3 thg 10, 2024

Ghé suối Uva thưởng thức “trứng lội nước khoáng” ở Điện Biên

Với nhiệt độ nước trung bình từ 76-84 độ C, suối khoáng nóng tự nhiên Uva tại Điện Biên có thể luộc trứng gà chín trong khoảng 10 phút.

Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15 km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha với dòng nước mát để đạt nhiệt độ như ý muốn.

Theo người địa phương, tên gọi Uva bắt nguồn từ phiên âm “Ú vá” - trong đó “ú” được dịch là bà, “vá” có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết suối khoáng nóng Uva là hình hài của một bà tiên nằm trên nôi...

Nước ở suối khoáng nóng Uva có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ C.

Đặc sản măng khô đậm vị núi rừng Tây Bắc

Măng khô Tây Bắc từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là măng nứa.

Để có những miếng măng khô vàng óng đẹp mắt và thơm ngon, từ nguyên liệu măng rừng phải trải qua một quá trình chế biến rất công phu. Ảnh: Quang Đạt

2 thg 10, 2024

Tọa độ săn mùa vàng đẹp ít người biết ở Sơn La

Ghé thăm xã Xím Vàng (huyện Bắc Yên), du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa thu hoạch.

Nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng 30 km, Xím Vàng là mảnh đất hoang sơ, với hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trong những địa điểm “săn” mùa vàng ở Tây Bắc, Xím Vàng là nơi đáng để đi bởi đây một trong những địa phương có diện tích ruộng bậc thang lớn nhất, đẹp nhất của vùng cao Bắc Yên.

Xím Vàng (huyện Bắc Yên, Sơn La) cũng có những ruộng mâm xôi gần giống như ở Mù Cang Chải. Ảnh: Thành Nam

Cắm trại ở Sâu Chua, bản nhỏ chưa nhiều du khách tìm đến ở Sa Pa

Cách trung tâm thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 10 km, Sâu Chua là một bản nhỏ, chưa được nhiều du khách tìm đến khám phá.

Sâu Chua nằm ở độ cao khoảng 1.700 m so với mực nước biển, được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ, nên nhiệt độ ở đây quanh năm mát mẻ. Ảnh: Hải Trần

Cốm - từ thức quà của lúa non đến “combo” mùa thu Hà Nội

Cốm sánh đôi cùng những thức uống dân dã như trà chanh, cà phê trứng... đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị giữa mùa thu Hà Nội.

Xôi cốm mang phong vị mùa thu Hà Nội. Ảnh: Hà Bi

Nhắc đến cốm, người yêu thơ văn vẫn thường nhớ ngay tới tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) của Thạch Lam. Cốm là thứ quà thường ngày, dân dã, đậm đà phong vị truyền thống.

Khác biệt với cốm Tây Bắc thường được đồng bào làm thành cốm lam, xôi cốm..., cốm ở Hà Nội được biến hóa thành nhiều món ăn phong phú như xôi cốm hạt sen đậu xanh, chả cốm, cốm xào...

Tại những quán cà phê nhỏ nhắn, xinh xắn gần Nhà Thờ Lớn hay các góc phố quen thuộc, cốm Hà Nội đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn. Sự kết hợp giữa cốm - biểu tượng của mùa thu Hà Nội - với những ly trà chanh, trà quất hay cà phê trứng... mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, đậm chất truyền thống nhưng cũng đầy mới lạ với giới trẻ.

Nhiều quán cà phê, trà chanh ở Hà Nội đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thực khách. Các quán thêm cốm mộc, xôi cốm hay cốm xào vào thực đơn đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

Chị Hương, chủ một quán cà phê nhỏ gần Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là phục vụ những món uống thông thường như trà chanh, cà phê. Nhưng khi thấy nhiều khách hàng mua cốm từ những gánh hàng rong gần đó, tôi nảy ra ý tưởng thêm cốm vào thực đơn”.

Cốm là thức quà đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Ảnh: Trang My

Nhiều quán còn bán thêm cả bánh cốm, thậm chí pha chế thức uống như sinh tố cốt dừa cốm, cốm dừa matcha... Những sự kết hợp này không chỉ làm phong phú thêm thực đơn mà còn khiến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, cảm thấy hứng thú hơn.

