫn. Địa phương này còn có chi phí sinh hoạt thuộc hàng thấp nhất cả nước với nhiều món ăn đường phố ngon, chất lượng nhưng giá rẻ.

Chẳng hạn như quán phở 5.000 đồng của chị Nguyễn Thị Chung nằm trên con phố nhỏ 19/5 (phường Trần Tế Xương, TP Nam Định) đã tồn tại gần 20 năm nay mà không hề tăng giá.

Ngày đông trải nghiệm món ‘sóc lam’ của người Cơ Tu

Thịt sóc nướng trong ống nứa (sóc lam) là món ăn đặc biệt của người Cơ Tu trên dãy Trường Sơn. Với hương vị đặc sắc, món ăn này thường chế biến vào những ngày đông và làm cho các dịp lễ trở nên đặc biệt hơn.

Để làm món ăn này, người Cơ Tu chuẩn bị các nguyên liệu như thịt sóc, ống nứa, rau môn dóc, muối bột, ớt tươi, bột ngọt, lá quế tươi, lá sơn thục. Cách chế biến gồm các bước: sơ chế sóc, ướp gia vị và nướng.

Không gian văn hóa đặc sắc dưới chân Pù Luông

Lâu nay, người ta nhắc nhiều tới đỉnh Pù Luông nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - nơi được mệnh danh là “thiên đường giữa đại ngàn” của xứ Thanh. Nhưng ít ai biết rằng, ở huyện Lang Chánh cũng có đỉnh Pù Luông sừng sững “che mưa, chắn gió” cho những bản làng người Thái từ ngàn xưa.

Đường vào thung lũng lúa Ngàm Pốc, thung lũng hoa Mường Đeng.

16 thg 9, 2024

Phước Tích - ngôi làng cổ đẹp nhất xứ Huế

Làng cổ Phước Tích nằm bên bờ sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Theo sử sách ghi lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông, có diện tích khoảng 49 ha. Theo “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang với ý chỉ ngôi làng ở gần vùng sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích hàm ý tích lũy phúc đức cho con cháu muôn đời sau, và tên ấy được giữ nguyên cho đến tận ngày nay. Như vậy, tính cho đến nay, làng Phước Tích đã có tuổi đời hơn 550 năm.

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh là một trong những điểm đến còn giữ được nét hoang sơ ở tỉnh Khánh Hòa. Vùng đất này nằm dưới chân đèo Cả và đèo Cổ Mã, giáp ranh tỉnh Phú Yên, cách Nha Trang khoảng 90km. Ngay tại huyện Vạn Ninh, ngoài ngắm biển, du khách có thể chinh phục cung đường phượt để đến với Mũi Đôi – cực Đông Việt Nam; hoặc trải nghiệm cảm giác đi bộ giữa biển với Điệp Sơn thủy đạo.

Tô bún mực Đại Lãnh dậy vị biển cả. Ảnh: Việt An

Trần Văn Vĩnh - dũng tướng dưới triều vua Minh Mạng

Nhắc đến Trần Văn Vĩnh (1773-1856) quê ở Vãn Hà, huyện Thụy Nguyên (nay là thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa) là nhắc đến một trong những tướng quân xuất sắc, góp phần vào sự ổn định chính trị triều Nguyễn dưới thời thịnh trị của vua Minh Mạng.

Nhà thờ Vệ úy tướng quân Trần Văn Vĩnh ở khu phố 1, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa.

Lưu Đình Chất: Danh quan tài đức

Làm quan dưới triều Lê - Trịnh, từng giữ chức Tham tụng trong phủ Chúa, danh vọng rực rỡ, danh nhân Lưu Đình Chất còn được sử sách ghi nhận là một nhà ngoại giao có nhiều đóng góp. Cuộc đời và sự nghiệp làm quan của ông đã góp phần vào sự rạng danh của đất và người xứ Thanh.

Danh sĩ Lưu Đình Chất được hậu thế thờ ở nhà thờ dòng họ Lưu, làng Đông Khê. Ảnh: Khánh Lộc

15 thg 9, 2024

Quán cà phê như vườn địa đàng hút khách tại TP HCM

Quán cà phê ở TP Thủ Đức được thiết kế như vườn địa đàng với hàng nghìn cây xanh, thu hút hàng nghìn khách đến trải nghiệm mỗi ngày.


Quán nằm ở đường Linh Đông, mở cửa từ đầu năm với ngôi nhà gỗ mái lợp ngói kiểu Tây Bắc, xung quanh có vườn cây xanh mát bao phủ. Điểm nhấn được yêu thích là không gian xanh được ví như vườn địa đàng.

Quản lý cho biết phong cách vườn địa đàng mô phỏng bố cục nhiều lớp của rừng rậm và phối nhiều cây với nhau, có cây tầm cao, tầm trung, tầm thấp cùng cây leo, bụi, dây rừng để tạo độ rủ.

"Quán mong muốn mang thiên nhiên vào không gian sống của con người nhiều nhất có thể", quản lý nói.

Độc đáo tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lào


Theo quan điểm của người Lào (huyện Tam Đường, Lai Châu), tục nhuộm răng không chỉ mang lại vẻ đẹp, sự quyến rũ, tinh tế cho người phụ nữ mà còn mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn.

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường là cộng đồng dân cư dù số dân không đông nhưng cho đến ngày nay, họ vẫn bảo tồn và duy trì được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là tục nhuộm răng đen của người phụ nữ.