5 thg 2, 2021
Ghé thăm phủ “ông hoàng thi ca”
Nói đến Huế, mọi người thường nhắc đến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Và, “cung vua, phủ chúa” là nơi mang đậm đà bản sắc văn hóa Huế. Ở Huế dưới thời triều Nguyễn có khá nhiều phủ đệ. Phủ là nơi ăn ở của các hoàng tử, đệ là nơi dành cho công chúa sau khi đã lấy chồng, tập trung chủ yếu ở Kim Long, Vỹ Dạ, hay ven sông Bến Ngự. Tuy nhiên, những ngôi “biệt phủ” như phủ Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương bây giờ dường như được ít người biết đến, mặc dù ở những nơi đó, bóng hình của Huế một thời vàng son vẫn còn ghi dấu ấn rõ nét.
Tham quan bảo tàng Đồng Tháp
Bảo tàng Đồng Tháp tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan của du khách gần xa. Bảo tàng là nơi giới thiệu những giá trị về lịch sử văn hóa con người Đồng Tháp trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như lịch sử oai hùng của Đảng bộ, quân dân Đồng Tháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Độc đáo Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc – Cà Mau
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa được lưu truyền gìn giữ hàng trăm năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển Cà Mau.
Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.
Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.
Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.
Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.
Cây xoài di sản hơn 300 tuổi ở Bạc Liêu
Khi du lịch Bạc Liêu, thường khách sẽ dừng chân ở những điểm đến nổi tiếng và quen thuộc như nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu bạn dành thời gian đến tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ trên 300 năm tuổi lớn nhất ở Bạc Liêu và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3 thg 2, 2021
Hội An – đêm đong đầy nỗi nhớ
Sau những tháng ngày dài chìm trong cảnh đìu hiu vắng lặng vì đại dịch Covid-19, những ngày áp Tết Nguyên đán Tân Sửu, phố cổ Hội An đang dần trở lại với nhịp vốn có bằng vẻ đẹp hoài cổ muôn năm cũ, luôn đong đầy nỗi nhớ trong lòng mỗi du khách khi có dịp ghé thăm thương cảng cổ nhất xứ miền Trung này.
Dịch dã tràn qua, Hội An phố vắng đêm buồn chìm trong chuỗi ngày dài thưa vắng khách. Đêm đêm, những con phố nhỏ im ắng tiếng bước chân người đi. Những nếp nhà cổ cũ kĩ ám rêu phong không còn hắt ra thứ ánh sáng đỏ vàng ấm áp từ dãy đèn lồng đỏ treo cao và mùi hương trầm quyện bay theo gió sông Hoài vào những đêm trăng rằm sáng tỏ...
Những tưởng nỗi buồn ấy sẽ đeo bám Hội An không biết đến bao giờ mới chấm dứt, nhưng may mắn thay dịch dã rồi cũng tạm thời lắng xuống để đêm đêm những con phố nhỏ lại sáng đèn, hàng quán lại có dịp được mở cửa chờ đón du khách đến thưởng thức phong vị của người xứ Quảng.
Dịch dã tràn qua, Hội An phố vắng đêm buồn chìm trong chuỗi ngày dài thưa vắng khách. Đêm đêm, những con phố nhỏ im ắng tiếng bước chân người đi. Những nếp nhà cổ cũ kĩ ám rêu phong không còn hắt ra thứ ánh sáng đỏ vàng ấm áp từ dãy đèn lồng đỏ treo cao và mùi hương trầm quyện bay theo gió sông Hoài vào những đêm trăng rằm sáng tỏ...
Những tưởng nỗi buồn ấy sẽ đeo bám Hội An không biết đến bao giờ mới chấm dứt, nhưng may mắn thay dịch dã rồi cũng tạm thời lắng xuống để đêm đêm những con phố nhỏ lại sáng đèn, hàng quán lại có dịp được mở cửa chờ đón du khách đến thưởng thức phong vị của người xứ Quảng.
Non nước Tà Đùng
Trong hành trình khám phá Nam Tây Nguyên, đến với Đắk Nông, điểm đến hồ Tà Đùng đang được du khách yêu thích vì cảnh quan hùng vĩ, thiên nhiên còn giữ nét hoang sơ và vẫn lưu truyền những chuyện xưa tích cũ về vùng non nước hữu tình...
