5 thg 11, 2023
Ngày mưa...
Những ai đã từng lớn lên ở vùng quê miền Trung, trong những ngày mưa gió, thường nhớ đến mùi củ mì vừa luộc chín còn nghi ngút hơi nóng, được mẹ ta lấy ra từ chiếc nồi ám khói, đặt vào đĩa hoặc chiếc rổ tre nho nhỏ.
Ngày trước, có hai loại củ mì phổ biến, là mì nếp và mì gòn. Mì nếp, thân cây và lá có màu vàng - trắng, vỏ củ cũng trắng. Mùi của loại củ này thơm như mùi cơm nếp nhưng dẻo chứ không bở. Còn mì gòn thì thân cây và cuống lá cũng như vỏ củ có màu đỏ tím. Tuy không có mùi thơm như mì nếp nhưng củ rất bở, tinh bột nhiều nên đa số gia đình ở nông thôn chọn loại mì này để ăn vào những ngày mưa lụt. Có khi ăn củ mì như một bữa ăn phụ, ăn thêm cho vui miệng, nhưng cũng có không ít gia đình khó khăn, củ mì là lương thực chính. “Nuốt củ mì trầy o mà nói chuyện thế giới!”, các bác nông dân hay trêu nhau câu ấy mỗi khi nghe ai đó bàn tán về những chuyện xa vời.
Tuyệt cảnh Gành Lá Ngái
Vùng biển Bình Sơn có nhiều gành biển đẹp. Trong số đó không thể thiếu nét đẹp hoang sơ của gành Lá Ngái thuộc thôn An Hải (xã Bình Châu). Vùng biển này khá hoang sơ, được tạo nên bởi những lớp đá đen tỏa sáng, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút, rung động lòng người.
Gành Lá Ngái cách trung tâm TP. Quảng Ngãi chừng 20 km, có chiều dài khoảng 2 km. Từ TP.Quảng Ngãi, theo tuyến đường Mỹ Trà – Mỹ Khê đến xã Tịnh Khê, bạn tiếp tục theo Quốc lộ 24B đến chợ Bình Châu rẽ trái đi khoảng vài cây số là đến UBND xã Bình Châu. Bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp, ở cuối con đường này, chúng ta rẽ phải vào con đường đi vào một xóm nhỏ nằm dọc mép sông là đến gành Lá Ngái.
Gành Lá Ngái cách trung tâm TP. Quảng Ngãi chừng 20 km, có chiều dài khoảng 2 km. Từ TP.Quảng Ngãi, theo tuyến đường Mỹ Trà – Mỹ Khê đến xã Tịnh Khê, bạn tiếp tục theo Quốc lộ 24B đến chợ Bình Châu rẽ trái đi khoảng vài cây số là đến UBND xã Bình Châu. Bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp, ở cuối con đường này, chúng ta rẽ phải vào con đường đi vào một xóm nhỏ nằm dọc mép sông là đến gành Lá Ngái.
Ngọt ngon cá bịp
Ẩn sau lớp da xù xì của cá bịp là thớ thịt trắng ngần, thơm ngon. Cá bịp nướng, kho, chiên đều ngon, để lại dư vị khó quên.
Cá bịp hay còn gọi là cá thóc, cá bã trầu. Cá bịp giá rẻ, nhưng xét về độ thơm ngon thì không thua kém nhiều loại hải sản khác. Nhiều người ưa thích cá bịp nướng chấm muối ớt với cách chế biến khá đơn giản. Móc mang cá và ruột rồi rửa sạch, đặt cá lên vỉ sắt kê trên bếp than hồng. Da cá dần chuyển sang màu nâu xám, bốc mùi thơm phức. Canh lửa vừa phải để thịt cá chín đều. Gỡ lớp da xù xì bên ngoài, lộ ra thớ thịt cá trắng ngần trông rất hấp dẫn. Giã nhuyễn muối hột cùng với vài trái ớt xanh. Cá nướng ăn cùng với muối ớt, thịt cá ngọt mềm hòa cùng vị mặn của muối lẫn với ớt cay, thơm ngon phải biết.
Món cá bịp kho ngọt.
Cá bịp hay còn gọi là cá thóc, cá bã trầu. Cá bịp giá rẻ, nhưng xét về độ thơm ngon thì không thua kém nhiều loại hải sản khác. Nhiều người ưa thích cá bịp nướng chấm muối ớt với cách chế biến khá đơn giản. Móc mang cá và ruột rồi rửa sạch, đặt cá lên vỉ sắt kê trên bếp than hồng. Da cá dần chuyển sang màu nâu xám, bốc mùi thơm phức. Canh lửa vừa phải để thịt cá chín đều. Gỡ lớp da xù xì bên ngoài, lộ ra thớ thịt cá trắng ngần trông rất hấp dẫn. Giã nhuyễn muối hột cùng với vài trái ớt xanh. Cá nướng ăn cùng với muối ớt, thịt cá ngọt mềm hòa cùng vị mặn của muối lẫn với ớt cay, thơm ngon phải biết.
4 thg 11, 2023
Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...
Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu
Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.
Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.
