Nước ta có hàng chục ngôi chùa mang tên chùa Hang (xem bài Chùa Hang. Có bao nhiêu chùa Hang?).
Đã gọi là chùa Hang tất nhiên phải có cái hang, nếu không phải là chùa
được lập nên trong hang thì ắt là trong khuôn viên chùa phải có cái
hang!
Vậy
mà có một ngôi chùa - rất nổi tiếng đấy nhé - mang tên chùa Hang mà ta
đi từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đi vòng vòng khắp khuôn viên
chùa vẫn chẳng tìm đâu ra cái hang hốc nào cả! Đó là chùa nào, ở đâu mà
kỳ cục vậy?
Xin thưa: Đó là chùa Hang ở Trà Vinh ạ!
Chùa có tên chính thức là chùa Kompong Chrây, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đây là một ngôi chùa Nam tông Khmer.
Hai điều đặc sắc ở ngôi chùa này là:
1.
Trong chùa có vô số cây sao dầu và me cổ thụ, tạo bóng mát rượi và hàng
đàn, hàng đàn chim cò tụ tập, ríu rít rất vui tai (do đó có người - như
tui chẳng hạn - còn gọi đây là chùa Cò).
2. Trong chùa có xưởng tạo tác các sản phẩm gỗ mỹ thuật tuyệt đẹp và rất có giá trị.
Vậy là cả tên chùa, cả những nét đặc sắc của chùa đều... không có liên quan gì đến cái hang! Tại sao lại kêu là chùa Hang?
26 thg 8, 2012
Về chùa Nành
Nhắc
tới Ninh Hiệp, người ta thường nghĩ ngay tới khu chợ vải sầm uất nổi
tiếng ngoại thành Hà Nội. Không nhiều người biết rằng đây chính là quê
ngoại công chúa Ngọc Hân và tồn tại một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Nành.
Chùa
Nành cùng với chùa Dâu, chùa Keo, chùa Đậu là bốn ngôi chùa thờ Tứ pháp
lớn nhất ở miền Bắc. Chùa nằm tại thôn Phù Ninh (làng Nành) thuộc xã
Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 20 cây
số. Đến đây, bạn thật sự cảm nhận được sự thanh tịnh, trầm mặc của chốn
tu hành: mái ngói lợp phủ màu thời gian; những cây cột gỗ mộc mạc; những
cánh cửa, chấn song gỗ tựa như trong những thước phim tư liệu cũ…

Thủy đình
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học cổ nhất Việt Nam
Có lẽ ai
cũng biết hoặc nghe nói đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một quần thể di
tích đệ nhất Hà thành. Và cũng không có gì lạ khi nói đấy là một trong
những trường đại học đầu tiên trên thế giới.
“Đi tham quan Hà Nội mà chưa vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì coi như bạn chưa đến Hà Nội”. Với tôi, mỗi lần đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một lần khám phá, tìm tòi về lịch sử và kiến trúc của quần thể di tích này.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Lối vào Văn Miếu: cổng “Vǎn Miếu Môn”
“Đi tham quan Hà Nội mà chưa vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì coi như bạn chưa đến Hà Nội”. Với tôi, mỗi lần đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một lần khám phá, tìm tòi về lịch sử và kiến trúc của quần thể di tích này.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Thăm kinh đô Cổ Loa
Ai
từng đọc lịch sử nước nhà thì không thể không biết đến thành Cổ Loa,
Thục Phán An Dương Vương. Và ai đã từng đọc các câu chuyện cổ tích,
truyền thuyết Việt Nam thì không thể không biết đến truyền thuyết Mỵ
Châu - Trọng Thủy. Tôi đến Cổ Loa vào một ngày nắng đẹp, với một chút tò
mò lẫn khao khát được quay trở lại với nguồn cội lịch sử đã tồn tại
hàng ngàn năm.
Qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã ba rẽ phải, đi tiếp 2km nữa là vào khu di tích Cổ Loa.

Bao quanh giếng Ngọc là một hồ nước khá lớn, đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ phong phú vào những dịp lễ hội
Qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã ba rẽ phải, đi tiếp 2km nữa là vào khu di tích Cổ Loa.
25 thg 8, 2012
Đến Hà Tiên, chơi biển Mũi Nai