Hồ Tà Đùng thuộc tại 2 xã Đắk P’lao và Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (cách TP Gia Nghĩa thủ phủ của tỉnh Đắk Nông 48km), là hồ nước ngọt có diện tích khoảng 22.103ha. Trong quá trình xây dựng Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, người ta đã chặn, ngăn dòng chảy của một nhánh sông Đồng Nai để tạo nên hồ Tà Đùng mênh mông, kỳ vĩ. Hồ có độ sâu trung bình trên 20m, trong lòng hồ rải rác hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cây cối xanh tốt, rậm rạp. Từ cảnh quan đó mà người ta còn ví von hồ Tà Đùng giống như một vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cao nguyên.
Du khách thường đến Tà Đùng vào khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Vào cuối mùa mưa, nước hồ dâng cao, cây cối trên các đảo xanh mướt, khiến hồ Tà Đùng lúc này như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ non nước hữu tình.
Hồ Tà Đùng thuộc tại 2 xã Đắk P’lao và Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (cách TP Gia Nghĩa thủ phủ của tỉnh Đắk Nông 48km), là hồ nước ngọt có diện tích khoảng 22.103ha. Trong quá trình xây dựng Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, người ta đã chặn, ngăn dòng chảy của một nhánh sông Đồng Nai để tạo nên hồ Tà Đùng mênh mông, kỳ vĩ. Hồ có độ sâu trung bình trên 20m, trong lòng hồ rải rác hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cây cối xanh tốt, rậm rạp. Từ cảnh quan đó mà người ta còn ví von hồ Tà Đùng giống như một vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cao nguyên.
Du khách thường đến Tà Đùng vào khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Vào cuối mùa mưa, nước hồ dâng cao, cây cối trên các đảo xanh mướt, khiến hồ Tà Đùng lúc này như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ non nước hữu tình.
Hang Rái: tuyệt tác của thiên nhiên
Giữa cái nắng gió của miền đất khô hạn Ninh Thuận, Hang Rái được ví như “nàng công chúa” ngủ quên bên sườn Núi Chúa và lòng biển mẹ bao la.
Hang Rái, Ninh Thuận nằm trên cung đường tỉnh lộ 702, đoạn đường qua thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ðường vào Hang Rái rất dễ đi với những cung đường được rải nhựa phẳng lì. Ðứng tại một khúc đồi cao, bạn có thể phóng tầm mắt về thung lũng rộng lớn phía dưới, phía xa là những dãy núi nằm trong vườn quốc gia núi Chúa hiện lên sừng sững giữa đất trời.
Vì trước đây, nơi này có nhiều loài cá Rái đến sinh sống nên dân địa phương đặt tên là Hang Rái. Nhìn từ xa, Hang Rái được sắp xếp bởi hàng trăm viên đá lớn nhỏ khác nhau, với muôn vàn hình dạng kì thú, tạo nên những hình dáng đẹp mắt. Nếu đi dạo một vòng quanh khu vực hang này, bạn sẽ cảm nhận được sự điêu khắc tài tình của bàn tay tạo hóa, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa biển và núi cũng như ngắm được toàn cảnh trên cao của bãi san hô cổ.
Hang Rái, Ninh Thuận nằm trên cung đường tỉnh lộ 702, đoạn đường qua thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ðường vào Hang Rái rất dễ đi với những cung đường được rải nhựa phẳng lì. Ðứng tại một khúc đồi cao, bạn có thể phóng tầm mắt về thung lũng rộng lớn phía dưới, phía xa là những dãy núi nằm trong vườn quốc gia núi Chúa hiện lên sừng sững giữa đất trời.
Vì trước đây, nơi này có nhiều loài cá Rái đến sinh sống nên dân địa phương đặt tên là Hang Rái. Nhìn từ xa, Hang Rái được sắp xếp bởi hàng trăm viên đá lớn nhỏ khác nhau, với muôn vàn hình dạng kì thú, tạo nên những hình dáng đẹp mắt. Nếu đi dạo một vòng quanh khu vực hang này, bạn sẽ cảm nhận được sự điêu khắc tài tình của bàn tay tạo hóa, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa biển và núi cũng như ngắm được toàn cảnh trên cao của bãi san hô cổ.
