7 thg 10, 2017

Gốc bàng 600 tuổi như hang động được trả 35 tỉ mà chủ không bán

Ông Kiên sở hữu gốc bàng đá cổ thụ có tuổi thọ trên 600 năm tuổi, đường kính lên đến 14 m, có người hỏi mua với giá 35 tỉ đồng nhưng ông không bán.

Ông Kiên lọt thỏm, nhỏ bé bên trong gốc bàng đá khổng lồ như hang động. Ảnh: HOÀNG VÂN

Nhiều ngày qua, người dân khắp nơi đang bàn tán xôn xao về một gốc bàng đá cổ thụ khổng lồ ở Sóc Trăng được một người dân địa phương mua về chế tác tạo thành một công trình điêu khắc với nhiều pho tượng, nhiều hình thù độc đáo. 

Thăm một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung hơn 700 năm tuổi

Từ khi được phục dựng, chùa Hoằng Phúc đã đón hàng ngàn du khách và Phật tử đến vãn cảnh mỗi năm.

Chùa Hoằng Phúc sau phục dựng. Ảnh: Huệ Minh

Theo các tài liệu ghi chép, Hoằng Phúc (thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung với lịch sử hình thành hơn 700 năm. 

Năm 1301, Hoằng Phúc (có tên là am Tri Kiến) được Phật hoàng Trần Nhân Tông thăm chùa và cầu phước đức cho dân lành. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên tự, đến năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc tự trong chuyến ngự giá bắc tuần. 

Những cây cổ thụ trăm tuổi ở Sóc Trăng

Đặt chân đến vùng đất Sóc Trăng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm

Cây còng (me tây) ở P.5, TP.Sóc Trăng. Ảnh: Hoàng Vân

Trước cửa Đình thần Phú An (ấp 3, xã An Mỹ, H.Kế Sách) là một cây bàng và một cây sung mọc cách nhau gần 100 m. Theo ông Đặng Anh Tuấn (54 tuổi), người dân địa phương không biết hai cây này có tự bao giờ, nhưng khi lớn lên đã thấy cây mọc rất to.

5 thg 10, 2017

Theo dòng sông Lô

Trong chúng ta, ai cũng từng biết đến sông Lô vì nhiều lẽ. Thứ nhất là do bài học địa lý thuở nhỏ, sông Lô là một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đáy). Thứ hai là bài học lịch sử từ trường học và sách vở, sông Lô là nơi đánh thắng giặc Pháp, là phòng tuyến của nhà Mạc ngăn sự tiến đánh của nhà Lê, là phòng tuyến chống quân Nguyên thời nhà Trần. Thứ ba - có lẽ nhớ lâu nhất nếu đã quên hết địa lý, lịch sử - là âm nhạc. Có nhiều bài hát về sông Lô, trong đó cả 2 cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam đều có bài hát hay về con sông này: Văn Cao với Trường ca sông Lô, Phạm Duy với Tiếng hát trên sông Lô.

Sông Lô, đoạn đi qua phía Nam tỉnh Hà Giang. Ảnh: Wikipedia

Săn mây trên cổng trời Mường Lống

Mường Lống (Nghệ An) được ví như "Sa Pa của xứ Nghệ", là điểm đến hấp dẫn cho bạn có trái tim ưa xê dịch, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mây trời và khám phá văn hóa đặc sắc của vùng cao. 

Từ thị trấn Mường Xén, bạn đi ngược theo tuyến đường Tây Nghệ An khoảng 60 km là đến "Sa Pa của xứ Nghệ" ở xã Mường Lống (Kỳ Sơn). Mường Lống là cổng trời, với những đám mây trắng bồng bềnh trên núi, mây vờn vào tóc làm tôi vỡ òa trong cảm xúc, và cả những loài hoa dại không tên mọc bên đường hòa lẫn vào cái se lạnh của đất trời tạo nên vẻ đẹp nên thơ, không gian mơ màng cho vùng núi cao hùng vĩ. 

Làng Pháp gần một thế kỷ ở trung tâm Đà Lạt

Khu biệt thự ở đường Lê Lai gồm 15 căn, nằm rải rác trên một ngọn đồi thoáng đãng, do người Pháp xây từ những năm 1920. 

Đà Lạt thường được nhiều người ví như một “Bảo tàng kiến trúc của Pháp” với hơn 1.300 công trình kiến trúc, biệt thự cổ được những nhà khai hoang người Pháp xây dựng. Ngoài các công trình nổi tiếng hút khách như nhà thờ Con Gà, nhà Ga hay trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt thì khu biệt thự cổ trên đường Lê Lai cũng là một điểm đến không thể không nhắc đến.

Chùa Lá Sen - điểm đến hot nhất miền Tây mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi, lá sen "vua" chịu được sức nặng tối đa 140 kg khiến nhiều du khách tò mò ghé chùa Phước Kiển, Châu Thành, Đồng Tháp. 


