Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 3, 2022

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Cơ Ho Srê

Lễ Nhô Lir bông (Mừng lúa mới ) của người Cơ Ho Srê tại huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc nhất của người Cơ Ho Srê. Là nhóm có dân số lớn nhất, nhóm Cơ Ho Srê sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở cao nguyên Di Linh. Mới đây người Cơ Ho Srê đã tái hiện những nét đặc trưng nhất của Lễ hội Nhô Lir bông tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.

Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.

Già làng và các thày cúng chuẩn bị cho phần lễ của ngày hội.

26 thg 3, 2022

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!

Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.

Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.

16 thg 3, 2022

Độc đáo tục cấm ân ái ba đêm đầu sau khi cưới của người Chăm ở Ninh Thuận

Với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, trong ba đêm đầu tiên sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chỉ được trò chuyện với nhau, không có bất cứ ý niệm nào về nhục dục. Lúc ngủ, trò chuyện không được quay lưng với nhau. Cha mẹ đỡ đầu sẽ ngủ ngoài phòng the để canh giữ hai vợ chồng.

Cô dâu và chú rể người Chăm trong ngày cưới.

Lạc vào xứ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân

Người Ninh Bình sở hữu những đức tính quý báu mà không phải nơi nào cũng có được đó là khéo léo và tinh tế. Cũng chính vì vậy, Ninh Bình là cái nôi của nhiều nghề thủ công nổi tiếng, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, trong đó không thể không nhắc tới nghề "thổi hồn" vào đá ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Thương hiệu điêu khắc Non Nước với hơn ba thế kỷ thổi hồn vào đá

Nằm ngay dưới chân thắng cảnh kỳ vĩ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nay là phường Hòa Hải đã tồn tại hơn ba trăm năm nay.

Nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không ngừng, những người con làng Non Nước đã biến mỗi khối đá vô tri, vô giác trở thành từng tác phẩm nghệ thuật mang nặng giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.

14 thg 3, 2022

Bánh phồng tôm Cà Mau đậm đà hương vị xứ biển

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau thích hợp để nhiều loài tôm sinh sống. Con tôm đất, tôm bạc, tôm sú Cà Mau được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nên thịt ngon và ngọt. Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ con tôm, từ lâu bánh phồng tôm Cà Mau đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bánh phồng tôm của vùng Đất Mũi Cà Mau thơm ngon khó nơi nào sánh kịp vì được làm từ những con tôm tươi dưới tán rừng ngập mặn. Tỉ lệ tôm trong bánh khá cao, bánh dày, đậm vị tôm và sau khi chiên bánh sẽ giòn tan khi đưa vào miệng. Trong đó, phải kể đến sản phẩm bánh phồng tôm của làng nghề truyền thống ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Không chỉ tại xã Hàng Vịnh mà ở vùng đất rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bánh phồng tôm. Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau luôn quan tâm đến mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

8 thg 3, 2022

Chuyện về tên gọi chiếc nóp ở vùng Đồng Tháp Mười.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vậy mà mỗi lần nghe bài hát “Nam bộ kháng chiến” của thầy giáo trẻ Tạ Thanh Sơn, là không ít người trào dâng niềm xúc động. Âm vang của bài hát ấy đã từng làm rung động trái tim các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành và làm sống lại một thời trai trẻ trong khí thế sục sôi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và những ngày đầu Nam bộ kháng chiến. Mãi cho đến hôm nay, hình ảnh của chiếc nóp vẫn còn gợi lại trong ta hình ảnh những đoàn quân tay cầm ngọn tầm vông, vai mang chiếc nóp rầm rập trên các nẻo đường hành quân.

Chiếc nóp trong thời kỳ chống Pháp.

5 thg 3, 2022

Kiêng kỵ trong khai thác thiên nhiên của người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông

Hiện nay, trong đời sống của người Xơ Teng - một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi phẩm chủ yếu từ thiên nhiênvẫn được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, họ không được tự ý khai thác một cách bừa bãi mà phải tuân theo những điều cấm đã được quy ước trong cộng đồng.

3 thg 3, 2022

Khu chợ 200.000 đồng đủ ăn từ đầu đến cuối đường

Quận 4 có khu chợ được người dân gọi là 'Chợ 200' với các món ăn bình dân nhưng chất lượng như chè, bún cháo hoặc phá lấu, gỏi khô bò...


Chợ 200 là điểm đến ăn vặt nổi tiếng của người TP HCM. Chợ nằm trên con phố cắt ngang đường Xóm Chiếu, quận 4, kéo dài từ nhà thờ Xóm Chiếu đến quán phá lấu số nhà 200/48, đường Xóm Chiếu, dài gần 300 m với hơn 50 hàng ăn uống đủ loại.

2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

23 thg 2, 2022

Lò đất Mỹ Lệ - Giữ chút hồn quê

Về Cần Đước (Long An), đến xã Mỹ Lệ, hỏi ông Mười Ích (Nguyễn Văn Ích) làm lò đất, hầu như ai cũng biết. Gia đình ông làm nghề đắp lò đất đã trên 30 năm, khởi xướng nghề đắp lò tại vùng này. Giờ đây, ông Mười Ích cũng là người cuối cùng trong xã còn giữ lại nghề thủ công độc đáo này.

