31 thg 1, 2023

Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những tiếng cồng, chiêng kèm theo những làn điệu riêng của đồng bào dân tộc Mường lại vang lên khắp các bản làng ở miền núi huyện Nho Quan (Ninh Bình). Ảnh: Diệu Anh

Đi săn mây ở Ba Khan

Ở Ba Khan, việc săn mây dường như đơn giản và “chắc ăn” hơn rất nhiều so với săn mây trên các đỉnh núi cao. Thậm chí, có lúc chỉ cần mở cửa phòng cũng thấy mây ở rất gần.

Mây bay vờn quanh núi ở Ba Khan. Ảnh: Linh Nguyên

Ba Khan là một xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, cách Hà Nội trên dưới 130 km. Ở đây còn khá nguyên sơ để khám phá.

Nghi lễ treo tranh thờ của người Dao vùng cao Tây Bắc

Tranh thờ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao vùng cao Tây Bắc. Tranh thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh.

Vượt qua con dốc cheo leo dựng đứng, PV đã có mặt tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - một bản làng với hơn 70 hộ dân tộc Dao đang cùng chung sống. Đồng thời, tìm đến nhà nghệ nhân Lý Văn Hềnh - một trong những người đang nắm giữ những phong tục, tập quán xã hội đặc sắc của dân tộc Dao vùng cao Hoà Bình.

Lật giở từng tập tài liệu nói về tranh thờ bằng chữ Nôm Dao, ông Hềnh chia sẻ: “Người Dao quan niệm trong những ngày lễ quan trọng như Cấp sắc, Tết nhảy, lễ tang hay đám chay đều không thể thiếu được tranh thờ. Tranh thờ thì không được treo hằng ngày trong nhà, mà chỉ khi tiến hành nghi lễ mới treo lên, sau đó lại cuộn tranh cất đi”.

Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ của người Dao.

29 thg 1, 2023

Độc đáo làng nói trạng Vĩnh Hoàng, Quảng Trị

Tết Nguyên đán, xã Vĩnh Tú lại tổ chức ngày hội kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Với các câu chuyện được phóng tác dí dỏm, hài hước đã mang lại tiếng cười khoái chí cho người nghe.

Ông Trần Hữu Chư vẽ chuyện trạng Vĩnh Hoàng ở tường nhà. Ảnh: CTV.

Làng Vĩnh Hoàng được lập từ khoảng thế kỷ 17-18, nay là thôn Huỳnh Công Tây thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ông Võ Văn Nồng (trú tại xã Vĩnh Tú) - một nghệ nhân kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng cho biết, xưa kia không có máy móc hỗ trợ, người dân ở làng làm nông rất vất vả. Đến giờ giải lao, mọi người nói trạng để tạo niềm vui, vơi bớt mệt nhọc. Dần dần, những câu chuyện trạng trở thành nét đặc sắc, được lưu truyền và phát triển thêm nhiều câu chuyện mới, hợp với thời sự hơn.

Những món ăn Hoa đặc sắc ở Chợ Lớn, TPHCM

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm sống ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách khi mở nhà hàng…

Người không phải gốc Hoa nếu không chú ý sẽ không dễ phân biệt món nào của người Quảng, món nào của người Tiều hay của người Hải Nam…

Quảng và Tiều khác nhau trong món giò heo và lạp vịt

Chị Minh Cúc, một người Triều Châu ở quận 11 đang bán món ăn Hoa chế biến sẵn trên mạng và có viết một cuốn sách về ẩm thực cho biết, có những món ăn Hoa na ná giống nhau nhưng cách chế biến và công dụng trong bữa ăn khác hẳn nhau.

Món bánh lọc Mỹ Chánh lên máy bay đi khắp cả nước

Ít ai ngờ rằng, một ngày món bánh lọc làm bằng bột sắn ở Mỹ Chánh lại nổi tiếng, giải quyết việc làm cho nhiều người và lên máy bay đi khắp đó đây.

