21 thg 3, 2015

Ngôi chùa được trang trí bằng hàng ngàn chiếc bát, đĩa

Chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, một trong 18 điểm du lịch nên đến ở Sóc Trăng.

Chùa Sro Loun (chùa Chén Kiểu), tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu. Đây một trong những ngôi cổ tự có nét kiến trúc độc đáo, là 1 trong 18 điểm du lịch nên đến khi về Sóc Trăng. 

Toàn cảnh chính điện chùa Chén Kiểu. Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men.

19 thg 3, 2015

Long Ẩn cổ tự

Long Ẩn cổ tự là ngôi chùa cổ ở Biên Hòa.

Thông tin rất ngắn gọn, rõ ràng. Thế nhưng...
  • Đi tìm khắp núi Long Ẩn (Bửu Long), cả ở trên núi và dưới chân núi, có chùa rất nhiều nhưng không ngôi nào mang tên Long Ẩn cả. Chùa Long Ẩn không ở núi Long Ẩn, vậy ở đâu?
  • Long Ẩn cổ tự là ngôi chùa cổ. Sao các tài liệu nói về di tích cổ ở Biên Hòa hầu như không nhắc tới?
À, chùa đây rồi:


nhưng không phải ở trên núi hay chân núi Long Ẩn, mà ở cách đó không xa lắm. Long Ẩn cổ tự ở bên kia đường, cách núi Long Ẩn khoảng 1 km, day mặt nhìn ra sông Đồng Nai. Địa chỉ là tổ 18, khu phố 3, phường Bửu Long, nằm cạnh bên trụ sở (rất to) của Đoàn Cải lương Đồng Nai.

Ba khu chợ nổi tiếng nhất Đà Nẵng

Chợ Hàn là biểu tượng lâu đời, chợ Cồn và chợ hải sản ven biển Sơn Trà là thiên đường ẩm thực với những hàng quán san sát nhau. 

Dưới đây là những khu chợ náo nhiệt và đông đúc nhất mà du khách không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng.

Thiên đường ăn vặt ở chợ Cồn

Nằm trên đường Ông Ích Khiêm ngay trung tâm thành phố, đây là một trong những chợ lâu đời và lớn nhất của thành phố biển. Sở dĩ chợ có tên như vậy là do xây dựng trên một cồn đất cao giữa phố từ năm 1940. Về mặt chính thức, chợ đã đổi tên chợ thành Trung tâm Thương nghiệp từ năm 1984 nhưng mọi người vẫn dùng cái tên chợ Cồn như trước kia. 

Chợ Cồn là điểm hẹn của những bạn trẻ thích ăn vặt. Ảnh: Thiện Nguyễn. 

Nghề dệt chiếu Ngan Dừa

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của sông Hậu, Thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) là vùng đất thuận lợi cho cây lác, nguồn nguyên liệu chính giúp người dân nơi đây phát triển nghề dệt chiếu từ bao đời nay.

Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa cho biết, không nhớ rõ làng nghề dệt chiếu ở đây có từ bao giờ, nhưng lúc nhỏ chị đã thấy bà nội và mẹ của mình dệt chiếu, nhiều khi tiếng go (dụng cụ dệt chiếu) lách cách, dệt đều đặn từng sợi lác còn theo chị vào giấc ngủ. Chiếu Ngan Dừa cứ thế nối tiếp nhau truyền từ đời này sang đời khác, đâu đâu trong làng, trong xóm cũng gặp từng bó, hay từng sợ lác trắng, lác màu, trông thật vui mắt.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, thị trấn Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn - điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác. Từ đây, nguồn lác sẽ giúp người dân làm chiếu chủ động hơn khi tìm nguyên liệu và cũng tiết kiệm được chi phí. Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác và cả những chiếc chiếu mới tinh còn thơm mùi lác. Trong những mái hiên ngay bên đường, từng nhóm 2 chị em phụ nữ đang khéo léo phối hợp chuồi từng sợi lác vào chiếc go rồi dập xuống nhịp nhàng. Chị Trương Tú Khanh, cán bộ phụ trách tiểu thủ công nghiệp thị trấn Ngan Dừa cho biết, nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, thị trấn Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn, điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác là nguồn nguyên liệu để dệt chiếu

Chiêm bái Bác Ái cổ tự

Nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi, với kiến trúc hầu như còn giữ nguyên từ thuở mới khai tự, chùa Bác Ái đơn sơ, mộc mạc, thanh bình giữa Phố núi Kon Tum. Sắc tự, chiếc phản gỗ, bức tượng Quan Âm,… vẫn còn nguyên như những vật báu đầy tự hào của ngôi chùa cổ nhất Tây Nguyên này.

