10 thg 4, 2025
Đi về phía tây Quảng Nam...
Phát triển du lịch các tỉnh miền núi Quảng Nam là một nội dung được quan tâm đặc biệt từ nhiều năm nay, không chỉ với các cấp chính quyền, người dân. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng mong muốn có cơ hội đầu tư tại đây.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Độc đáo cổ vật tranh thờ các dân tộc vùng núi phía Bắc
Bảo tàng tỉnh Hòa Bình hiện lưu giữ một số di vật, cổ vật quý hiếm, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị mỹ thuật cao thể hiện sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam như bộ sưu tập sách cổ được viết trên lá cây, bộ sách cổ bằng chữ Nôm, bộ chiêng cổ, trống đồng cổ… Trong số đó, bộ tranh thờ cổ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông ở các vùng miền núi phía Bắc là cổ vật quý với những nét độc đáo khác biệt, thể hiện văn hóa tín ngưỡng của dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai
Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.
Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.
Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.
9 thg 4, 2025
Hữu phủ Quốc công Tống Phước Hiệp ở Long Hồ dinh
Lâu nay tui không biết gì nhiều về Quốc công Tống Phước Hiệp, ngoại trừ việc đọc các tài liệu lịch sử có khi thấy nhắc tới ông là một vị tướng thời chúa Nguyễn. Đọc qua rồi quên luôn cùng với nhiều nhân vật lịch sử thời kỳ ấy. Có khi lang thang trên mạng, đôi ba lần vô website mang tên Tống Phước Hiệp và biết đó là trang (không chỉ một trang) của cựu học sinh trường Tống Phước Hiệp ở Vĩnh Long. Rồi cũng lướt qua, không biết rõ tiểu sử, công trạng của người mang tên Tống Phước Hiệp.
Mới đây, tui lại gặp ngài Tống Phước Hiệp. Lần này không phải trên website hay tài liệu lịch sử, mà ở... trong chùa. Ngôi chùa Phật Ngọc Xá Lợi uy nghi nhất Vĩnh Long có phối thờ ngài Tống Phước hiệp trong chùa, có cả bệ thờ trang trọng.
Đặc sắc Lễ hội Đền Cuông
Từ ngày 11-15/3 (tức 12-16/2 âm lịch), tại Diễn Châu diễn ra Lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Đặc sắc lễ hội đền Bà Chúa bên bờ sông Lam
Lễ hội Đền Bà Chúa (Thanh Chương) không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản của cha ông.
Đền Bà Chúa - Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh tọa lạc bên bờ sông Lam thuộc thôn Thanh Đồng 2, thị trấn Dùng (Thanh Chương) được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời. Đền gồm nhiều công trình như cổng đền, hạ điện, trung điện, tả vu, hữu vu, thượng điện, mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị như sắc phong, câu đối, đại tự… Ảnh: Huy Thư
Đảo chè Cầu Cau có gì hấp dẫn du khách dịp nghỉ lễ?
Được ví như "Hạ Long của xứ Nghệ", đào chè Cầu Cau ở huyện Thanh Chương với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
8 thg 4, 2025
Những ấn tượng ở chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long
Vừa qua khỏi cầu Mỹ Thuận bạn đã thấy thấp thoáng từ xa bên trái là ngôi tháp cao của chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long. Diện tích khuôn viên chùa đến hơn 17.000 m² cùng với kiến trúc bề thế khiến cho một số website du lịch gọi đây giống như một cổ trấn.
Hố sụt kỳ lạ ở Quảng Bình tên Ác Mộng, đến nay chưa tới 10 người 'chạm' đáy
Từ những ngày đầu, các nhà thám hiểm đã gặp khó khăn trong việc khám phá hố sụt này, cái tên hố sụt Ác Mộng cũng có từ đó. Đến nay, số người từng đặt chân xuống đáy hố sụt này chưa quá con số 10.
Nằm trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, hệ thống hang Hung Thoòng bao gồm nhiều hang động như: hang Tròn, hang Hùng, hồ trên núi, hang Thung và hố sụt Ác Mộng.
Nằm trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, hệ thống hang Hung Thoòng bao gồm nhiều hang động như: hang Tròn, hang Hùng, hồ trên núi, hang Thung và hố sụt Ác Mộng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)