Toàn cảnh khu du lịch bên chân núi Tà Pang. Ảnh: Cúc Tần
Mũi
Nai ở Hà Tiên (Kiên Giang) là một trong ba bãi biển “quý hiếm” của khu
vực đồng bằng sông Cửu Long (hai bãi kia là Tân Thành ở Tiền Giang và Ba
Động ở Trà Vinh). Từ hơn 300 năm trước, Mũi Nai được gọi là Lộc Trĩ và
nổi tiếng là một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên trong “Hà Tiên thập
vịnh” của Tao đàn Chiêu Anh Các với bài “Lộc Trĩ thôn cư”.
Cảnh ấy đã không còn, vì từ nhiều năm nay Mũi Nai đã trở thành một
trọng điểm du lịch thu hút rất nhiều khách đến tham quan, tắm biển, nghỉ
ngơi. Trên diện tích 17 héc ta, Mũi Nai có đến 11 doanh nghiệp khai
thác kinh doanh du lịch. Khách đến Mũi Nai, chịu khó tới bãi Sau sẽ bắt
gặp ít nhiều thích thú.
Kỳ thú Quán Âm Phật Đài
Bạc Liêu là một
trong 24 tỉnh thành của Việt Nam có bờ biển, trải dài 54 km. Nói đến Bạc
Liêu, khách phương xa đã từng ít nhiều nghe nhắc, đây là xứ sở của bản
Dạ Cổ Hoài Lang, là quê hương của công tử Bạc Liêu ăn chơi nức tiếng một
thời… Nhưng ít người biết Quán Âm Phật Đài với lễ hội Quán Âm Nam Hải
ngay cửa biển Nhà Mát – thành phố Bạc Liêu – một trong những điểm du
lịch tâm linh mà du khách có thể đến thăm trong những ngày đầu năm mới.
Không gian để chiêm nghiệm
Công trình khu Quán Âm Phật Đài rộng 25.000 m2 với nhiều hạng mục kiến trúc mĩ quan: chánh điện, nhà chư tăng, nhà khách, nhà lưu niệm, sân lễ Đức Quán Thế Âm, cảnh quan và phật tích… Hiện nay, một số hạng mục đã đi vào hoạt động, trong tương lai gần, đây sẽ là một khu chiêm bái trang nghiêm, một khu danh thắng lớn của Phật giáo ở Bạc Liêu.

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm - Ảnh: Hồng Thắm
Không gian để chiêm nghiệm
Công trình khu Quán Âm Phật Đài rộng 25.000 m2 với nhiều hạng mục kiến trúc mĩ quan: chánh điện, nhà chư tăng, nhà khách, nhà lưu niệm, sân lễ Đức Quán Thế Âm, cảnh quan và phật tích… Hiện nay, một số hạng mục đã đi vào hoạt động, trong tương lai gần, đây sẽ là một khu chiêm bái trang nghiêm, một khu danh thắng lớn của Phật giáo ở Bạc Liêu.
Cõi tình thơ của Hàn Mặc Tử

Đồi Thi Nhân. Ảnh: Mai Lý
Có dịp đến thành phố biển Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh Bình Định, hầu như ai cũng muốn tìm đến Ghềnh Ráng - Tiên Sa để thưởng ngoạn vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất ven biển nầy. Danh thắng Ghềnh Ráng ở phía đông nam Quy Nhơn. Từ đầu đường Hàn Mặc Tử chạy dọc theo biển, đi khoảng 2,5 cây số về phía nam, ta sẽ đến Ghềnh Ráng.
Mua vé vào cửa (6.000 đồng/người), du khách vào cổng rồi đi lên “dốc Mộng Cầm” chừng 150 mét là đến trung tâm khu du lịch Ghềnh Ráng; từ đây sẽ tha hồ phóng tầm mắt quan sát cảnh sắc thiên nhiên trong một khu vực rộng khoảng 35 héc ta.
Về Óc Eo thăm chùa Phật Bốn Tay

Tam quan Linh Sơn cổ tự. Ảnh: Hoàng Thám
Văn hoá Óc Eo là tên gọi chung của một nền văn minh gắn liền với vương quốc Phù Nam huyền thoại, có địa bàn trải rộng từ Tây đến Đông Nam bộ ngày nay. Trải qua trên dưới một ngàn năm trăm năm với bao biến động của thiên nhiên và lịch sử, nền văn hóa ấy đã bị mai một và dần rơi vào quên lãng.
Về thăm núi Cấm

Tượng Phật Di Lặc. Ảnh: Phương Kiều
Khu du lịch núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) rộng 8,4 héc ta, có nhiều cảnh quan kỳ thú hấp dẫn du khách. Hàng năm, nơi đây đón tiếp gần một triệu lượt du khách. Đến chơi núi Cấm, du khách có dịp nghỉ đêm trên núi mới cảm nhận được nét đẹp ẩn tàng vùng núi giữa đồng bằng Nam bộ này.
Vào đến chân núi, bạn sẽ được các bác tài xe ôm vồn vã chào mời, “vù vù” đưa bạn lên chùa Phật Lớn ở lưng chừng núi, cao khoảng bốn, năm trăm mét. Trước kia, đi xe ôm lên núi khá mạo hiểm nhưng rất hấp dẫn. Chiếc xe như cố bườn qua các tảng đá lớn, những hòn sỏi to, thỉnh thoảng gặp một dòng suối nhỏ loăng quăng chảy ngang mặt đường. Để có thể bườn trên con đường nhiều nguy hiểm dài khoảng 10 cây số lên núi, chiếc xe phải được xoáy nòng, thay sên dĩa mỗi ba tháng một lần. Nửa tiếng đồng hồ ngồi xe ôm lên hoặc xuống núi là 30 phút du khách sống trong cảm giác mạnh!
Lên Núi Dài Năm Giếng

Khách tham quan đứng trước Điện Bà, bên giếng Đôi. Ảnh: Cát Lộc
Ghé quán nước ông Ba Đông, chúng tôi nhâm nhi ly cà phê rồi gởi xe lại để lên đường. Ông Ba Đông tiếc rẻ: "Phải mấy anh tới sớm thì theo đoàn người lên núi làm rẫy lúc 6 giờ sáng luôn! Nhưng không sao, lên núi, phía bên nầy, chỉ có con đường mòn dài khoảng hai cây số, lâu lâu có mũi tên sơn đỏ trên hòn đá chỉ đường đi Năm Giếng, đi 45 phút là tới".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)