Những năm 1931-1932, người dân từ miền xuôi di cư ồ ạt lên Tây Nguyên bởi nạn hạn hán, đói khổ triền miên. Giữa chốn rừng thiêng nước độc, những người con miền xuôi vẫn không thể yên tâm làm lụng, ngày đêm nơm nớp lo sợ. Để yên lòng dân, Tổ đình Bác Ái tự lập nên.

Tích xưa kể…

Tổ đình Bác Ái được xây dựng năm 1932, là ngôi chùa đầu tiên của Tây Nguyên. Ảnh: Phương Linh

18 thg 3, 2015

Những con đường Sài Gòn rợp bóng hoa

Mùa này hoa giấy, điệp vàng, phượng hoàng đỏ, bò cạp vàng nở rực, khiến phố phường Sài Gòn trở nên sống động. 

Đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, lãng mạn và đầy thi vị dưới tán cây xanh điểm xuyết những cành hoa giấy. 

Mộc mạc chợ phiên Án Lại

Chợ Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc.

Chợ chủ yếu phục bụ bà con các xã Đức Xuân, Trương Lương (Hòa An), Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên). Tuy nhiên, người dân đến từ huyện Hà Quảng, Bảo Lạc cũng về đây mua bán. 

Lãng mạn đèn lồng phố cổ Hội An

Ngoài khung cảnh yên bình, Hội An còn níu chân du khách bằng những chiếc đèn lồng lung linh. Đèn lồng xuất hiện mọi nơi trong phố cổ, trước hiên các nhà hàng, khách sạn, trên ban công hay cửa sổ nhà dân.


Đèn lồng Hội An đa dạng từ màu sắc, chất liệu đến hoa văn, kiểu dáng. Đặc biệt, loại đèn lồng làm bằng chất liệu lụa Hội An có thể gấp xếp được rất được du khách ưa chuộng mua làm quà lưu niệm. 

Thăm đảo Yến

Tour du lịch đảo Yến (Khánh Hòa) hấp dẫn du khách với chương trình ngắm san hô bằng tàu đáy kính, lên đỉnh Du Hạ, thăm đền thờ tổ nghề yến và vào hang xem tổ yến. Đặc biệt vào mùa hè, đảo Yến thu hút rất nhiều khách quốc tế và trong nước đến chiêm ngưỡng.

Theo tài liệu lịch sử còn lưu tại Khánh Hòa, năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân gặp bão lớn nên thuyền phải dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây ông tình cờ phát hiện các đảo yến ở vùng biển đảo Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và quyết tâm ở lại cai quản vùng đất này. Với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng, ông thành lập các đội thủy quân để bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và ông được người đời sau suy tôn là Thủy tổ nghề yến sào.

Đảo Yến không phải là tên riêng của một hòn đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi là đảo Yến. Trong vịnh Cam Ranh thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến làm tổ nhất.

Những chiếc tàu đưa du khách từ bến cảng Vinpearl ra thăm đảo Yến.

17 thg 3, 2015

Kỳ vĩ thác Trắng

Nằm cách TP Quảng Ngãi chừng 30km về hướng tây nam, thác Trắng (xã Thanh An, huyện miền núi Minh Long) là điểm đến của nhiều người trong những ngày cuối tuần và dân “phượt” khi có dịp đến Quảng Ngãi.

Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác Trắng đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh ghé thăm - Ảnh: Phước Tuần 

Men theo tuyến đường lên thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành), chúng tôi tiếp tục hành trình lên huyện miền núi Minh Long. Hai bên đường, vùng đất bán sơn địa này cảnh sắc thật tuyệt vời. Dưới những rặng núi nhô cao là một bức tranh tuyệt đẹp được ghép từ những cánh đồng xanh ngắt màu mạ non, những đồi cọ xen lẫn hàng dừa xanh mát.