26 thg 8, 2016

Bạc Liêu, về miền nhãn cổ trăm năm

Cậu cháu từ quê lên chơi, mang theo quà là một bọc nhãn. Loại nhãn hái từ vườn còn tươi rói. Đó là nhãn xuồng cơm vàng - thương hiệu của xứ vọng cổ Bạc Liêu. Vậy là lại "lên lịch"... đi. 

Dưới bóng cây nhãn cổ thụ trăm tuổi - Ảnh: BÍCH HUỲNH 

Hò hẹn, rồi cuối tuần, chúng tôi phóng xe máy một ngày từ Sài Gòn xuống tới Bạc Liêu, ngủ qua đêm để sáng đi thăm vườn nhãn cổ trên trăm tuổi.

Hai bên đường, người người bán nhãn. Rồi khi tôi hỏi, ai cũng nhiệt tình chỉ đường: “Đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Vườn nhãn đó ai cũng biết, rộng lắm, cả cây số…”.

Lang thang giữa “vương quốc pơmu”

Có một khu rừng pơmu kỳ bí với quần thể hàng nghìn cây có thể chinh phục bất kỳ du khách nào. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng hoang dã dội về. Tất cả hòa thành thứ âm hưởng của tự nhiên nguyên sơ. 

Một cây pơmu cổ thụ ở khu rừng kỳ bí - Ảnh: TRẦN MAI 

“Người dân bao đời sống nhờ rừng, nếu như tàn phá rừng thì nguồn sống lấy từ đâu. Phải mất hàng nghìn năm mới có được một cánh rừng. Phá đi thì bao giờ có lại rừng cho con cháu

Ông B’ríu Liếc (bí thư Huyện ủy Tây Giang) 

Tháng 9 này, đến Yên Bái thăm mùa vàng Mù Căng Chải

Những vạt núi, vạt đồi của Tây Bắc hửng lên sắc vàng ươm của những thửa ruộng bậc thang chập chùng. 

Tháng 9, khi da trời xanh ngăn ngắt, điểm xuyết những dải mây trắng bồng bềnh như chiếc khăn voan hờ hững trên bờ vai thiếu nữ, khi những vạt lá sấu vàng chạy lăn tăn dưới hơi thở của cơn gió heo may chợt ghé thăm phố phường, khi cái nắng chỉ còn nồng nàn mà không gay gắt, vàng óng mật mà không chói chang, khi lòng người chợt chùng xuống trước chiếc lá sen già thì đấy là lúc từ tận sâu thẳm tâm hồn, bỗng khởi lên niềm đam mê rong ruổi trên những con đường Tây Bắc.

Biết bao khách thị thành đã ngẩn ngơ trước những thớt ruộng xếp san sát và đều tăm tắp như những phím đàn dương cầm. 


Ngọt bùi kẹo lạc Diễn Vạn

Về làng nghề bánh kẹo Xuân Bắc và Đông Hà (xã Diễn Vạn, Diễn Châu) bất cứ mùa nào trong năm đều thấy không khí lao động nhộn nhịp. Nghề làm bánh kẹo ở đây được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp người dân có cuộc sống no đủ.

Gia đình anh Nguyễn Văn Lực ở làng Xuân Bắc gắn bó với nghề lâu nhất ở Diễn Vạn, Theo anh Lực để làm ra những chiếc cu đơ thơm ngon cần phải kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu và có bí quyết nhà nghề riêng. 

Mang thịt chuột đi hỏi vợ

Không chỉ là món khoái khẩu trong bữa cơm gia đình, thịt chuột còn là sính lễ trong khi đi hỏi cưới vợ của cộng đồng người Khơ Mú.

Săn chuột là công việc ưa thích từ thuở thiếu thời của người miền núi. Trong ảnh là một em bé ở xã Bảo Nam – Kỳ Sơn đang khoe “chiến lợi phẩm” 

Chẳng mấy ai ưa loài chuột gặm nhấm, nhất là với người miền núi, thường bị chúng phá lúa rẫy. Thế nhưng đối với người Khơ mú, thịt chuột lại không thể thiếu trong sính lễ cưới của nhà trai đến nhà gái hỏi vợ.

24 thg 8, 2016

Nhà thờ cổ dòng họ khoa bảng Nguyễn Tường ở Hội An

Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường là sự giao hoà của lịch sử, văn hoá và kiến trúc ở phố cổ Hội An.

Ngôi nhà thờ cổ này có một dáng dấp bên ngoài đơn giản và khiêm nhường. Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường, được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820)

Về sông Tiền theo dấu trận đánh xưa của quân Nguyễn Huệ

Nhớ lại năm năm trước, thăm Bảo tàng Quang Trung ở Bình Định, thấy bức tranh minh họa chiến trận Rạch Gầm - Xoài Mút, tôi giật mình. Anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ có chiến tích lừng lẫy ở Mỹ Tho quê tôi. Lâu nay đâu có biết. Lòng dặn lòng về quê nhà thăm chiến tích hào hùng.