Thôn Mỹ Chánh ở xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được xem là cái nôi của món bánh lọc. Từ lâu, người dân ở đây đã làm bánh, rồi đem ra Quốc lộ 1 bán cho các xe khách Bắc – Nam và người dân địa phương.

Bánh lọc Mỹ Chánh ngon, tiếng lành đồn xa nên người mua nhiều, người bán vì vậy cũng chú tâm vào làm, và lấy đây làm một nghề có thu nhập khi nông nhàn.

Trong trí nhớ của anh Hồ Minh Thạnh (37 tuổi, trú tại thôn Mỹ Chánh), thì từ nhỏ bánh lọc đã quen thuộc. Bánh lọc xuất hiện trong những mâm cỗ ngày rằm, lễ, Tết và là kế sinh nhai nuôi sống cả gia đình anh.

Bánh lọc được làm từ bột sắn, nhân là thịt và tôm. Ảnh: Hưng Thơ.

Những món ăn đậm vị Tết ở huyện miền núi Tiên Yên, Quảng Ninh

Nằm ở cửa ngõ miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, Tiên Yên là nơi hội tụ những dòng sông, cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng. Đặc biệt, nơi đây lưu giữ nét văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số, được lưu giữ qua nhiều đời. Trong đó ẩm thực ngày Tết ở Tiên Yên cũng vô cùng đa dạng và độc đáo.

Gà Tiên Yên

Theo công bố của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, gà Tiên Yên là 1 trong 50 món ăn đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: Đoàn Hưng

28 thg 1, 2023

Làng nghề khô mè Đà Nẵng - đặc sản bánh quà nổi tiếng Việt Nam

Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…

Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh

Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.

7 đặc sản Phú Yên hấp dẫn, làm say đắm vị giác thực khách

Phong cảnh hữu tình kết hợp sự đa dạng các món ăn đặc sắc của xứ sở “hoa vàng, cỏ xanh” Phú Yên khiến du khách say đắm “quên cả lối về”.

Mắt cá ngừ đại dương

Món mắt cá ngừ đại dương vô cùng nổi tiếng tại Phú Yên, là một trong những món ăn nhất định phải thử nếu bạn có dịp ghé đến vùng đất xinh đẹp này. Món ăn có cách làm vô cùng đơn giản nhưng cho cảm nhận hương vị nồng đượm, thơm ngon, lại rất giàu dưỡng chất nên được nhiều người ưa chuộng.

Mắt cá ngừ sau khi sơ chế được lấy phần cầu mắt bỏ vào một hũ đất nung, nêm nếm thêm vài loại rau củ, gia vị như ớt, táo tàu, kỷ tử… và đun chín. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy món ăn từ các nhà hàng cao cấp đến quán ăn bình dân tại Phú Yên. 

Đặc sản Phú Yên được chế biến công phu và đẹp mắt. Ảnh: Palm Beach Hotel

7 món ăn đặc sản Bình Thuận hấp dẫn khó lòng bỏ qua

Du lịch Bình Thuận, du khách không chỉ được hòa mình vào biển xanh, cát trắng, nắng vàng, mà còn được “mê đắm” trong hương vị của nhiều đặc sản ngon nức tiếng nơi đây.

Bánh rế Phan Thiết

Đặc sản bánh rế Phan Thiết được làm từ khoai lang và khoai mì, có mùi thơm đặc trưng, ăn giòn tan trong miệng, cho cảm nhận vị thơm ngon của mỡ hòa quyện cùng sự ngọt béo của bánh, rất được du khách yêu thích.

Để làm ra chiếc bánh rế ngon, đòi hỏi người thợ phải khéo léo, chọn những củ khoai mì hay khoai lang thật tươi, không non cũng không quá già, qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau. 

Bánh rế ở Bình Thuận thường được bán theo bịch, xếp chồng lên nhau. Ảnh: Bình Thuận 86