Đi chợ Hàng Lược 500 năm tuổi
Những ngày này, chợ Hàng Lược 500 năm tuổi mỗi năm chỉ họp một lần tại Hà Nội lại đắm chìm trong muôn sắc màu của hoa xuân, vật phẩm trang trí Tết.
Đến chợ Hàng Lược những ngày này, du khách có cơ hội trải nghiệm phong vị Hà thành xưa cũ, vừa đi chợ vừa thưởng hoa. Mỗi năm, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp đúng một phiên duy nhất từ ngày 20 tháng chạp đến tối 30 Tết, sát lúc Giao thừa chợ mới vãn để bà con vui xuân đón Tết.
Đôi bạn trẻ thích thú trước gian hàng bán đồ Tết - Ảnh: HÀ QUÂN
Đến chợ Hàng Lược những ngày này, du khách có cơ hội trải nghiệm phong vị Hà thành xưa cũ, vừa đi chợ vừa thưởng hoa. Mỗi năm, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp đúng một phiên duy nhất từ ngày 20 tháng chạp đến tối 30 Tết, sát lúc Giao thừa chợ mới vãn để bà con vui xuân đón Tết.
Bảo vật bia Sùng Chỉ và danh nhân Hà Tông Mục
Hà Tông Mục (1653 - 1707) quê xã Tùng Lộc (Can Lộc) là nhà khoa bảng danh tiếng sống thời Lê Trung Hưng. Ông có những đóng góp không nhỏ cho việc củng cố và giữ vững biên cương phía Bắc và cũng là nhà ngoại giao được ghi vào chính sử.
Tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Hà Tông Mục hiện có tấm bia lớn gọi là Sùng Chỉ bi ký. Nội dung được Giáo sư Hà Văn Tấn và học giả Đào Quang Luận phiên dịch. Đó là tư liệu quý giá về xuất thân và hành trạng của một danh nhân lịch sử của đất Hồng Lam.
Tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Hà Tông Mục hiện có tấm bia lớn gọi là Sùng Chỉ bi ký. Nội dung được Giáo sư Hà Văn Tấn và học giả Đào Quang Luận phiên dịch. Đó là tư liệu quý giá về xuất thân và hành trạng của một danh nhân lịch sử của đất Hồng Lam.
Ngắm cây sao di sản trong chùa Ba Phố ở Vĩnh Long
Chùa Ba Phố tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là một trong hai ngôi chùa cổ kính mang đậm nét văn hóa Khmer lớn nhất của huyện Tam Bình. Ngôi chùa này có từ lâu đời (khoảng thế kỷ XVIII), là nơi để bà con người Khmer đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Chùa có tên nguyên thủy là Măng Kol Bô Rây nhưng người dân địa phương đã quen gọi là chùa Ba Phố hay chùa Đại Thọ. Chùa có diện tích trên 24.000 mét vuông mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng lạ thường.
Nét uy thiêng của chùa được thể hiện bằng con đường dẫn vào chùa yên tĩnh và có nhiều cây to. Vách tường được xây dựng rất đẹp, kiên cố có nhiều hoa văn được trang trí đẹp mắt. Cổng chính của chùa hướng ra dòng sông thật êm đềm tạo nét chấm phá độc đáo.
Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu, tiếp tế cho cách mạng. Cạnh đó còn là nơi ẩn náu rất an toàn của hàng trăm hộ dân để tránh bom đạn của kẻ thù… nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.
Nét uy thiêng của chùa được thể hiện bằng con đường dẫn vào chùa yên tĩnh và có nhiều cây to. Vách tường được xây dựng rất đẹp, kiên cố có nhiều hoa văn được trang trí đẹp mắt. Cổng chính của chùa hướng ra dòng sông thật êm đềm tạo nét chấm phá độc đáo.
Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu, tiếp tế cho cách mạng. Cạnh đó còn là nơi ẩn náu rất an toàn của hàng trăm hộ dân để tránh bom đạn của kẻ thù… nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)