14 thg 4, 2013

Mì ngon nhứt Sài Gòn?

Sài Gòn, có thể nói mà không sợ cường điệu, là một “vương quốc” mì. Và mì, cũng có thể coi là một di sản của Sài Gòn. Nhà thơ Trần Tiến Dũng đã thử mì ở Chinatown New York, và lắc đầu, nói: “Thua xa mì Chợ Lớn”. 

Xem chừng, không phải thứ gì ở New York đều “oách”. 



Thưởng thức tô mì ngay tại xe bán, khách có thể cảm được mùi hương cả chiếc xe, thấy sốc mì, nêm nếm, nghe tiếng lào xào... 


Thất Sơn – Miền đất của các đạo sĩ

Cổ nhân nói "Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh" - Núi không cần cao, có tiên thì linh. Có thể nói ngoài địa thế được thiên nhiên ưu đãi thì bóng dáng những "ông đạo" và giai thoại ly kỳ của họ đã làm cho vùng Thất Sơn của Châu Đốc, An Giang trở thành linh địa. 

Du ngoạn non Sam

Ngày trước đọc "Nửa tháng trong miền Thất Sơn" của Nguyễn Văn Hầu thấy tả cảnh vào Thất Sơn thật là trần ai, phải lặn lội qua vô số kênh rạch như Cần Thảo, Cây Dương, Vịnh Tre… chằng chịt. Còn bây giờ, đường vào núi Sam nói riêng và cả vùng Thất Sơn huyền bí nói chung đều được khai thông lên tới đỉnh. Từ thị xã Châu Đốc vào đến chân núi Sam chỉ 5km với con đường trải nhựa thẳng băng, đen nhánh, bóng loáng như dải lụa Tân Châu. Hai bên bờ là đồng lúa bát ngát, thi thoảng ẩn hiện vài ngôi chùa theo phái Tiểu thừa.

12 thg 4, 2013

Còn đâu men rượu cần xưa

“Nhà rông bập bùng ánh lửa, rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt em. 
Anh vít cần, vít cần mà không dám uống. 
Điệu xoang nhịp nhàng, dòng người sóng sánh. 
Anh cứ sợ, cứ sợ mình lạc mất nhau thôi” 


(Đêm xoang Tây nguyên - nhạc sĩ Nguyễn Cường).

Đến Tây nguyên vào mùa lễ hội hoặc có dịp ngồi lại bên nhau, người dân ở các buôn làng thường đưa rượu cần ra để đãi khách phương xa. Bên bếp lửa, men rượu cần thơm ngát hòa vào ánh lửa bập bùng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa đặc trưng của miền nắng gió. Tuy nhiên giờ đây đến Tây nguyên, rượu cần dù “nhiều như cây trên rừng” nhưng thật khó để tìm thứ “rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt” như nhạc sĩ Nguyễn Cường đã từng viết. 



Thưởng thức rượu cần tại hội thi tạc tượng nhà mồ Tây nguyên ở Buôn Đôn - Ảnh: Thái Bá Dũng


Còn đâu kơnia ngả bóng che ngực em

Buổi sáng em làm rẫy
Thấy bóng cây kơnia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ.


Đã mấy chục năm rồi kể từ khi bài thơ nổi tiếng Bóng cây kơnia của nhà thơ Ngọc Anh ra đời và được Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Có dịp ghé lên Tây nguyên, không ít người lại muốn nhìn thấy bóng cây kơnia lãng mạn đó.

Nhưng bây giờ tìm kơnia ở đâu giữa Tây nguyên bạt ngàn?

Buôn Kơnia chỉ còn ba cây 


Cây kơnia còn sót lại ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (Gia Lai) - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG


Đi tìm “cánh chim kơtia”

“Chim kơtia bay tới, nghiêng cánh chào Đắk Krông...”.

Gần 40 năm sau khi bài hát Đắk Krông mùa xuân về, nhiều người vẫn đi tìm câu trả lời về địa danh Đắk Krông và gắn liền với đó là hình ảnh “chim kơtia bay tới”.

Chim kơtia là chim gì?

Đại tá hải quân Nguyễn Văn Huân, lữ đoàn phó lữ đoàn 125, là người rất thích bài hát Đắk Krông mùa xuân về của nhạc sĩ Tố Hải. Hầu như buổi giao lưu văn nghệ nào ở căn cứ hải quân Cát Lái cũng thấy ông bước lên sân khấu thông báo “chim kơtia bay tới...”. Hỏi ông có biết kơtia là chim gì không, đại tá cười: “Mình chỉ biết hát thế thôi chứ chim kơtia thì thú thật mình chưa thấy bao giờ, không biết nó là con chim gì”.

...Đến Tây nguyên vào thời điểm khoảng tháng 7 đến tháng 10, khi các rẫy bắp của người dân đang bước vào vụ thu hoạch, dễ dàng bắt gặp cảnh người dân cắm bù nhìn đuổi chim muông. Trong các loài thì người nông dân sợ nhất là... chim kơtia.

