8 thg 3, 2022
Chuyện về tên gọi chiếc nóp ở vùng Đồng Tháp Mười.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vậy mà mỗi lần nghe bài hát “Nam bộ kháng chiến” của thầy giáo trẻ Tạ Thanh Sơn, là không ít người trào dâng niềm xúc động. Âm vang của bài hát ấy đã từng làm rung động trái tim các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành và làm sống lại một thời trai trẻ trong khí thế sục sôi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và những ngày đầu Nam bộ kháng chiến. Mãi cho đến hôm nay, hình ảnh của chiếc nóp vẫn còn gợi lại trong ta hình ảnh những đoàn quân tay cầm ngọn tầm vông, vai mang chiếc nóp rầm rập trên các nẻo đường hành quân.
7 thg 3, 2022
Tát đìa tháng Chạp!
Khi cơn bấc ở lại sau lưng, cũng là lúc dân miền Tây bước vào “mùa tát đìa”. Có lẽ, hình ảnh những con người “chân lấm, tay bùn” - theo đúng nghĩa đen - hì hụp mò từng con cá luôn là một phần ký ức của miền sông nước dân dã.
“Mùa tát đìa”
Không phải là mùa của nắng, của mưa, mà dân quê xưa nay có thói quen gọi những hiện tượng xuất hiện vào một thời điểm nhất định có tính chu kỳ, thu hút cộng đồng tham gia là “mùa”. Tát đìa cũng nằm trong số đó. Nói nôm na, khi đầu trên, xóm dưới cùng nghe tiếng máy chạy lạch tạch ở đìa nước, họ bảo nhau: “Vô tháng Chạp là tới mùa tát đìa!”.
Thật vậy, người ta phải chờ đến tháng Chạp mới tát đìa. Vì khi đó nước lũ rút đi, để lại những con cá đồng lẩn đâu đó dưới đìa, bào. “Người ta hay tát đìa nhỏ bằng tay, đìa lớn phải bơm nước bằng máy. Có người xài máy Kohler, có người chạy máy dầu, kiểu gì cũng được, miễn nước khô để bắt cá. Hồi trước cá nhiều lắm, tới lúc tát đìa, ai nấy xúm nhau coi. Cá nhiều tới mức phải đựng bằng cần xé. Khi đó, chủ đìa lựa một mớ cá ngon rộng ăn Tết, mớ biếu xóm giềng, dư nữa thì làm khô, ủ mắm” - ông Trịnh Quốc Bình (người dân xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú) cho hay.
“Mùa tát đìa”
Không phải là mùa của nắng, của mưa, mà dân quê xưa nay có thói quen gọi những hiện tượng xuất hiện vào một thời điểm nhất định có tính chu kỳ, thu hút cộng đồng tham gia là “mùa”. Tát đìa cũng nằm trong số đó. Nói nôm na, khi đầu trên, xóm dưới cùng nghe tiếng máy chạy lạch tạch ở đìa nước, họ bảo nhau: “Vô tháng Chạp là tới mùa tát đìa!”.
Thật vậy, người ta phải chờ đến tháng Chạp mới tát đìa. Vì khi đó nước lũ rút đi, để lại những con cá đồng lẩn đâu đó dưới đìa, bào. “Người ta hay tát đìa nhỏ bằng tay, đìa lớn phải bơm nước bằng máy. Có người xài máy Kohler, có người chạy máy dầu, kiểu gì cũng được, miễn nước khô để bắt cá. Hồi trước cá nhiều lắm, tới lúc tát đìa, ai nấy xúm nhau coi. Cá nhiều tới mức phải đựng bằng cần xé. Khi đó, chủ đìa lựa một mớ cá ngon rộng ăn Tết, mớ biếu xóm giềng, dư nữa thì làm khô, ủ mắm” - ông Trịnh Quốc Bình (người dân xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú) cho hay.
Hấp dẫn gỏi gà xé
Sau Tết, hầu như nhà nào cũng còn nhiều thức ăn trong tủ lạnh, đặc biệt là thịt gà. Để thay đổi khẩu vị, mẹ tôi chế biến thịt gà thành nhiều món ăn ngon như gỏi gà xé phay, miến gà trộn...