Rạch Gầm - Xoài Mút - Thới Sơn

Ba năm trước tôi mới thăm được Rạch Gầm - Xoài Mút. Xuất phát từ thành phố Mỹ Tho theo tỉnh lộ 864, xe chạy dễ dàng. Hai bên đường nhà cửa vườn tược nho nhỏ xinh xắn, thỉnh thoảng có chợ nhỏ rộn rịp. Cô phóng viên trẻ báo Ấp Bắc hướng dẫn. Đường men theo bờ sông Tiền, có lúc đi gần sát sông, thấy các vàm sông và các con rạch đổ vào. 

Vàm Rạch Xoài Mút 

Không gian quái dị trong biệt thự Hằng Nga

Ở Đà Lạt xuất hiện một biệt thự có kiến trúc là những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. Du khách tham quan biệt thự có cảm giác như đang lạc vào khu rừng bí hiểm, bởi những con đường nhỏ lắt léo đi qua những ô cửa sổ lồi lõm có hình thù kỳ lạ.

Nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga là chủ nhân và cũng là người thiết kế công trình độc đáo này. Qua kiến trúc bà Nga muốn lập nên những hình khối tự do bằng những đường cong và các mặt phẳng tùy ý, không lệ thuộc vào những nguyên tắc nào trong nghệ thuật kiến trúc.

Biệt thự quái dị có điều đặc biệt là từ trần đến cửa và mái đều thả sức uốn lượn, cửa sổ lại được đặt ở những bức tường hình bầu dục. Từ trên ban công hay từ những ô cửa sổ, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn phía dưới với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào của ngôi nhà. Do vậy, biệt thự quái dị cũng có tên gọi khác là “Lâu đài mạng nhện”.

Biệt thự quái dị là một điểm tham quan hấp dẫn, tạo sự thích thú cho du khách khi đến Tp. Đà Lạt.

Xen canh cây cacao - mô hình kinh tế bền vững ở Trảng Bom

Với 17 câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng cacao và 426 hội viên tham gia, mô hình xen canh cacao với các loại cây trồng khác hiện phát triển nhanh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Đây là một mô hình kinh tế bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương thời gian qua. 

Huyện Trảng Bom hiện đã hình thành tổng cộng 17 câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng cacao với 426 hội viên tham gia. Phong trào trồng xen canh cây cacao phát triển mạnh khi các hộ nông dân nhờ sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai cũng như Trạm Khuyến nông huyện Trảng Bom, nơi đã hỗ trợ giống, vật tư và kỹ thuật để các nông hộ canh tác, đặc biệt là chương trình hỗ trợ vay vốn 25 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, giá cacao liên tục tăng thời gian gần đây cũng là nguyên nhân thu hút người nông dân đầu tư xen canh và mở rộng diện tích.

22 thg 8, 2016

Vị Hương Tố - vua bột ngọt một thời

Sau khi thành công rực rỡ với Vị Hương Tố, ông chủ Trần Thành tiếp tục cho ra đời sản phẩm mì ăn liền tên Vị Hương, rồi nước tương…

Sản phẩm nào cũng thành công khiến tài sản của ông đầu tư vào địa ốc, khách sạn cả trong nước lẫn nước ngoài nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Suốt một thời gian dài, lượng bột ngọt tiêu thụ ở miền Nam đến từ hai ông lớn sản xuất bột ngọt ngoại nhập Ajinomoto (Nhật) và Vedan (Đài Loan) tha hồ làm mưa làm gió, cho đến khi xuất hiện một nhãn hiệu nội dám đương đầu.

Người làm thuê thành ông chủ lớn

Trước Thế chiến thứ II, Trần Thành là một cậu thanh niên người Hoa nghèo khổ, di cư từ Triều Châu đến Sài Gòn với mong muốn gia đình tìm được nơi đất lành tránh nạn đói và các cuộc nội chiến triền miên. Do không được học hành đầy đủ, thiếu kiến thức và từng trải nghề nghiệp nên Trần Thành chỉ còn cách đi làm thuê, làm mướn. Được một cơ sở sản xuất dầu thực vật thuê vào làm việc cọ rửa các thùng dầu, dù lương thấp nhưng nhờ làm việc chăm chỉ, thật thà nên Trần Thành dần được chủ giao cho việc cai quản việc vệ sinh nhà xưởng, rồi từ đó tiếp tục được tin tưởng giao cho việc thu mua nguyên liệu.