Về Bảy Núi nghe suối “hát”
Mùa mưa đến, những con suối ở Bảy Núi (tỉnh An Giang) chuyển mình, có khi rì rào, có khi róc rách, tạo nên khúc nhạc âm vang giữa núi rừng...
Mỏm núi tựa hình rồng vươn ra biển lớn hút khách check-in ở Bình Định
Nhìn từ xa hoặc từ trên cao, mỏm núi trông tựa như một con rồng đang vươn mình ra biển lớn. Tới đây, ngoài check-in những bãi đá đẹp, du khách có thể kết hợp ghé làng chài Tân Phụng, thưởng thức hải sản “rẻ như cho”.
Hàng nghìn người tham gia ngày hội mùa nước nổi
Hàng nghìn người dân, du khách dự ngày hội mùa nước nổi đặc trưng vùng sông nước miền Tây với các trò chơi dân gian, rộn vang một góc quê thuộc huyện Châu Phú.
Lần đầu tiên tổ chức ngày hội, Châu Phú chọn cánh đồng xả lũ, ven đường tỉnh 945. Hai bên đường là cánh đồng mênh mông nước, sâu khoảng một mét.
Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nằm phía hữu ngạn sông Hậu, cách TP HCM khoảng 200 km. Huyện có dân số gần 250.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông. Đồng ruộng nơi đây khá màu mỡ do được phù sa bồi đắp.
Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nằm phía hữu ngạn sông Hậu, cách TP HCM khoảng 200 km. Huyện có dân số gần 250.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông. Đồng ruộng nơi đây khá màu mỡ do được phù sa bồi đắp.
3 thg 11, 2023
Kiến trúc nghệ thuật độc đáo Di tích Quốc gia đền Đức Hoàng (Đô Lương)
Đền Đức Hoàng được xem là một trong những ngôi đền có kiến trúc nghệ thuật vào loại quý hiếm hiện nay trong hệ thống di tích của Nghệ An.
Qua thời gian, ngôi đền bị xuống cấp, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như nhà hảo tâm, đến nay đền Đức Hoàng (Đô Lương) đã được phục dựng gần như nguyên trạng, lưu giữ bản sắc văn hoá ngàn đời của người dân địa phương cũng như những kiến trúc độc đáo còn sót lại từ thời Vua Lê Trang Tôn.
Theo sử sách, đền Đức Hoàng được Vua Lê Trang Tôn lập vào những năm 1548 để ghi nhớ công ơn vùng đất đã cưu mang mình và công ơn tiên tổ.
Qua thời gian, ngôi đền bị xuống cấp, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như nhà hảo tâm, đến nay đền Đức Hoàng (Đô Lương) đã được phục dựng gần như nguyên trạng, lưu giữ bản sắc văn hoá ngàn đời của người dân địa phương cũng như những kiến trúc độc đáo còn sót lại từ thời Vua Lê Trang Tôn.
Theo sử sách, đền Đức Hoàng được Vua Lê Trang Tôn lập vào những năm 1548 để ghi nhớ công ơn vùng đất đã cưu mang mình và công ơn tiên tổ.
Hoa muồng vàng nở rực trên đồi chè Gia Lai
Đầu tháng 11 hàng năm, hoa muồng vàng bắt đầu nở ở đồi chè Bàu Cạn, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình.
Hoa muồng vàng được trồng rải rác trên nông trường chè ở xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông, cách TP Pleiku khoảng 25 km về phía nam. Với diện tích trồng chè hơn 400 ha, nông trường chè ở Bàu Cạn có sản lượng 2.000 tấn chè búp mỗi năm.
Mục đích trồng thêm giống cây muồng vàng, muồng đen để chắn gió. Ngoài ra, lá của loài cây này khi rụng sẽ trở thành một loại phân bón tự nhiên, tốt cho cây trồng.
Mục đích trồng thêm giống cây muồng vàng, muồng đen để chắn gió. Ngoài ra, lá của loài cây này khi rụng sẽ trở thành một loại phân bón tự nhiên, tốt cho cây trồng.
Đèo Khánh Lê - cung đường nối biển và hoa
Nối từ TP biển Nha Trang đến TP ngàn hoa Đà Lạt, đèo Khánh Lê dài 33 km, một trong những con đèo dài nhất Việt Nam còn được gọi là "cung đường nối biển và hoa".
Đèo Khánh Lê là con đèo nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó, đây cũng là đường nối liền hai TP du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), còn được gọi là "con đường nối biển và hoa".
Đèo Khánh Lê uốn lượn từ thung lũng Khánh Vĩnh, băng ngang qua cao nguyên Di Linh lên cao nguyên Lâm Viên. Từ Nha Trang đến Đà Lạt, so với quãng đường qua đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận), đi qua đèo Khánh Lê giúp du khách rút ngắn quãng đường từ 220 km xuống còn khoảng 140 km.
Đèo Khánh Lê uốn lượn từ thung lũng Khánh Vĩnh, băng ngang qua cao nguyên Di Linh lên cao nguyên Lâm Viên. Từ Nha Trang đến Đà Lạt, so với quãng đường qua đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận), đi qua đèo Khánh Lê giúp du khách rút ngắn quãng đường từ 220 km xuống còn khoảng 140 km.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)