Minh Ánh, một sinh viên thường xuyên lui tới các quán cà phê quanh khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Mỗi lần tan học, mình đều rủ bạn bè ra đây ngồi. Vị thanh mát của trà chanh kết hợp với cốm tạo nên một cảm giác rất thư giãn”.

Thưởng thức gói cốm dẻo bên ly trà chanh, trà quất... ngắm nhìn mùa thu Hà Nội. Ảnh: Trang My

Phương Linh, khách quen tại một quán cà phê ở khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ thêm: “Mình rất thích không gian ở đây, vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Mỗi lần tụ tập bạn bè, chúng mình thường chọn cốm và trà chanh để thưởng thức”.

Anh Quân, chủ một quán cà phê tại khu vực này, cho biết: “Việc kết hợp bán thêm cốm không chỉ tăng thêm doanh thu mà còn mang lại giá trị văn hóa cho quán. Khi chúng tôi giới thiệu nó đến khách hàng, đặc biệt là những người trẻ hoặc khách du lịch, họ cảm thấy như đang thưởng thức một phần rất đặc biệt của thành phố”.

Cốm - thức quà mùa thu bất cứ ai cũng nên thử một lần. Ảnh: Trang My

Trang My

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Là chủ một sạp hàng nhỏ bán bánh lá liễu ở chợ Xóm Củi (Quận 8, TP HCM), anh Trịnh Triệu Tâm cho biết, gia đình đã theo nghề bánh lá liễu hàng chục năm nay.

“Bánh lá liễu còn có tên gọi khác là hồng đào, do bánh có màu sắc và hình dáng giống với quả đào tiên”, anh Tâm chia sẻ.

Bánh lá liễu có màu hồng rất đẹp mắt. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm

Là món ăn truyền thống của người Triều Châu (Quảng Đông), bánh lá liễu rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Trong năm, người Tiều có rất nhiều ngày lễ. Dịp nào cũng có bánh lá liễu bởi món ăn này mang ý nghĩa cầu phúc, trường thọ.

Theo như anh Tâm chia sẻ, để ra được mỗi mẻ bánh lá liễu màu hồng đào tươi tắn, óng ánh phải trải qua nhiều công đoạn. Bánh lá liễu gồm hai phần chính là vỏ bánh và nhân. Phần vỏ bánh được làm từ bột nếp, trộn với nước sôi và chút dầu ăn để tạo độ dẻo, dai của bột. Sau khi cho lượng nước sôi vừa đủ, người thợ bắt tay vào công đoạn “nhồi nước” - vừa nhồi bột vừa cho nước. Khi nào bột đạt đến độ dẻo, mịn chuyển qua giai đoạn “nhồi khô” - vừa nhồi vừa cho bột khô.

Anh Tâm cho biết, phần nhân bánh lá liễu cầu kỳ không kém gì phần vỏ bánh, gồm xôi nếp, nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô, đậu phộng, tiêu, ngò rí. Các nguyên liệu như nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô sau khi được xào sơ qua sẽ trộn chung với xôi nếp để nguội.

Trong quá trình trộn nhân cho thêm đậu phộng, tiêu và gia vị. “Nhân bánh trộn càng đều, quện sẽ càng ngon”, anh Tâm nói.

Nhân bánh lá liễu được trộn với xôi nếp tạo độ thơm, dẻo. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm

Đủ phần vỏ, nhân, người thợ sẽ bắt đầu công đoạn gói, tạo hình cho bánh từ chiếc khuôn chuyên dùng làm bánh lá liễu. Một cục bột nhỏ, thợ bánh dùng tay vừa xoay tròn vừa tán mỏng, bỏ vào lượng nhân vừa đủ để bột bọc kín được phần nhân. Sau đó, bỏ vào khuôn đã áo lớp bột mỏng, ấn chặt để bánh lên hình rõ nét.

Bánh lá liễu hấp khoảng 25 phút là chín, khi đó vỏ bánh có độ trong, lên màu hồng đào rất đẹp. Thưởng thức chiếc bánh lá liễu mới hấp xong, thực khách cảm nhận được độ mềm, dẻo, dai nhẹ của phần vỏ bánh. Phần nhân bánh có nếp rất thơm, đậm đà, dậy mùi tôm khô.

