Chỉ với những nguyên liệu hết sức dân dã như bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa, đường và nước cốt dừa đã tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn: Bánh ống lá dứa.
Lạ lẫm từ nguồn gốc đến tên gọi
Gọi là bánh ống vì bánh được làm trong một cái khuôn có hình trụ, ở giữa là que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn để dùng khi hấp bánh. Thường thì một khuôn bánh sẽ có 4 ống đựng bánh, bên trong các ống là một que dài bên dưới có gắn một vòng nhỏ, que này dùng để lấy bánh ra sau khi bánh chín. Bánh chín theo kiểu hấp vì bên dưới nồi là nước nóng với hơi nước luôn bốc lên.
Từ lâu, bánh ống là món ăn vặt không thể thiếu, cũng là đặc sản của người Khmer, nhưng ngày nay đã trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. Những cái bánh có hình ống to bằng cổ tay của trẻ em, với màu xanh bắt mắt giờ là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây và vị ngọt thanh quyện với hương lá dứa thơm ngào ngạt luôn làm nức lòng du khách phương xa.
12 thg 11, 2018
Dấu ấn văn hóa trên trang phục nam giới người Chăm
Người Chăm là một dân tộc sớm chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau. Mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có trang phục riêng. Mỗi loại trang phục lại mang một dấu ấn văn hóa riêng.
Khăn đội đầu (tanrak)
Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu, người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và túi đựng thuốc hút.
Khăn đội đầu (tanrak)
Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu, người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và túi đựng thuốc hút.
Trang phục của chức sắc tôn giáo người Chăm.
Cây đại thụ trên 700 năm tuổi giữa lòng thành phố Hưng Yên
Cây đại thụ 700 năm tuổi được hình thành từ 3 thân cây sanh, si, đa. Thân, rễ của 3 loại cây quấn quýt thành thế kiềng 3 chân vững chãi.
Đền Mẫu là danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến. Đền có
tên chữ là Hoa Dương linh từ, nằm trên đường Bãi Sậy, phường Quang
Trung, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Dương Quý Phi, triều nhà
Tống, Trung Quốc
11 thg 11, 2018
Chuông thánh đường ngân vang nhà thờ Tân Định
Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ. Khi chuông thánh đường ngân vang từng hồi thánh thót, mây trắng lãng đãng trên nền trời xanh thẳm, tháp chuông nhà thờ như in trên bầu trời một vệt hồng, tinh xảo và thơ mộng.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 19 và có quy mô lớn nhất nhì tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại có một phần của kiến trúc Roman và kiến trúc Baroque. Nhà thờ được sơn màu hồng đặc trưng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng làm nổi bật giữa thành phố, tạo một vẻ lộng lẫy và tươi mới.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 19 và có quy mô lớn nhất nhì tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại có một phần của kiến trúc Roman và kiến trúc Baroque. Nhà thờ được sơn màu hồng đặc trưng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng làm nổi bật giữa thành phố, tạo một vẻ lộng lẫy và tươi mới.
Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ.
Thưởng thức 'món quà của núi' với người Vân Kiều
Từng mạch nước rỉ ra từ các khe đá trên núi cao, chảy về tới bản Klu (xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) rồi hình thành những hồ nước ấm nằm ngay sát bản làng, thu hút nhiều du khách.
Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.
Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.
Suối nước nóng Klu qua mấy năm đón khách du lịch vẫn giữ được nét hoang sơ của núi rừng - Ảnh: BÙI MINH TUẤN
Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.
Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.
Lễ hội Hoa dã quỳ khai mạc trên núi lửa Chư Đăng Ya
Tháng 11, cùng với cái nắng cái gió ở Tây Nguyên, dã quỳ bắt đầu vẽ lên muôn bức tranh vàng ẩn hiện trên khắp các sườn đồi… Đó cũng là lúc lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra ở núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Tháng 11 là tháng đẹp nhất ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Đây cũng là mùa dã quỳ rực vàng trên các triền đồi. Trong ảnh: dã quỳ nở trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: DOÃN VINH
Hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên đang trong những ngày khoe sắc thắm. Trong đó, núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.
31 thg 10, 2018
Các món ngon làm từ khoai mì ở Sài Gòn
Từ lâu, người Việt Nam đã sáng tạo những món ăn vặt từ các loại củ miền quê dân dã, đặc biệt là củ khoai mì. Nhắc đến khoai mì thì mọi người đều biết vì đây là loại củ quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn chơi ngon lành, hấp dẫn ở Sài Gòn.
Mít tố nữ Long Khánh
Từ hồi tui còn nhỏ xíu, tui đã nghe nói mít tố nữ là loại trái cây đặc sản của Long Khánh. Mít thì ở đâu cũng có, nhưng mít tố nữ hiếm hơn, ngon hơn (tất nhiên là mắc tiền hơn) và Long Khánh là nơi có mít tố nữ nhiều nhứt, ngon nhứt. Là con nít mà, nghe quê mình có loại trái cây như vậy là sướng rồi. Đâu cần biết có chính xác không (có muốn biết cũng... chả có cách nào để biết), chỉ cần sướng là đủ!