Tiếng đàn ta lư cuối cùng

“...Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca 
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch’rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền tây Khe Sanh...”.


(trích Tiếng đàn ta lư của Huy Thục)

Những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội giải phóng theo đường Trường Sơn vào giải phóng miền Nam đã đi qua miền tây Quảng Trị. Ở đây, tiếng đàn ta lư đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư từ những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để đào đường, tải đạn.

Hai người trong số đó là nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam đã bị “mê hoặc” bởi tiếng đàn này. Hai bài hát Tiếng đàn ta lư và Rừng xanh vang tiếng ta lư đã ra đời như thế. Theo âm vang của hai bài hát này mà tiếng đàn ta lư của người Pa Cô, Vân Kiều đã đi và sống trong lòng người hàng chục năm qua. Và bài hát Tiếng đàn ta lư của Huy Thục cũng là một trong ba bài hát được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn Huy Thục sau bài hát này được bà con Pa Cô, Vân Kiều xem như người con của bản làng.

Món ngon nhớ lâu: “Vú nàng” Phú Quý

Trong các loài ốc, vú nàng được khá nhiều người ưa chuộng.

Là người Phú Quý nhưng lần đầu được mời ăn món ốc “vú nàng” tôi thấy rất bỡ ngỡ, trên đường đi cứ nghĩ mãi nhưng không sao hình dung ra vì sao gọi là “vú nàng”, cho đến lúc gặp ông chủ nhà hàng Long Vĩ, nơi đầu tiên trên đảo nuôi “vú nàng” trong hồ chắn sóng.

Vú nàng hình dáng như đôi gò bồng đảo của cô gái dậy thì, căng tròn, đầy sức sống. Vỏ bên ngoài của vú nàng là lớp xà cừ cứng chắc, và “nếu dùng cát xát vô, ốc sẽ ửng lên một màu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm”, anh Dương Phùng Linh, chủ nhà hàng Long Vĩ nói thế. 


Khai thác ốc vú nàng tại Phú Quý. 


Thêm một ứng cử viên Đại sứ Du lịch Việt Nam


Sau Châu Mộng Như, Jennifer Phạm quyết định ứng cử vào vị trí đại sứ du lịch Việt Nam. Lại thêm một người đẹp nữa! Nếu Châu Mộng Như là á hậu cuộc thi hoa hậu châu Á năm 2012 thì Jennifer Phạm là hoa hậu cuộc thi đó năm 2006. Những ứng cử viên trước đó nếu không là á hậu, hoa hậu thì cũng là những cô gái đẹp...

Hai Ẩu nghĩ: Ụa, làm đại sứ du lịch đâu nhất thiết phải là phụ nữ, đàn ông cũng được vậy chớ chời! Miễn quảng bá du lịch được cho đất nước thôi chớ. Thí dụ như... Hai Ẩu chẳng hạn!

Nói vậy thôi, chớ Hai Ẩu tự đánh giá mình không thể làm đại sứ du lịch được vì... ẩu, nhưng Hai Ẩu biết một người có năng lực và rất xứng đáng cho chức vụ này. Đó là một người đàn ông nổi tiếng: Ngài Chử Đồng Tử!

Chử Đồng Tử cùng vợ là Tiên Dong đã bay lên mây và đi biền biệt hơn hai ngàn năm nay, nhưng nhờ... điện toán đám mây nên Hai Ẩu đã gặp và chat với ổng.

Hạ vàng biển xanh

Trời nắng nóng. nên nhớ tới biển. Và bật nhạc nghe bài Hạ vàng biển xanh (tức là bài Derniers Basiers hoặc Sealed with a kiss).


Lim dim nghe một hồi rồi lẩm bẩm: Ai nói biển xanh? Chưa chắc biển màu xanh à nghen!

Những hình ảnh sau đây sẽ trả lời: Chưa chắc biển màu xanh!.





Biển này khá quen thuộc đối với cư dân TPHCM. Chắc bạn dễ nhận ra đó là biển Cần Giờ. Không phải biển xanh mà là biển đục ngầu. Không phải bãi cát tuyệt đẹp mà là bãi... rác tệ hại.



Đi tìm nước tương ngày cũ

Tự nhiên thèm nước tương dễ sợ. Nhớ xưa lần đầu tiên từ Đồng Đế qua Nha Trang được bạn đãi món bánh phở tươi, vừa tráng xong to như cái bánh tráng Phú Yên, xắt thành từng miếng như bánh cuốn, quấn rau muống luộc chấm nước tương dầm ớt, vắt miếng chanh, mới phát hiện ra món ăn mộc mạc mà ngon lạ. 

Làm nước mắm vào năm 1919. Ảnh: CAOM 

Có lẽ nước tương đã chiếm một hộc nhỏ trong ngăn ký ức thiếu thời tôi từ thuở ấy. Bây giờ, mỗi lần muốn ăn lại món nước tương ấy thì cũng giống như nỗi niềm "không ai tắm hai lần trong một dòng sông" của nữ bá tước de Noailles.