Bánh lá liễu khi ăn có thể chiên với trứng để tăng độ béo. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm

Ngoài hấp, bánh lá liễu còn được nhiều người thích ăn kiểu chiên với lớp vỏ giòn giòn, dẻo dẻo. Nếu muốn thưởng thức món bánh lá liễu truyền thống, độc đáo của người Tiều, thực khách có thể ghé đến các hàng bánh lá liễu ở chợ xóm Củi, hay lò bánh Như Phát (Quận 11) có truyền thống làm bánh lá liễu 3 đời.

THẠCH LỰU

1 thg 10, 2024

Nhà thờ Gỗ - Biểu tượng kiến trúc phố núi Kon Tum

Được coi là nhà thờ đẹp nhất Tây Nguyên và là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, nhà thờ Chính tòa Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo với hơn 100 năm lịch sử. Nhà thờ Chính tòa Kon Tum – hay vẫn thường được gọi dung dị là Nhà thờ gỗ - được coi là biểu tượng kiến trúc của phố núi Kon Tum.

Nhà thờ gỗ là một sự kết hợp tài tình giữa phong cách Roma cổ điển phương Tây với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Mặt đứng công trình có bố cục đăng đối, theo hình tháp vút cong lên, chia làm 4 tầng với 4 mái tương ứng. Tầng trên cùng là tháp chuông với đỉnh là một cây thánh giá bằng gỗ quý

Chuyện ở làng Kon Hơ Drế

Gặp cơn mưa bất chợt, chúng tôi ghé vào nhà rông làng Kon Hơ Drế (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Và tại đây, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về nhà rông, về vùng đất và dân làng Kon Hơ Drế.

Cao lớn và độc đáo, đó là ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy nhà rông làng Kon Hơ Drế. Tiến vào mái hiên nhà rông, tôi chợt nhận ra ở đây không chỉ có chúng tôi, mà còn có một người khác. Hỏi chuyện thì biết đó là ông A Tuyền - Bí thư Chi bộ Kon Hơ Drế.

Biết chúng tôi từ nơi khác tới tìm hiểu nhà rông, ông A Tuyền cởi mở quanh chuyện nhà rông cùng đời sống và người dân ở đây. Qua từng câu chuyện, từng lời nói, chúng tôi càng ấn tượng về ngôi nhà rông và những nét đẹp văn hóa của con người và vùng đất nơi đây.

Những “Co mơ ngay” được điêu khắc tại các trụ nhà rông. Ảnh T.T

Cháo bột cá lóc nhưng không có cháo

Đến vùng nào ở Quảng Trị - dù là phố thị Đông Hà, miền biển Hải Lăng, Cửa Việt hay vùng sơn cước Khe Sanh - đều thấy trưng biển món cháo bột cá lóc.

Cháo bột cá lóc. Ảnh: Hải An

Cứ tưởng đấy là một thứ cháo cá lóc nấu bằng bột của người Quảng Trị, nhưng mà khi cầm thìa khuấy cháo, mới biết hóa ra không phải. Làm gì có cháo trong tô cháo bột này?

Mì sụa - đặc sản “trường thọ” của người Hoa ở Sóc Trăng

Từng là món ăn truyền thống của người Hoa, mì sụa dần phổ biến và được coi là đặc sản vùng Sóc Trăng.

Mì sụa vốn là món ăn truyền thống của người Hoa. Theo thời gian, món ăn này được biến tấu một vài điểm trong hương vị và trở thành đặc sản nức tiếng tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh...

Sợi mì rất dài nên nó còn được gọi là mì trường thọ. Mì sụa có hai loại: mặn và ngọt.

Mì sụa ngọt được dùng để nấu chè với trứng gà luộc. Phiên bản này thường được dùng trong các bữa tiệc sinh nhật. Màu đỏ của lòng trứng gà sẽ đem đến nhiều may mắn, hạnh phúc, viên mãn cho tuổi mới, theo quan niệm của người Hoa.

Tuy nhiên, món mì sụa mặn hay mì sụa xào lại phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn cả.

Mì sụa có thể có nhiều topping khác nhau như thịt gà, thịt heo, hải sản... Ảnh: Mì Sụa Tân Hương Nam