9 thg 6, 2013

Những cỗ quan tài đặc biệt và huyền thoại ngọc am

Loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông này có tên Latinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây ngọc am, hoàng đàn rủ. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc. 

Những phát hiện khảo cổ thú vị gần đây từ các ngôi mộ còn lưu giữ nguyên vẹn thi hài do được tẩm liệm bằng tinh dầu ngọc am, đặt trong quan tài ngọc am, khiến không ít người bắt đầu nhen nhóm ước mơ về sự "vĩnh cửu"…


Huyền thoại về hai thanh kiếm báu

Trời tròn đất vuông, có lẽ hai hình đó biểu hiện đây là cặp kiếm âm dương, đực cái như tín ngưỡng Đạo giáo hưng thịnh của người Dao. Ở chuôi mỗi thanh kiếm đều có 4 (kiếm dài) và 7 (kiếm ngắn) chiếc vòng sắt, trong mỗi vòng sắt đều treo từ 12 đến 14 đồng xu hình tròn, lỗ tròn, làm bằng sắt. Chuôi và lưỡi kiếm ngăn cách bằng một vòng sắt hình chữ U để bảo vệ tay.

Chiếc Win 100 cũ nát ì ạch đưa chúng tôi ngược con đường dốc đá dựng hướng về ngôi nhà gỗ của Phàn Tà Loàng (người Dao ở bản Nậm Ty, xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì, Hà Giang). Tiếp khách, Loàng không mấy mặn chuyện, ậm ừ bảo đến nhà anh họ mình là Phàn Tà Phâu mà hỏi. Quay xe, may gặp Phàn Tà Phâu gần trụ sở xã. Đôi mắt Phâu nhìn khách đầy dò xét, rồi hướng về người dẫn đường vung tay chém gió, nói chuyện như quát bằng tiếng Dao. Cũng phải thôi, vì khách lạ đang tìm hỏi về những báu vật linh thiêng mà Phàn Tà Phâu đang giữ: hai thanh cổ kiếm niên đại hàng trăm năm trước.

Tập tục nhảy lửa của người Pà Thẻn: Nhảy múa cùng tử thần

Đống than hồng cháy rừng rực, lưỡi lửa bùng reo phần phật trong gió, hơi nóng cùng tàn tro bay ngùn ngụt. Những đứa con của lửa thần đầu trần, chân đất, mắt mê cuồng, điềm nhiên nhảy vào đám lửa như nhảy trên nệm êm. Họ lăn lê, bò toài, xoạc chân bới, vốc tay nhặt than hồng xoa lên người, bỏ than hồng vào miệng… 

Những thân thể đẫm than hồng bay vào nhào ra khỏi đống lửa nhẹ nhàng như những cánh nhạn để lại phía sau những vệt sáng tóe vào màn đêm. Tiếng đàn "pàn dơ" phèng phèng pha trộn cùng những lời khấn bí hiểm tựa một liều thuốc gây nghiện hạng nặng khiến cho các vũ công càng thêm phấn khích. Người và than hồng như hòa quyện vào nhau thành một khối lửa khổng lồ biết di chuyển. Một hồi lâu, một vài vũ công chừng thấm mệt, phệt phạt nằm ra sân mà chân tay vẫn rung lắc, co giật hệt như người quá chén. Ai đó bảo tôi họ đang say lửa. Cả không gian xung quanh nóng rẫy như trong lò thiêu, hơi khói, tàn tro bốc lên ngùn ngụt xộc vào mắt, vào lỗ mũi cay xè. Thỉnh thoảng đám đông xung quanh lại hò hét, kêu ré, xô nhau chạy để tránh những mẩu than hồng bị bốc, bị bới bắn tung tóe như pháo hoa.

Tận diệt đại ngàn vì thú chơi hàng độc

Cặp độc bình bằng gỗ quý giá 50 triệu đồng.

Thú chơi đồ gỗ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở thành cao trào trong vài năm trở lại đây. Việc săn lùng "hàng độc" không chỉ có giới đại gia mà ngay cả đối với những người dân thường. Thú chơi này đã làm cho rừng Tây Nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. Những loại gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị tận diệt đến cả gốc lẫn rễ. 



Bí ẩn những hình vẽ kỳ lạ trên mái đá núi Cửa Chùa

Vách đá dựng có hình vẽ độc đáo ở Ninh Bình.

Điều khiến cho vách đá ở mái đá núi Cửa Chùa trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau?... 


Mái đá núi Cửa Chùa (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) sừng sững như một bức tường khổng lồ đứng nghiêng một góc gần 45 độ, có màu vàng nhạt bạc phếch theo thời gian như những vách đá chịu ngàn năm phong hóa khác. Điều khiến cho vách đá này trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau? 

