15 thg 10, 2021

Rau lồng đèn, dư vị khó quên

Quê tôi nằm dọc bãi bồi ven sông Trà Khúc, nên các loại rau tập tàng mọc nhiều vô kể, song với tôi, món rau lồng đèn (rọ heo) luôn để lại những dư vị khó quên.

Lồng đèn có nhiều tên gọi khác nhau: Cây chùm bao, nhãn lồng rừng, rọ heo. Còn ở miền Trung, người dân thường gọi với cái tên mỹ miều là cây lạc tiên. Là loại dây leo thân mềm, thường ra hoa, kết trái vào tháng bảy, tháng Tám, hoa lồng đèn có màu tím, bên trong nhị màu vàng nhạt. Quả lồng đèn có hình tròn, nho nhỏ như trứng cút, khi chín có màu vàng nhạt, bên trong có hạt nhỏ li ti. Nếu ai đó đã một lần thưởng thức quả lồng đèn thì khó quên lắm, cái vị chua chua, ngọt ngọt.

Rau lồng đèn luộc chấm với mắm nêm, giản dị mà nhớ mãi.

Nhọc nhằn nghề khai thác mủ thông

Băng rừng, vượt núi, nay đây mai đó, ăn nghỉ ngay tại rừng là việc hằng ngày của những người thợ khai thác nhựa thông. Họ đi từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, dù khó khăn, vất vả, nhọc nhằn, thu nhập cũng không cao nhưng không còn cách nào khác, họ vẫn phải cố gắng bám trụ với nghề vì cuộc sống.

Trong chuyến công tác tại huyện Đăk Tô, tôi tình cờ bắt gặp một số người tay xách, nách mang dụng cụ đi trên xe máy ngược về những cánh rừng thông ngút ngàn. Họ là những người làm nghề khai thác mủ thông thuê để kiếm sống. Hiện nay, dưới cánh rừng thông bạt ngàn ở khu vực xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) có hàng chục túp lều bạt dựng tạm nằm ngay dưới những gốc thông. Mỗi khoảnh rừng thông, thấp thoáng dưới những gốc thông có những chiếc lều tạm phủ bạt nằm ẩn nấp phía dưới. Đây là nơi ăn, chốn ở của hàng chục con người làm nghề khai thác, cạo mủ thông thuê.

“Cà xạt” trên đồng ruộng người Giẻ Triêng

“Cà xạt” hay “xẻng” là cách gọi của người Giẻ Triêng ở xã Đăk Plô để chỉ một vật dụng tạo nên hệ thống âm thanh từ sức nước. Đối với bà con nơi đây, vật dụng này rất đỗi thân thuộc và được sử dụng để xua đuổi các loài chim, chuột, khỉ… không đến phá hoại cây lúa.

Để tìm hiểu việc làm “cà xạt”, tôi gặp già làng A Cho, làng Bung Tôn, xã Đăk Plô. Đang miệt mài đục đẽo những thanh gỗ làm chiếc “cà xạt” mới thay thế cho cái cũ bị hỏng, nghe tiếng chào hỏi, già A Cho ngẩng lên nhìn tôi cười hiền và ân cần cho biết: Những nơi khác, người ta thường làm bù nhìn hoặc treo những vật có màu sắc sặc sỡ trên cánh đồng để đuổi chim chóc, thú rừng, người Giẻ Triêng lại dùng tiếng động phát ra từ những chiếc “cà xạt”.

14 thg 10, 2021

Chùa Tổ Đỉa

Ở ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có một ngôi chùa mà người dân vẫn quen gọi là chùa Tổ Đỉa.

Đỉa - dấu hỏi - là con đỉa rồi, còn tổ là gì? Cái tổ hay ông tổ?

Dù là nghĩa nào cũng hơi kỳ kỳ. Chẳng lẽ ngôi chùa này là cái tổ của bầy đỉa hay đây là nơi thờ ông tổ của loài đỉa?

Không, không phải nghĩa nào trong 2 nghĩa đó hết.