Những ngày sau Tết, gà đã làm sạch và cấp đông từ trước Tết được mẹ tôi đem ra rã đông rồi luộc chín. Khi luộc cần cho gà ngập trong nước cùng vài củ hành tím, miếng gừng đập dập và một chút muối, để thịt thơm ngon. Sau khi luộc gà khoảng 10 phút, tắt bếp rồi vớt gà cho vào tô nước đá để da gà được giòn. Sau đó, xé thịt gà thành từng miếng vừa ăn. Để có món gỏi gà xé phay thơm ngon, phải có thật nhiều rau. Mẹ tôi bào sợi cà rốt và hành tây, rồi ngâm qua nước đá để tăng độ giòn. Món gỏi gà không thể thiếu các loại rau thơm như húng, rau răm, hành lá, rau mùi. Đậu phụng được rang chín, để nguội, chà sạch vỏ rồi giã vỡ.
Những ngày sau Tết, gà đã làm sạch và cấp đông từ trước Tết được mẹ tôi đem ra rã đông rồi luộc chín. Khi luộc cần cho gà ngập trong nước cùng vài củ hành tím, miếng gừng đập dập và một chút muối, để thịt thơm ngon. Sau khi luộc gà khoảng 10 phút, tắt bếp rồi vớt gà cho vào tô nước đá để da gà được giòn. Sau đó, xé thịt gà thành từng miếng vừa ăn. Để có món gỏi gà xé phay thơm ngon, phải có thật nhiều rau. Mẹ tôi bào sợi cà rốt và hành tây, rồi ngâm qua nước đá để tăng độ giòn. Món gỏi gà không thể thiếu các loại rau thơm như húng, rau răm, hành lá, rau mùi. Đậu phụng được rang chín, để nguội, chà sạch vỏ rồi giã vỡ.
Bánh lá đót của đồng bào Cor
Trong các dịp lễ hội hay các ngày trọng đại của gia đình, làng xóm của đồng bào Cor ở huyện Trà Bồng, loại bánh trên mâm cỗ không thể thiếu là bánh lá đót (bánh a cót). Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào Cor, thể hiện sự no đủ, đầm ấm.
Già làng Hồ Văn Nghĩa, ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) cho biết, từ xa xưa với đồng bào Cor, lễ cúng nào cũng đều gói bánh lá đót. Những lễ hội lớn như đâm trâu, tết Ngã rạ, người dân trong làng gói cả nghìn chiếc bánh lá đót, vừa để cúng, vừa phục vụ phần hội với rất đông người dân đến dự.
Già làng Hồ Văn Nghĩa, ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) cho biết, từ xa xưa với đồng bào Cor, lễ cúng nào cũng đều gói bánh lá đót. Những lễ hội lớn như đâm trâu, tết Ngã rạ, người dân trong làng gói cả nghìn chiếc bánh lá đót, vừa để cúng, vừa phục vụ phần hội với rất đông người dân đến dự.
Chuyện về “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn
Vùng Thất Sơn huyền bí một thời là cứ điểm, nơi dừng chân lý tưởng của nhiều nhà ái quốc làm cách mạng, bậc chân tu, người thất chí, thậm chí kẻ côn đồ muốn làm “anh hùng Lương Sơn Bạc”.Trong dòng chảy lịch sử đó, xuất hiện cụ Lê Văn Thùy (sau trở thành “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn). Nhưng về nguồn gốc gia tộc, gia đình cụ, thậm chí ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ đặt cho cụ thì cả trăm năm còn chưa rõ.
Cụ Lê Văn Thùy đến vùng đất này với tâm thế người thất chí, vì hoàn cảnh gia đình. Sử sách cho biết, cụ Thùy (sinh khoảng năm 1849, mất năm 1925, làng Trung Lương, tỉnh Mỹ Tho) là con của một vị quan triều Nguyễn (bị tử trận trong cuộc kháng chiến chống Pháp). Cụ Thùy biết chữ Nho, cùng vợ con sống đạm bạc ở làng quê. Qua một trận dịch bệnh hoành hành, vợ con chết hết, số người thân còn lại ít, thấy làng quê tiêu điều, cụ bỏ nhà vào vùng đất Thất Sơn. Ở trọ nhà của người quen (đoạn Nhà Bàng - Cây Mít, gần núi Trà Sư), cụ thường giao du, đàm đạo quốc sự với nhiều nhà sư và những người làm cách mạng.
Đường chinh phục 'nóc nhà' Quảng Trị
Thiên nhiên trên đỉnh Voi Mẹp còn nguyên sơ, với nhiều loài hoa đua nở vào mùa xuân.
Là đỉnh núi cao nhất Quảng Trị, Voi Mẹp cao hơn 1.700 m, tọa lạc tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây còn được mệnh danh là "nóc nhà" của tỉnh. Đỉnh núi còn hoang sơ, chưa khai thác du lịch. Những người lên đỉnh núi phải có sự cho phép của địa phương nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định bảo vệ rừng.