Cứ dịp tháng 9, 10 vào mùa nước nổi miền Tây, ngôi chùa nhỏ ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp lại nườm nượp người ghé thăm, chủ yếu vì tò mò loài hoa sen "vua" có lá to, có thể ngồi lên. Buổi sáng khoảng 9h trở đi rất đông khách, vì khung cảnh lúc này đẹp hơn khi trưa nắng. 

Đa sắc mì Quảng

Nếu như phở làm nên thương hiệu ẩm thực của Hà Nội, bún bò của xứ Huế… thì đối với người xứ Quảng (bao gồm tỉnh Quảng Nam và Tp. Đà Nẵng), món ăn mang tính hồn cốt chắc chắn không gì khác ngoài mì Quảng. 

Mì Quảng là thứ đồ ăn dễ làm gồm có sợi mì mềm mượt, trắng tinh được làm bằng thứ gạo quê thơm dẻo, đĩa rau sống xanh mướt sực nức hương thơm đồng nội, đậu phộng được rang vàng tới độ béo ngậy, thơm lừng. Và đương nhiên không thể thiếu chút chất đạm mặn mòi, đầy đủ dưỡng chất được chế biến tinh tế từ tôm, trứng, gà, vịt, cá hoặc ếch… tùy theo khẩu vị của từng người, hoặc đôi lúc cũng tùy theo tiết trời lúc nắng-mưa hay nóng-lạnh cho phù hợp. 
 
Một suất mì Quảng đúng điệu người ta thấy ở đó có đủ thứ sắc màu trắng, xanh, vàng, đỏ cùng với sự hòa quyện đầy tinh tế và quyến rũ của những hương vị cay, béo, ngọt, bùi...
Chính điều này đã tạo nên sự thú vị về món mì Quảng trứ danh. Đó có thể là vị ngọt tươi mang mùi biển cả của tôm, chút hương đồng gió nội của thịt ếch đồng, hay sự đậm đà quen thuộc của các loại thịt gà, vịt, cá…

Có lẽ vì thế mà nhiều du khách đến với Đà Nẵng hay Quảng Nam đều tìm cách thưởng thức cho bằng được một tô mì Quảng để tận hưởng cái hương vị đồng quê miền Trung đầy nắng gió.

Miếng thịt ếch đồng vàng ruộm, béo ngậy được om trong chiếc thố nhỏ men lam tinh tế làm cho món ăn vốn đậm chất đồng quê trở nên sang trọng và hấp dẫn. 

Lễ hội thành Tuyên

Lễ hội thành Tuyên là Lễ hội rước đèn trung thu khổng lồ của người dân thành phố Tuyên Quang (Tỉnh Tuyên Quang) trong những ngày Tết Trung thu (15/08 âm lịch hàng năm). 

Bắt nguồn từ Tết Trung thu năm 2004, với mong muốn tạo thêm niềm vui cho trẻ, những người dân tổ 12 thành phố Tuyên Quang đã làm một chiếc đèn lồng khổng lồ là mô hình một chiếc máy bay với chiều dài gần chục mét. Đêm Trung thu năm ấy, chiếc đèn khổng lồ này khi rước trên phố đã là tâm điểm của đêm rằm, đem lại niềm vui bất ngờ cho tất cả mọi người. Thấy thú vị, vào rằm tháng tám những năm sau, các nơi khác ở thành phố Tuyên Quang nhanh chóng làm theo.

Từ năm 2014, hoạt động rước đèn Trung thu khổng lồ này đã trở thành Lễ hội quy mô cấp tỉnh và được gọi tên là Lễ hội thành Tuyên. Đây được coi là Lễ rước đèn trung thu lớn, độc đáo nhất trong cả nước.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến vui Tết Trung thu và tặng quà cho các cháu thiếu nhi trong Lễ hội thành Tuyên.

Làng gốm Thanh Hà

Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Đặc biệt, các sản phẩm gốm Thanh Hà không tráng men và nung bằng lò củi truyền thống để tạo sản phẩm sau nung có nhiều sắc màu khác nhau như: vàng, đỏ, đỏ gạch, nâu, hồng, đen... 

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, cách khu phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Sử cũ kể rằng, đầu thế kỷ 16, các cư dân từ vùng Thanh Hóa di cư vào xứ Quảng mang theo nghề gốm dựng làng, xây lò, sản xuất những mặt hàng gốm gia dụng như nồi, bát, đĩa, ấm chén phục vụ cả một khu vực miền Trung Trung Bộ rộng lớn.

Gốm Thanh Hà thịnh vượng nhất vào khoảng TK 17 – 18 gắn với thương cảng Hội An. Các sản phẩm của làng gốm được lên thuyền đi khắp vùng xứ Quảng, Thừa Thiên, rồi lên cả tàu biển vượt đại dương đến Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha…

Nguyên liệu chính để làm ra những sản phẩm gốm Thanh Hà là đất sét nâu dọc sông thu Bồn. Đất sét lấy về được nhào nhuyễn rồi dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần. Sau đó dùng sức người đạp đi đạp lại để tăng độ liên kết trước khi sử dụng để tạo dáng sản phẩm gốm. Ảnh: Tất Sơn