Quang cảnh chùa Tổ Đỉa trước năm 2000. Ảnh: Võ văn Tường

Nguyễn Dữ và tác phẩm bất hủ Truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Dữ là con trai Nguyễn Tường Phiên, đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ27 đời Lê Thánh Tông (1496), làm quan tới chức Thừa chánh sứ, sau khi mất, được phong chức Thượng thư và được phong làm Phúc thần.

Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân xưa, nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha (Thanh Miện). Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Nhưng căn cứ vào tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của ông và bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất đời Mạc Phúc Nguyên (1574) cùng những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, ta có thể khẳng định, Nguyễn Dữ là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585).

Ký ức hội Giằng

“Hội Dâu, hội Gióng không bằng cái bóng hội Giằng”. Không biết từ bao giờ câu ca trên đã đi vào đời sống văn hóa, tâm linh của người dân làng Giằng xưa, tức thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên (Cẩm Giàng) ngày nay.

Đình Bình Phiên (làng Giằng) sau khi được xây dựng là nơi tổ chức các nghi lễ cúng tế các vị thần và là nơi bàn các việc quan trọng, điểm tựa tâm linh của người dân trong làng

Bất ngờ với Đông Lâm

Bất ngờ bên cạnh những cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng sông Hương, núi Ngự, biển Thuận An, phá Hà Trung… là sự góp mặt của rừng Đông Lâm. Ông vua nổi tiếng văn hay và chữ tốt Thiệu Trị là người đã xếp Đông Lâm vào một trong số 20 thắng cảnh nổi tiếng của Huế (Thần kinh nhị thập cảnh). Cũng đã hàng trăm năm qua đi mà câu thơ “Trong rừng ẩn hiện đàn chim về hội tụ/ Dưới khe nối nhau bầy chim nghịch thả mình bơi qua” trong bài “Đông Lâm dực điểu” của vua Thiệu Trị vẫn khiến lòng người xốn xang, mong muốn và khát khao được khám phá.

Đình làng Chánh Đông. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

11 thg 10, 2021

Thiền sư Đại Điên

Hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng tui có đọc mấy tập truyện tranh về Tế Điên hòa thượng, - một ông hòa thượng ăn thịt, uống rượu say bét nhèm, nửa điên nửa tỉnh nhưng phép thuật kinh hồn - tui cứ nghĩ đây là một nhân vật tưởng tượng được viết ra cho con nít (như tui) đọc. Sau này tui mới biết đó là một nhân vật có thiệt, được người đời sau thêu dệt nhiều chi tiết huyền hoặc.

Nhiều năm sau này, tìm hiểu các tích truyện Việt Nam, tui phát hiện ở nước Việt xưa cũng có một vị sư tên Đại Điên. Đại Điên không nổi tiếng như Tế Điên hòa thượng và cũng không tài phép như ông ta, nhưng cũng có pháp thuật cao cường. Câu chuyện về nhà sư Đại Điên có liên quan đến một vị sư lừng lẫy trong lịch sử nước nhà, đã từng được phong làm quốc sư thời nhà Lý, đó là Từ Đạo Hạnh - thế danh là Từ Lộ. Nói cho đầy đủ, đây là câu chuyện về bộ ba Đại Điên - Từ Vinh - Từ Lộ, trong đó Từ Vinh là thân phụ của Từ Lộ.

Chùa Thầy Hà Nội. nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh,

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

9 thg 10, 2021

Nguyễn Bá Trác - Một blogger du lịch bậc thầy!

Bạn nghe tên Nguyễn Bá Trác quen quen hả? Cứ như là Nguyễn Bá Trác nổi tiếng với bản dịch bài Hồ trường vậy á.

Thì đúng rồi, ổng chớ ai!

Bỏ qua tiểu sử cần nhiều điều bàn luận và cả cái chết uẩn ức của Nguyễn Bá Trác, bữa nay tui chỉ muốn nói về điều khiến tui gọi ông là một blogger bậc thầy, dù rằng vào thời của ông người ta chưa biết blog là cái gì.

Cách đây hơn 100 năm đã có một blogger Việt Nam du lịch Nhật Bản và viết blog hết xẩy!