Một góc chợ gò Tà Mâu.
6 thg 8, 2016
“Thủ phủ” của hàng lậu
Đó là tên gọi mỹ miều của chợ gò Tà Mâu (Campuchia), cách phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc) chưa đầy 1km, nơi đây tập kết hàng lậu “thượng vàng hạ cám”.
4 thg 8, 2016
Gánh bánh mì đêm dưới chân cầu Tràng Tiền
Nửa đêm, khách vẫn đứng vòng trong vòng ngoài quanh gánh hàng rong giản dị bên bờ sông Hương (Huế) để chờ mua một ổ bánh mì thịt xíu.
10 giờ đêm đường sá đã vắng hoe, hiếm hàng quán nào còn sáng đèn, nhưng đây mới là giờ cao điểm của một gánh bánh mì nổi tiếng. Cô bán hàng không dùng đến bất kỳ biển hiệu nào, do đó thực khách vẫn quen gọi bằng cái tên “bánh mì chân cầu”.
10 giờ đêm đường sá đã vắng hoe, hiếm hàng quán nào còn sáng đèn, nhưng đây mới là giờ cao điểm của một gánh bánh mì nổi tiếng. Cô bán hàng không dùng đến bất kỳ biển hiệu nào, do đó thực khách vẫn quen gọi bằng cái tên “bánh mì chân cầu”.
Khách hàng ngồi quây quần bên bếp than đợi bánh được làm nóng sau khi cho nhân vào. Ảnh: ivivu.com
Bên trong nhà hàng luôn đóng cửa ở Sài Gòn
Với trần dát vàng, nhà hàng mang lối kiến trúc Pháp luôn đóng kín và khách đến phải tự mình mở cửa để bước vào.
Nằm trên đường Điện Biên Phủ luôn đông đúc xe cộ, căn nhà được bao bọc bởi một khu vườn xanh tươi. Nhiều người đi ngang đây thường tò mò bởi kiến trúc bắt mắt bên ngoài và cánh cửa lúc nào cũng đóng kín, nhưng ít ai biết được đây là một nhà hàng hút khách bởi các món ăn Pháp đặc trưng.
Cung phượt mạo hiểm tại bãi biển hoang sơ của Đà Nẵng
Làng Vân là điểm đến thú vị cho những phượt thủ ưa mạo điểm, thích khám phá những vùng đất hoang sơ, mộc mạc.
Làng Vân - là ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Đây đã từng là nơi cư trú của những người dân bị bệnh phong, sống tách biệt với thành phố từ những năm 80. Gần đây, ngôi làng hoang sơ này đã trở thành điểm đến dành cho các phượt thủ thích khám phá những vùng đất mới. Ảnh:anniejeanxx
Mơ xanh trên làng cổ Phong Nam
Giữa trưa hè nắng gắt, đang trên quốc lộ 1A hướng về phía trung tâm TP Đà Nẵng, tình cờ nhìn GoogleMap thấy hiện lên chấm xanh: làng cổ Phong Nam cách quốc lộ chừng 2km. Vậy là chúng tôi ngẫu hứng tạt vào.
Rau mơ men theo lối nhỏ đường bê tông vào làng - Ảnh: THANH LY
Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi vào một đồng quê ngát xanh. Màu xanh lá mạ non, màu xanh thẫm núi rừng xa xa, rồi cả bầu trời xanh ngắt hút hút trong tầm mắt... Nhưng ngạc nhiên hơn là màu xanh mướt xen lẫn màu nâu tím nhạt của lá mơ mở ra trước mắt giữa trưa hè nắng nóng.
Mưa mát lành với canh chua lục bình non cá đồng
Không có cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá, ngò om..., chỉ cần đọt lục bình non và những con cá đồng tươi nguyên như những cơn mưa phương Nam mát lành, món canh chua ấy cũng đủ hớp hồn người.
Những nhánh lục bình mùa nước dâng - Ảnh: TRÂN DUY
Cuối tháng 6, về một số vùng miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai đã thấy những đám lục bình dập dình xanh mướt đọt non. Chị chủ nhà trọ mời chúng tôi một món độc đáo: canh chua cá đồng nấu với đọt lục bình non.
Hiền hòa đường ra mũi Cà Mau
Câu hát “Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam; Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời” cứ vang vọng bên tai tôi trên suốt hành trình tới mũi Cà Mau.
Đi bộ qua những rặng đước xanh rì rào trong gió biển, tôi thấy một niềm xúc động trào dâng trong lòng khi vượt qua một chặng đường dài với đủ loại phương tiện để tìm đến điểm cuối nơi cực Nam Tổ quốc, giờ đây hiện lên trước mắt là tượng đài con thuyền no gió hướng ra biển khơi. Đây chính là nơi đánh dấu vị trí địa lí của mũi Cà Mau 8 độ 37’30’’ vĩ độ Bắc, 104 độ 43’ vĩ độ Đông
Nét độc đáo của ngôi nhà sàn người Tày Bảo Yên
Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.
Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.
Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai chái rất rộng rãi.
Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.
Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai chái rất rộng rãi.
Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô, Bảo Yên. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng/Tuổi trẻ
Chiếc vòng bạc giữ linh hồn đứa trẻ của người Thái
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, khi mới sinh ra, linh hồn của đứa trẻ còn chưa về nhà. Nó vẫn rong chơi, lang thang ở đâu đó. Chiếc vòng bạc sẽ chở linh hồn của bé về trong lễ đặt tên.
Trong lễ đặt tên, lần đầu tiên trong đời, bé được làm nghi lễ buộc chỉ cổ tay.
Với những cộng đồng người Thái ở Nghệ An, ngày đặt tên là nghi lễ quan trong đầu đời của một đứa trẻ. Từ đó đứa trẻ có tên gọi chính thức của mình. Và cũng từ ngày này nó được “ma nhà” là tổ tiên của mình chấp nhận là thành viên của gia tộc.
Hiểm nguy đốt ong vò vẽ ở miền Tây xứ Nghệ
Từ tháng 7-9, ong vò vẽ thường làm tổ trên các vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ. Thời gian này, nhiều người dân đổ vào rừng lấy ong về chế biến làm món ăn. Từ lâu, món ăn từ ong vò vẽ được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để lấy được 1 tổ ong vò vẽ cũng không đơn giản chút nào. Việc đốt ong vừa nguy hiểm vừa có nguy cơ lan cháy rừng trong mùa khô hạn.
Bắt ong vò vẽ rất nguy hiểm nên người dân vùng cao xứ Nghệ thường lợi dụng ban đêm, khi ong đã vào tổ mới đi bắt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)