Cắm trại ngắm lá đỏ ở xứ D'ran
Bước vào khu rừng toàn lá đỏ ở D'ran, nhóm của Xuân Thượng thấy như đang ở giữa trời Âu.
Nguyễn Xuân Thượng, sinh năm 1997, hiện sống và làm việc D'ran, chia sẻ về hành trình cắm trại ngắm lá đỏ, dành cho những du khách thích sự lãng mạn.
Nằm ngay cửa ngõ về Đà Lạt, xứ D'ran ở huyện Đơn Dương khá hoang sơ. Nếu ai từng đọc "Chuyện xứ D'ran xưa" của Lâm Trung Châu sẽ biết một D'ran mơ màng, nơi ai cũng từng nghe tên một lần nhưng để hình dung thì khó miêu tả.
D'ran có tên từ thời Pháp. Thị trấn có vị trí địa lý nằm giữa hai đèo D'ran và Ngoạn Mục. Do đó, người ta còn gọi D'ran là thị trấn lưng đèo. D'ran chưa nổi tiếng trong giới du lịch và huyện Đơn Dương cũng chưa phát triển như các huyện khác nên D'ran giữ được nhiều sự hoang sơ của thiên nhiên, con người chân chất.
Nguyễn Xuân Thượng, sinh năm 1997, hiện sống và làm việc D'ran, chia sẻ về hành trình cắm trại ngắm lá đỏ, dành cho những du khách thích sự lãng mạn.
Nằm ngay cửa ngõ về Đà Lạt, xứ D'ran ở huyện Đơn Dương khá hoang sơ. Nếu ai từng đọc "Chuyện xứ D'ran xưa" của Lâm Trung Châu sẽ biết một D'ran mơ màng, nơi ai cũng từng nghe tên một lần nhưng để hình dung thì khó miêu tả.
D'ran có tên từ thời Pháp. Thị trấn có vị trí địa lý nằm giữa hai đèo D'ran và Ngoạn Mục. Do đó, người ta còn gọi D'ran là thị trấn lưng đèo. D'ran chưa nổi tiếng trong giới du lịch và huyện Đơn Dương cũng chưa phát triển như các huyện khác nên D'ran giữ được nhiều sự hoang sơ của thiên nhiên, con người chân chất.
6 thg 3, 2022
Đền Cùng - Giếng Ngọc, chốn tâm linh từ ngàn xưa ở Bắc Ninh
“Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.
Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm), là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp dân gian từ lâu đời, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu, có đến chốn này cầu đảo và đều được ứng nghiệm đánh bại quân xâm lược…
5 thg 3, 2022
Kiêng kỵ trong khai thác thiên nhiên của người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông
Hiện nay, trong đời sống của người Xơ Teng - một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi phẩm chủ yếu từ thiên nhiênvẫn được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, họ không được tự ý khai thác một cách bừa bãi mà phải tuân theo những điều cấm đã được quy ước trong cộng đồng.
Bánh củ mì của người Xơ Teng
“Păi bôm pơ kam tung pló” hay còn gọi là bánh củ mì, là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các lễ hội của người Xơ Teng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông.
Trong nhiều chuyến công tác tại các thôn, làng ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông (khu vực tập trung chủ yếu người Xơ Teng), tôi thường được bà con mời ăn bánh củ mì. Độ mềm, dẻo sánh của bột mì, kết hợp mùi thơm của lá chuối tươi tạo nên một hương thơm thanh nhẹ nhưng khó quên.
Cũng chính vì hương vị đặc trưng và cuốn hút đó, món bánh củ mì đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi đã tự dặn lòng, khi có dịp, sẽ tìm hiểu kỹ hơn để quảng bá về món ăn độc đáo này của người Xơ Teng. Qua đó, mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực về “Păi bôm pơ kam tung pló”.
Trong nhiều chuyến công tác tại các thôn, làng ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông (khu vực tập trung chủ yếu người Xơ Teng), tôi thường được bà con mời ăn bánh củ mì. Độ mềm, dẻo sánh của bột mì, kết hợp mùi thơm của lá chuối tươi tạo nên một hương thơm thanh nhẹ nhưng khó quên.
Cũng chính vì hương vị đặc trưng và cuốn hút đó, món bánh củ mì đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi đã tự dặn lòng, khi có dịp, sẽ tìm hiểu kỹ hơn để quảng bá về món ăn độc đáo này của người Xơ Teng. Qua đó, mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực về “Păi bôm pơ kam tung pló”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)