7 thg 6, 2013

Thu ăn măng trúc, xuân ăn... ếch

Những ngày đồng lúa bắt đầu chín vàng, đòng đòng thơm ngát, nhà nông rục rịch vụ gặt tháng 3. Lúc ấy, nước đồng xăm xắp mắt cá chân, ếch kéo nhau đi kiếm mồi… Ăn no quên cả về, chúng đùn hang trên ruộng, gọi là ếch đùn. Ở nhiều nơi, giờ lúa trồng quanh năm nên cũng dễ kiếm ếch đồng.

Món “gà đồng” chính hiệu. 

Thường khi lúa chuyển vàng, dần dần chắc hạt, nông dân sẽ tháo nước ra ruộng để mặt đất tự khô ráo dần thu hoạch cho dễ dàng. Ếch khỏi đi kiếm mồi đâu xa, vẫn tha hồ có món ngon, đủ đầy dưỡng chất như tôm, cá, cào cào, châu chấu… Chẳng mấy chốc được vỗ béo tăng cân, chúng đùn hang ngay trên mặt ruộng; chỉ vậy mà có… ếch đùn.

Độc đáo món cháo mối của người Cơ Tu

Đến với núi rừng Trường Sơn hoang dã thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chế biến từ con mối cánh (cláp). Đó là món ăn ưa thích, hấp dẫn của đồng bào Cơ Tu.


Già Mạc Thị Gách (87 tuổi), là “chuyên gia” “gọi mối” đất ở thôn Tống Coói (xã Ba- Đông Giang) cho biết: “Gần như toàn bộ số gia đình người Cơ Tu ở đây đều biết “gọi mối về”.


Cuối tuần, đi ăn bánh xèo “chảnh”

Cô bạn thân thời phổ thông lập nghiệp ở Sài Gòn ra Quy Nhơn công tác được nghỉ hai ngày cuối tuần, nằng nặc đòi dẫn đi ăn bánh xèo Bà Năm ở Mỹ Cang. Hỏi, đã được ăn bao giờ chưa mà coi bộ “rành” dữ vậy thì bạn cười xòa, bảo chưa ăn, nhưng mà nghe “giang hồ” đồn, muốn đi ăn cho biết…

Những chiếc khuôn bánh xèo đang hoạt động hết công suất để phục vụ thực khách. 

Đấy là vào sáng thứ Bảy, khi hai đứa đã ngồi yên vị trong một quán cà phê giả cổ ở trung tâm thành phố, với ý định vừa ăn sáng vừa uống cà phê, ngắm biển Quy Nhơn buổi sớm mai. Nhưng bạn đã thích thì chìu, dù biết rằng, đi ăn bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn vào giờ này, không chừng “lỗi hẹn” là cái chắc!


Đường 6 - Một dòng sông cạn

Chẳng rõ xưa kia con đường nào đã khởi đầu cho sự can trường và sự háo hức kiếm tìm của người Việt cổ để ruổi rong xa mã. 


Nói đến Tây Bắc, hẳn phải là đò dọc ngược sông Đà, trao gửi sinh mệnh cho ông lái đò vượt thác, lách đá ngầm mới thú. Hay chí ít là ngồi trên boong tàu mà thưởng lãm cảnh hoàng hôn núi rừng như láng mật ong vàng trên những mái nhà lợp đá đen dọc bờ Nậm Ban hoang dại.

Nhưng, Tây Bắc còn có một cuộc đời khác. Ấy là con đường 6 đầy ký ức và thảng thốt những giấc mơ trưa mỗi độ Thu về heo may đèo vắng. Trong tĩnh lặng chợt nhớ thuở người Pháp mở con đường uốn như chiếc thắt lưng xanh cô gái Thái đen vắt qua đèo dốc, men xuống suối sâu rồi bắt vào tỉnh lỵ Hòa Bình.

Ngọt bùi mít hông

Một đĩa mít hông vàng ươm, rắc thêm một ít đậu phộng rang và dừa nạo phía trên trở thành món ăn quen thuộc với các bạn trẻ thành phố Tam Kỳ. 

Mít hông ăn cùng dừa nạo, đậu phộng vừa béo vừa bùi - Ảnh: Hương Cát

Khi còn là sinh viên, mỗi lần về quê tôi đều tạt qua quán mít hông trong con hẻm nhỏ trên đường Hoàng Diệu, gọi đĩa mít ngồi nhâm nhi rồi mới ra về. Trên đĩa mít hông có đậu phộng rang giã giập, dừa nạo, dầu phộng đã phi thơm… chỉ đơn giản thế thôi nhưng có sức hút đến lạ, khiến bao bạn bè tôi đến đây ăn đều muốn quay lại.