20 thg 7, 2023
Khám phá vùng đất trên 'cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam'
Nằm trên cung đường ven biển được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam, thị xã Đông Hòa có cả đồng bằng, đồi, núi và biển, được ví như kiệt tác của xứ Nẫu.
Những năm gần đây, Phú Yên đã trở thành điểm đến hot trong dịp hè. Thị xã Đông Hòa nằm ở phía nam tỉnh Phú Yên là một thị xã mới được thành lập vào tháng 6/2020 trên toàn bộ diện tích của huyện Đông Hòa trước đây. Thị xã nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhưng sở hữu cả địa hình đồng bằng, đồi núi và biển.
19 thg 7, 2023
Nhà thờ Tân Triều
Có lẽ bạn đã từng ghé thăm Làng bưởi Tân Triều, hoặc ít ra đã từng nghe nói đến bưởi Tân Triều, một giống bưởi ngon nổi tiếng ở Biên Hoà. Thế nhưng nhà thờ Tân Triều thì chắc bạn ít hoặc chưa nghe nhắc đến.
Nhà thờ giáo xứ Tân Triều. Ảnh: PHN
Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 10 km về phía Bắc, thuộc huyện Vĩnh Cửu (tức là nói một cách chính xác về mặt địa lý hành chánh thì Tân Triều không phải ở Biên Hoà!). Du khách phương xa đến Biên Hoà thường ghé thăm khu du lịch sinh thái Làng Bưởi Tân Triều, hay còn được gọi là Vườn bưởi Năm Huệ.
Cá kình rào nấu khế chua mùa nóng
Cá kình rào nấu với khế chua không chỉ giải nhiệt ngày nắng nóng mà còn trị bệnh mất ngủ.
Vì sao cá kình được gọi là cá kình rào như người Huế hay gọi?
Rào là tên phá Tam Giang mà người địa phương hay gọi, hay rủ nhau đi tắm rào là ngày mà phá còn trong veo với trời mây không phải chia ô vuông nạo vét nuôi tôm, nuôi cua như bây giờ. Thế mới biết con cá kình rào là vậy, chứ mới nghe tưởng cá vào mùa nhảy rào rào vào lưới là không phải đâu.
Vì sao cá kình được gọi là cá kình rào như người Huế hay gọi?
Rào là tên phá Tam Giang mà người địa phương hay gọi, hay rủ nhau đi tắm rào là ngày mà phá còn trong veo với trời mây không phải chia ô vuông nạo vét nuôi tôm, nuôi cua như bây giờ. Thế mới biết con cá kình rào là vậy, chứ mới nghe tưởng cá vào mùa nhảy rào rào vào lưới là không phải đâu.
Cận cảnh ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Thanh Hóa
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời đại, chùa Bụt ở xứ Thanh ngày nay đã được phục dựng lại bằng lối kiến trúc độc lạ đã trở thành điểm du lịch tâm linh níu chân du khách thập phương.
Chùa Bụt ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được biết đến là trầm tích văn hóa từ gần 1.000 năm trước được người dân lập một gian thờ Phật ngay cạnh gian thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành gắn liền với sự tích về một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Du xuân tại ngôi chùa tuyệt đẹp nơi cửa biển xứ Thanh
Những ngày Tết, chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách đến vãn cảnh, lễ chùa.
Phục dựng Lễ mừng thọ của người M’nông tại Đắk Lắk
Lễ mừng thọ của người M’nông được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa; là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; thể hiện tình yêu thương, kính trọng người cao tuổi và lòng biết ơn của con cháu dành cho đấng sinh thành.
18 thg 7, 2023
K'pan: Ghế độc mộc độc đáo
K'pan là tên một chiếc ghế của người Ê đê. Chỉ là chiếc ghế thôi, nhưng đây là chiếc ghế hết sức độc đáo.
Về mặt tinh thần, đây là chiếc ghế cao quý, mà mỗi buôn làng chỉ 1 đến 2 gia đình được sở hữu. Họa hoằn lắm, nếu buôn làng rất sung túc, giàu có thì mới có 3 hoặc tối đa là 4 gia đình có có k'pan. Gia đình được phép có k'pan chẳng những phải là gia đình khá giả mà còn là gia đình có lòng hào hiệp, thường giúp đỡ người trong buôn.Về mặt vật chất, k'pan là một chiếc ghế dài khoảng 15 met, rộng 65 - 85 cm, dày khoảng 7 - 8 cm, 2 đầu hơi uốn cong, được đẽo từ một thân gỗ duy nhất! K'pan chính là một chiếc ghê độc mộc. Thời nay khi cây rừng đã bị tàn phá, không dễ gì làm được một chiếc k'pan.
Chính vì k'pan quan trọng như vậy cho nên từ lúc xin phép được làm k'pan, chọn cây để làm k'pan, thi công làm k'pan trong rừng... người chủ k'pan đều phải trải qua những nghi lễ hết sức trịnh trọng. Đặc biệt là khi k'pan đã được làm xong, lễ rước k'pan từ rừng về nhà là một lễ hội lớn với những nghi thức trọng thể của cả buôn làng.
Lễ rước k'pan từ trong rừng về. Ảnh: Báo Công an TPHCM.
Ngôi nhà sàn hơn 130 năm tuổi của vua săn voi
Ngôi nhà sàn cổ của vua voi Y Thu Knul (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) là một điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân tới Đắk Lắk.
Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường
Đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải.
Đền Mẫu Trịnh Tường được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Sau đó, bằng nguồn vốn xã hội hóa, UBND huyện Bát Xát đầu tư xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Trịnh Tường trên diện tích 9.245 m², thuộc thôn Phố Mới I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Một góc đền Mẫu Trịnh Tường.
Đền Mẫu Trịnh Tường được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Sau đó, bằng nguồn vốn xã hội hóa, UBND huyện Bát Xát đầu tư xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Trịnh Tường trên diện tích 9.245 m², thuộc thôn Phố Mới I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Cận cảnh nhà thờ đá Đạ Tông đậm bản sắc Tây Nguyên
Kiến trúc cơ bản của nhà thờ Đạ Tông là sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông và nhà dài của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên như K’Ho, M’Nông… tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)