Khi chúng tôi đến, ông Mười Ích không có nhà. Chị Huỳnh Thị Đẹp - con dâu ông Mười, vừa nhanh tay đắp lò, vừa nói: “Làm nghề này vất vả lắm, phải làm bằng tay, không dùng máy móc gì được, mà phải làm ngoài nắng”.

Những chiếc lò thủ công

Chị Đẹp là người Tiền Giang, từ khi về làm dâu gia đình ông Ích, chị được cha mẹ chồng chỉ dẫn nghề làm lò đất, đến nay cũng trên dưới 10 năm. Quệt giọt mồ hôi trên trán, chị kể: “Nghề này toàn phải làm bằng tay. Cũng mấy lần ở nhà thử tìm máy này, máy khác để làm một vài công đoạn nhưng đều không được. Kể cả việc trộn đất cũng không dùng máy được”.

Mỗi chiếc lò cần ít nhất khoảng 5 lần bồi đất mới có thể thành hình

14 thg 2, 2022

Độc đáo nghề ăn “mứt” làng Nam Ô, Đà Nẵng

“Mứt” là một loại rong biển mà đất trời ban tặng cho người dân vùng Nam Ô. Nhờ vậy mà người Nam Ô có thêm một nghề mưu sinh mùa biển động- nghề ăn “mứt”.

Cuối mùa, bà Bùi Thị Xinh thường ăn "mứt" ở gành Nam Ô. Ảnh: Nguyễn Linh

Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.

10 thg 2, 2022

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na

Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đối với dân tộc Ba Na, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời. Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú.

9 thg 2, 2022

Ý nghĩa tâm linh của Ngũ Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống

“Ngũ hổ” là một chủ đề nổi tiếng của tranh dân gian Hàng Trống. Phía sau bức tranh này ẩn chứa nhiều thông điệp tâm linh của nền văn hóa cổ phương Đông.

tranh Hàng Trống - dòng tranh dân gian nổi tiếng của Hà Nội - hình tượng của Ngũ Hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con hổ một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió…

7 thg 2, 2022

Du xuân trên bản người Dao tại Cao Bằng

Đến với bản làng người Dao tại Cao Bằng dịp đầu xuân, du khách có dịp tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo, hoặc lắng nghe câu hát páo dung của những người dân hiền hậu nơi đây để chúc nhau may mắn, tốt lành.

Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.

Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.

Dân tộc Dao đỏ tin rằng màu đỏ sẽ mang lại những điều may mắn trong năm mới (Ảnh: Hoàng Điệp)

5 thg 2, 2022

Chợ cá Cồn Gò ở Hà Tĩnh

Trời hừng sáng, tàu thuyền đánh bắt trở về và không khí mua bán hải sản ngay trên cồn cát ven biển, mang đến trải nghiệm ấn tượng cho du khách.

Toàn cảnh chợ cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Phạm Tuấn Anh (37 tuổi), người Gò Vấp, TP HCM, chủ kênh Youtube, fanpage cá nhân PTA Let’s go.

“Những chuyến đi phượt không chỉ là du lịch, mà tôi còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống địa phương. Tại Hà Tĩnh, tôi thích thú khi thu được hình ảnh của một chợ cá miền biển hoạt động truyền thống vào sáng sớm”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Đi chợ Âm Phủ nổi tiếng nhất đất Bắc

Trong tiết trời 10 độ C của miền Bắc, nhiều người từ Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh... đã tới phiên chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) huyền thoại xứ Kinh Bắc mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 4 rạng ngày mồng 5 Tết âm lịch.

Nhiều bạn trẻ không ngại đường xa, trời rét để đến chợ Âm Phủ cho thỏa trí tò mò

Chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) chỉ họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 Tết (tức ngày 4-2) và kết thúc vào sáng ngày mùng 5 Tết (tức ngày 5-2) tại làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

3 thg 2, 2022

Những điều khiến khách Tây ta ngây ngất ở chợ Châu Đốc

Chợ Châu Đốc là "thủ phủ" của các loại đặc sản nặng mùi, có thể gây sốc cho những vị khách phương xa lần đầu ghé thăm.

Tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thành phố Châu Đốc, chợ Châu Đốc là một trong những điểm tham quan thú vị bậc nhất dành cho khách du lịch ở tỉnh An Giang

Cồng chiêng và làng rừng

Có thể nói, âm nhạc cồng chiêng là tài sản vô giá của bà con các dân tộc Tây Nguyên, cụ thể là của các cộng đồng làng rừng. Làng rừng còn thì âm nhạc cồng chiêng còn. Và ng­ược lại. 

Ảnh: Trung Trung Đỉnh

Đầu năm thăm làng rau trăm tuổi nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế

Người dân làng rau Trà Quế - làng rau 500 năm tuổi ở ngoại ô đô thị cổ Hội An - bước vào năm mới Nhâm Dần 2022 với ước mơ "mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu".

Làng Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) là một trong những vùng đất được khai phá cách đây hơn 400 năm. Danh xưng đầu tiên của Trà Quế là Nhự Quế, có ý rau thơm có nồng cay như cây quế.

Người dân làng rau Trà Quế tất bật vụ rau Tết Nhâm Dần 2022.