5 thg 4, 2022

Mực phủ luộc chấm mắm gừng

Mực phủ luộc chấm mắm gừng là món ăn mà cả người lớn và trẻ con đều thích. Đây là món ăn phảng phất vị mặn mòi của biển lẫn hương thơm của rau xanh trong vườn nhà.

Mực phủ luộc chấm mắm gừng. Ảnh: Trang Thy

Bánh xèo tôm đất

Bánh xèo tôm là món đặc sản ở các làng quê xứ Quảng, dân dã mà ngon. Nhà có khách thân thiết, làm bánh xèo tôm đãi khách. Trời nắng bỗng chuyển mưa lành lạnh cũng đúc bánh xèo tôm đất. Lúc rảnh rỗi, thì làm bánh xèo tôm ăn cho vui. Mà tôm ở đây phải là tôm đất.

Bột đúc bánh xèo phải là bột gạo. Ngày nay, bột gạo khô bán sẵn ngoài chợ, rất tiện lợi. Chỉ cần chạy xe ra chợ chưa tới mươi phút là có ngay bột đúc bánh xèo. Nhưng nhanh là một chuyện, ngon là chuyện khác. Bột gạo ngoài chợ đúc bánh chỉ bời rời chứ không dẻo, không dai. Đã bời rời thì bánh đi đằng bánh, tôm đi đằng tôm. Bánh và tôm đã mất “kết nối” thì không thể tạo ra hương vị đặc trưng của bánh xèo tôm đất được.

Bánh xèo tôm đất. Ảnh: Trần Cao Duyên

Mặn mòi vị gỏi Phù Sa

Theo người dân vùng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), quán Phù Sa (đường Ngô Xuân Thu) nằm bên bờ sông Cu Đê là một trong số ít địa chỉ giữ được hương vị đặc trưng món gỏi cá trích. Tại đây, ngoài những cá trích thấm gia vị mặn mòi, ngọt, thơm, cay xé lưỡi, thì đĩa rau rừng ăn kèm làm món ăn thêm phần hấp dẫn.

Món gỏi cá trích tại Phù Sa được nhiều người yêu thích. Ảnh: H.L

Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng

Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.

Trong vụ cúc họa mi năm nay, Trung tâm Công nghệ sinh học trồng được 6.000 cây hoa với diện tích trồng 500 m².

Tươi mới bức tranh du lịch sinh thái trên miền núi thơm Hà Tĩnh

Ngay sau khi có chủ trương mở cửa du lịch thích ứng trong tình hình mới, các cơ sở, doanh nghiêp hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tái kích hoạt để sẵn sàng đón khách trong mùa cao điểm.

Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.

Những đồi chè tại xã Sơn Kim 2 - điểm du lịch sinh thái cộng đồng của địa phương. Ảnh Minh Lý

Bảy Núi mùa khô

Sang tháng 4, nắng vẫn gay gắt thiêu đốt đất trời và màu xanh chưa thể phủ hết những cánh đồng cát trắng ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, miền đất này vẫn luôn mang những nét đặc thù riêng, dù đang trong mùa nắng cháy.

Núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thời điểm này đã bắt đầu lún phún chồi non của lá. Những cơn mưa trái mùa đến rồi đi, để lại chút xanh tươi cho khung cảnh núi rừng. Mấy tán bằng lăng rừng được tưới tắm bỗng bừng tỉnh giấc, điểm xuyết màu tím miên man vào khung cảnh khô khốc trên triền dốc xa xa.

Nheo mắt nhìn lên núi Phú Cường, ông Nguyễn Văn Hai (người dân địa phương) gật gù: “Năm nay mưa sớm, nên mùa khô đỡ khốc liệt hơn. Mấy năm trước, vào tháng này cây cối còn trụi lá, chứ không đâm đọt như bây giờ. Theo tui biết, Phú Cường là một trong những núi khô nhất ở huyện Tịnh Biên, nên cứ sau Tết Nguyên đán là người ta lại lo tới chuyện giữ rừng. Có mưa sớm, người dân cũng được nhờ vì có thể xuống giống trồng cây ngắn ngày, trước khi bước vào mùa sản xuất chính trong năm khi họ tận dụng nguồn nước trời trong thời điểm mưa già”.