Mà mít tố nữ ngon thiệt. Thơm lừng! Đúng như người ta nói thơm như múi mít. Điều tuyệt vời nữa là khi xẻ trái mít tố nữ ra, chỉ cần nắm cái cùi giở lên là ta có một chùm múi mít, chớ không phải ngồi gở từng múi mít ra như mít thường. Đó cũng là lý do tại sao người ta xẻ chớ không chặt trái mít tố nữ.
Mà mít tố nữ ngon thiệt. Thơm lừng! Đúng như người ta nói thơm như múi mít. Điều tuyệt vời nữa là khi xẻ trái mít tố nữ ra, chỉ cần nắm cái cùi giở lên là ta có một chùm múi mít, chớ không phải ngồi gở từng múi mít ra như mít thường. Đó cũng là lý do tại sao người ta xẻ chớ không chặt trái mít tố nữ.
Lên đỉnh núi Múa
Thời gian gần đây, khách Tây đã đến Việt Nam thường nhắc đến từ Mua Caves' nhiều trên mạng xã hội cũng như blog cá nhân bởi cảnh sắc núi non đẹp như tranh vẽ. Trong tháng 8 năm 2018, vượt qua cả Tràng An, Tam Cốc hay chùa Bái Đính, Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư (Ninh Bình) xuất sắc đứng đầu top 5 điểm đến tại Ninh Bình trên trang du lịch số 1 thế giới TripAdvisor.
Theo truyền thuyết, thuở đời Trần giữ vị trí ngôi vương đã chọn nơi đây xây dựng An Thái Vi và thường xuyên đến để xem các cung tần, mỹ nữ hát múa và từ đó cái tên này được ra đời.
Hang Múa nhận được nhiều lời khen khi đem tới một vẻ đẹp độc đáo, hòa quyện của lịch sử văn hóa với thiên nhiên của vùng đất Cố đô. Nơi đây được ví là Vạn lý trường thành của Việt Nam với 486 bậc thang đá rêu phong cổ kính sẽ đưa bạn lên đỉnh Hang Múa.
Theo truyền thuyết, thuở đời Trần giữ vị trí ngôi vương đã chọn nơi đây xây dựng An Thái Vi và thường xuyên đến để xem các cung tần, mỹ nữ hát múa và từ đó cái tên này được ra đời.
Hang Múa nhận được nhiều lời khen khi đem tới một vẻ đẹp độc đáo, hòa quyện của lịch sử văn hóa với thiên nhiên của vùng đất Cố đô. Nơi đây được ví là Vạn lý trường thành của Việt Nam với 486 bậc thang đá rêu phong cổ kính sẽ đưa bạn lên đỉnh Hang Múa.
Khu du lịch sinh thái Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư (Ninh Bình).
Độc đáo món ram bắp của người Quảng Ngãi
Về Quảng Ngãi, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ram bắp (“bắp” là cách gọi quả ngô của người miền Trung, Nam), món ăn dân dã mà thơm ngon, có thể chinh phục bất kỳ thực khách khó tính nào.
Ram bắp là món ăn vô cùng đặc biệt và người dân xứ Quảng rất tự hào về nó. Bởi chỉ có ở Quảng Ngãi, người ta mới nghĩ ra món ăn độc đáo này.
Ram bắp độc đáo ở chính nguyên liệu. Thông thường, các loại ram thường được gói từ thịt, trứng, mộc nhĩ… Còn với ram bắp, nguyên liệu chính lại là… bắp. Thịt có thì ngon hơn, không có cũng… ngon như thường.
Làm món ram bắp khá đơn giản. Trước tiên, cần chọn những quả bắp đã đặc sữa (bắp non quá hay già quá đều không ngon). Sau đó, dùng dao hai lưỡi bào quanh quả bắp. Các nguyên liệu khác như hành lá, hành củ, thịt lợn đều được thái nhỏ. Tiếp theo, trộm bắp đã bào cùng hỗn hợp hành, thịt. Nêm một ít nước mắm, đường, muối, bột ngọt và hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều cho thấm. Như vậy là đã có thể gói ram.
Ram bắp độc đáo ở chính nguyên liệu. Thông thường, các loại ram thường được gói từ thịt, trứng, mộc nhĩ… Còn với ram bắp, nguyên liệu chính lại là… bắp. Thịt có thì ngon hơn, không có cũng… ngon như thường.
Làm món ram bắp khá đơn giản. Trước tiên, cần chọn những quả bắp đã đặc sữa (bắp non quá hay già quá đều không ngon). Sau đó, dùng dao hai lưỡi bào quanh quả bắp. Các nguyên liệu khác như hành lá, hành củ, thịt lợn đều được thái nhỏ. Tiếp theo, trộm bắp đã bào cùng hỗn hợp hành, thịt. Nêm một ít nước mắm, đường, muối, bột ngọt và hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều cho thấm. Như vậy là đã có thể gói ram.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)