10 thg 8, 2016

Về KrongPa ăn bò một nắng nướng muối kiến lá é

Từng tảng thịt bò to bằng lòng bàn tay được nướng cháy cạnh trên than hoa, sau đó chấm muối kiến vàng lá é nhâm nhi đã tạo nên thương hiệu đặc biệt cho vùng đất KrongPa xa xôi đầy nắng. 

Từng tảng thịt được nướng cháy cạnh trên than hoa thơm lừng - Ảnh: Quách Duy Thịnh 

Nằm giáp các tỉnh Nam Trung bộ, KrongPa là thị tứ cuối cùng của tỉnh Gia Lai. Nơi đây được nhiều người nhắc đến không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mát lành, mà còn nhờ món thịt bò một nắng lừng danh. Với dân thích xê dịch, món ăn này đã làm KrongPa có tên trên bản đồ ẩm thực Việt Nam.

9 thg 8, 2016

Phiên chợ vùng cao ở Cao Bằng

Chợ Nguyên Bình (Cao Bằng) với những sản vật địa phương của bà con dân tộc đem đến sự hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá.

Chợ Nguyên Bình được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng. 5 ngày mới có một phiên nên bà con dân tộc tập trung đến chợ trao đổi hàng hóa rất đông. 

​Đêm mưa, lội ruộng bắt ếch đồng

Mưa dông cuối hạ kéo dài từ chiều đến tối, lòng chợt nhớ về những ngày xa và những món ăn chế biến từ ếch đồng đậm đà hương vị làng quê. 

Ếch đồng - Ảnh: MINH KỲ 

Thuở trước, gặp cơn mưa dông cuối hạ kéo dài từ chiều đến tối, lũ trẻ chúng tôi chạy vòng quanh xóm rủ bạn mang đèn pin lội đồng bắt ếch. Cỏ cây, ruộng đồng được tắm mát sau những ngày khô hạn. Ếch, nhái hăm hở rời hang và cất lên khúc ca gọi bạn tình tựa dàn hợp xướng rộn rã nơi đồng quê.

Mùa cá hố trắng những làng chài Đất Mũi Cà Mau

Tháng 7 đến, trải khắp những con đường thẳng tắp bên bờ kênh là những sào phơi cá buông xuống như những tấm rèm phất phơ trong gió biển vùng cực Nam của Tổ quốc. 

Đối với một người Bắc như tôi lần đầu tiên có dịp vào thăm Cà Mau thì cái tên cá hố nghe thật lạ lẫm. Những con cá dài dẹt, đuôi mỏng manh như những sợi dây buộc lại với nhau vắt lên sào tre không khỏi khiến tôi tò mò. 

8 thg 8, 2016

Quán bánh cuốn lâu năm đắt khách tại Hải Phòng

Ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, bún cá, Hải Phòng còn có đặc sản bánh cuốn ruốc.

Món ăn giản dị này phổ biến ở miền bắc, nhưng ở mỗi vùng bánh có hương vị khác nhau. Một trong những hàng bánh cuốn lâu năm được nhiều thực khách biết đến là bánh cuốn bà Bảy nằm cuối con phố Cát Cụt. Quán nổi tiếng vì bánh chất lượng và giá cao gấp rưỡi nơi khác.

Vì lý do giá cả mà quán khá kén khách, tuy nhiên đây vẫn là địa chỉ đông khách mấy chục năm qua. Ảnh: An Hạ 

Đồng cừu ngút ngàn như trời Âu ngay gần Sài Gòn

Đồng cừu trải rộng thênh thang, bạn sẽ có cảm giác như đang ở nông trại châu Âu với những chú cừu trắng đi dạo thong dong. 

Ngoài các điểm đến quen thuộc, chụp hình đẹp ở Vũng Tàu như hồ Tràm, hồ Cốc, đèo Nước Ngọt... giờ đây du khách TP HCM còn có thể tới thành phố biển này vào cuối tuần để check in một địa điểm "sống ảo" đang rất hot, đó là đồng cừu trên con đường Phước Tân - Hội Bài, đoạn ngang qua xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức) Bà Rịa Vũng Tàu. 

Chợ cá tươi rói ở Sài Gòn chỉ bán vào ban đêm

Bắt đầu lên đèn từ nửa đêm, chợ thủy hải sản Bình Điền với hàng trăm loại tôm cá cung cấp cho toàn Sài Gòn và các tỉnh lân cận.

Nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, thuộc khu phố 6, phường 7, quận 8, Bình Điền là chợ đầu mối cung cấp hoa củ quả và thủy hải sản lớn nhất miền Nam. Hoành tráng nhất chợ là khu kinh doanh thủy hải sản với diện tích 20.000 m2. Chợ bắt đầu sáng đèn từ chập tối nhưng phải đến nửa đêm, khi ghe thuyền từ các tỉnh cập bến sông ở gần chợ, không khí kinh doanh mới thực sự sôi động. 

Những con đường đất giữa biển Việt Nam

Đến đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa), Cái Chiên (Quảng Ninh), Hòn Bà (Vũng Tàu) hay ở Nhất Tự Sơn (Phú Yên), bạn có thể tản bộ giữa bốn bề biển cả. 

700m đường giữa vịnh Vân Phong 

Đảo Điệp Sơn, Khánh Hòa nhìn từ trên cao. 

Điệp Sơn là một dải 3 đảo nhỏ, trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo này nổi tiếng với con đường đi giữa biển dài gần 700 m, nối liền đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. 

Tục đốt đuốc đi rước dâu lúc nửa đêm của người Thái miền Tây Nghệ An

Chiếm khoảng 70% dân số huyện Con Cuông, đồng bào dân tộc Thái nơi đây còn lưu giữ được những giá trị văn hóa mang tính bản sắc, trong đó phải kể đến việc tổ chức đám cưới. 

Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, với cộng đồng Thái ở Con Cuông, cưới hỏi là việc hệ trọng trong đời nên luôn được sự quan tâm của gia đình, họ hàng, xóm giềng và bè bạn. Trong ảnh, người dân dự đám cưới của đôi trẻ: Quang Trường- Thu Minh ở xã Lục Dạ (Con Cuông). 

Tinh xảo chiếc phươn mây của người Thái

Trong gia đình của đồng bào Thái, Khơ Mú ở các huyện miền Tây Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong... không thể thiếu chiếc mâm. Chiếc mâm gọi theo tiếng Thái là 'phươn', nó dùng để ăn cơm là chủ yếu, ngoài ra mâm còn được dùng để bày các đồ vật, thức vật cúng tế tổ tiên.

Bằng đôi tay khéo léo, cùng với việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có, từ xa xưa, đồng bào Thái và Khơ Mú đã biết đan lên những chiếc mâm để gia đình sử dụng.