Nông dân Khmer thu hoạch lúa ruộng trên giữa mùa khô ở vùng Bảy Núi

3 thg 4, 2022

Mưa trên phố Hội

Hội An ngày mưa, khung cảnh buồn man mác nhưng vẫn có những nét đẹp truyền thống và lãng mạn.

Nếu Hội An ngày nắng là những mảng tường vàng rực rỡ, mái ngói thâm nâu xếp lớp lớp và vô số khách du lịch lang thang dạo phố thì ngày mưa phố Hội lại mang vẻ đẹp khác.

Bốn món nhắc tên là nghĩ ngay đến Huế

Bún bò, bánh bột lọc, chè và cơm hến là những món ăn khi nhắc đến tên, thực khách nhớ ngay đến đất cố đô.

Ẩm thực Huế có hàng trăm món ăn ngon nhưng nếu nhắc đến những món nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhất dù chưa từng đến Huế, đó sẽ là những cái tên như: bún bò, bánh bột lọc, chè và cơm hến.

Bún bò

Món ăn xuất hiện ở khắp các tỉnh thành Việt Nam, nhưng dù vậy đây vẫn là món mà bất kỳ ai đến Huế vẫn muốn thử với suy nghĩ được thưởng thức hương vị chính gốc. Điểm nổi bật của bát bún bò tại đất cố đô là miếng huyết mềm. Cắn một miếng nhỏ, miếng huyết dường như tan ngay trong miệng và để lại dư âm thanh ngọt. Nước dùng của bún bò Huế khá đặc biệt với vị đậm đà không thể thiếu của mắm ruốc. Chính nhờ mắm ruốc mà nước dùng thơm chứ không tanh nồng.

Nhiều người thường thích gọi riêng một bát huyết heo, vắt thêm chanh, ớt để ăn riêng khi gọi bún bò. Giá một bát bún bò ở Huế thường từ 30.000 đến 50.000 đồng. Ảnh: Ngọc Trân

Băng rừng leo đá khám phá suối Ba Hồ

Muốn ngắm trọn cảnh quan, du khách đi bộ đường dài, leo vách đá dựng đứng để đến ba hồ nước sâu trong xanh.

Suối Ba Hồ thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 25 km về hướng bắc. Đây là nơi có không gian yên tĩnh, hoang sơ, bao quanh là cây cối mát mẻ, nhưng để khám phá cũng lắm gian nan. Suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Sơn cao 660 m, dài hơn 10 km, chảy qua hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

Món ngon từ hoa ban ở Mộc Châu

Đến Tây Bắc tháng 3-4, nhất là Mộc Châu, bạn nên tìm thử món ăn chế biến từ hoa ban, không chỉ đẹp mà còn ngon.

Không chỉ mang vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc, hoa ban còn được các cô gái Thái chế biến thành nhiều món ăn ngon từ xa xưa. Đến nay, các nhà hàng, homestay ở Mộc Châu vẫn duy trì vốn văn hóa ấy với đôi chút biến tấu để đưa vào thực đơn nhà hàng, làm nức lòng các tín đồ ẩm thực.

Hoa ban, nụ ban sẽ được khéo léo bứt khỏi cành, chọn bông lành lặn, không thối, nát đem về chần sơ để ráo. Nhiều người tỉ mỉ bỏ cuống để bớt chát nhưng cũng có người thích ăn cả cuống vì thích vị chát, bùi mà giòn. Thành phẩm hoa ban sẽ tùy theo các món ăn mà chế biến. Dưới đây là một vài món ăn từ hoa ban ở Mộc Châu khách du lịch có thể thưởng thức vào mùa này.