Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 3, 2019

Hội An trưng bày 200 hiện vật lưu giữ kí ức về nghề y truyền thống

Ngày 15.3.2019 tại Hội An đã diễn ra lễ khai trương mở cửa đón khách Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tại số nhà 46 Nguyễn Thái Học.


Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An trưng bày gần 200 hiện vật gốc và một số hiện vật phục chế, các tư liệu hỗ trợ liên quan đến nghề y truyền thống nói chung và nghề y ở Hội An nói riêng.

13 thg 3, 2019

Bờ sông Hoài - điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Hội An

Nằm rìa phố cổ, bờ sông Hoài chảy ngang thành phố Hội An không chỉ là điểm du lịch hút khách, còn là nơi hóng gió yêu thích mỗi sáng, chiều của dân địa phương. Dãy nhà cổ sơn vàng đặc trưng dọc hai bên bờ, hầu hết là hàng quán bán đồ ăn, thức uống trang trí kiểu xưa. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, chọn bàn hướng ra đường, nhìn người qua lại, tận hưởng chút bình yên nơi phố Hội - Ảnh: Vi Yến 

19 thg 1, 2019

Nhà cổ Quân Thắng ở phố cổ Hội An

Có thể nói, diện mạo kiến trúc và hệ thống cổ vật của nhà cổ Quân Thắng giúp người thời nay hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân thuộc tầng lớp thương gia người Hoa phát đạt ở thương cảng Hội An trước đây.

Nằm ở số 77 đường Trần Phú, thành phố Hội An, nhà cổ Quân Thắng là một trong những nhà cổ nhất và có kiến trúc độc đáo nhất ở phố cổ Hội An còn được lưu giữ

Nhà cổ Đức An ở Hội An

Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Tọa lạc ở số 129 đường Trần Phú ở phố cổ Hội An, nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung

10 thg 1, 2019

Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An

Là một trong những nhà cổ đẹp nhất phố cổ Hội An, nhà cổ Phùng Hưng thể hiện sự phát triển về kỹ thuật kiến trúc và sự giao thoa giữa các phong cách Á Đông thời bấy giờ, cụ thể là sự kết hợp giữa ba trường phái Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.

Nằm ở số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, nhà cổ Phùng Hưng có tuổi đời hơn 100 năm, là một trong những mẫu nhà cổ đẹp nhất Hội An

Nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An

Có niên đại trên 200 năm, nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An được các nhà nghiên cứu coi là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

27 thg 12, 2018

Thơm lừng món dế ngày mưa

Trong tiếng mưa lộp bộp rớt từng hạt trên mái tôn đã nghe tiếng ơi ới rủ nhau: “Chuẩn bị đi bắt dế bọn bây ơi!”. Khi mùa đông đang chùng chình qua ngõ, cả nhà nhau quây quần bên mâm cơm có đĩa dế thơm lừng.

Hấp dẫn món dế xào. Văn Hoàng 

Mỗi khi nghe nhắc đến “bắt dế” thì y chang lũ con nít ở cái xóm ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) nơi tôi ở lại nhảy dựng cả lên. Đứa hí hửng phụ cha hạ ghe xuống, đứa chạy tút vào chái bếp tìm chai nhựa thật to để đựng dế. Ghe vượt nước đang ngấp nghé lấn vào nhà rồi theo dọc hàng rào, bụi cây trong làng mà vớt những con dế vàng ươm, béo tròn núc ních nằm thin thít.

13 thg 12, 2018

Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu

Người Cơ Tu sống dọc theo dãy Trường Sơn xưa kia có tập quán sống du canh, du cư. Thức ăn chính của họ là vào rừng để săn, bắn, hái, lượm… Khi bẫy bắt được nhiều chuột rừng, sóc rừng họ dự trữ bằng cách xông khói trên giàn bếp để ăn dần. 

Người Cơ Tu gọi con “sóc thường” là xọng bhrôông và “sóc bay” là ta’tăng. Loại này sinh sống và làm tổ trên cây chuyên ăn trái cây nên thường trú ở khu rừng gần nương rẫy của đồng bào. Chúng rất thích ăn chuối, bắp, dứa… Để bắt sóc, người Cơ Tu chế loại bẫy lồng, trong lồng có gài trái chuối vừa chín tới, sóc nhà ta sống và làm tổ trên cây xuống đất thấy mùi chuối thơm hấp dẫn mò vào ăn là dính bẫy.

Con sóc ở vùng núi huyện Đông Giang chuyên ăn đọt tà vạt nên thịt thơm, ngọt, nên cư dân Trường Sơn chế biến các món như: Sóc nấu cháo, sóc nướng, sóc hông, sóc xào, sóc lam... Người Cơ Tu gài bẫy bắt được nhiều sóc, ăn không hết, đồng bào dự trữ bằng cách cạo lông và mổ bụng bỏ bộ lòng, rửa sạch sẽ để ráo và sắp trong cái trẹt nhỏ xông trên giàn bếp thành sóc xông khói. 

Già Phạm Văn Crới giới thiệu sóc xông khói. 

12 thg 12, 2018

Làng gốm Thanh Hà: Dấu xưa hồn đất

Không theo con đường chính trải nhựa từ phố cổ tới Thanh Hà. Tôi men theo dòng Thu Bồn, qua hàng tre trúc xanh rì mát lành và bến thuyền neo đậu bên sông. Một khung cảnh làng quê Việt đẹp yên bình trải dài cho đến làng gốm có tuổi đời hơn 500 năm. 

Bảo tàng sống về nghề gốm cổ truyền
Sáng sớm, ngôi làng Thanh Hà trong vắt sương mai, tiếng chim lảnh lót bên những hàng rào cây thấp đặc trưng. Hàng rào cây bao bọc những ngôi nhà ngói xưa của Thanh Hà tạo thành một mê cung xanh với những ai lần đầu đến ngôi làng gốm cổ. Trong mê cung ấy, bên những đèn, chậu, bát, hủ, lu, nồi, niêu, các vật trang trí bằng gốm chung một màu hồng đỏ trầm mặc bao giờ cũng có một thợ gốm với bàn xoay cần mẫn.

Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho sản phẩm. 

3 thg 12, 2018

Lưu giữ giá trị truyền thống của nghề làm lân

Những ngày đầu tháng Tám (ÂL), chúng tôi đến tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam ghé thăm cơ sở làm lân của nghệ nhân Nguyễn Hưng hay gọi thân mật là Ròm Em. Gần 30 năm theo đuổi niềm vui con trẻ, anh là một trong số ít những người còn lại của Hội An vẫn “nhiệt huyết” với nghệ thuật làm lân truyền thống. 

Từ đam mê thuở nhỏ đến tình yêu với nghề 


Vào những ngày này, khắp sân nhà Nguyễn Hưng người ra kẻ vào tấp nập. “Hữu xạ tự nhiên hương”, hầu hết những khách mua đều tự truyền tai nhau tìm đến. Gần 30 năm gắn bó với nghề, anh Hưng không thể nhớ nổi mình đã đón bao nhiêu lượt khách đến mua lân dịp Trung thu.

Nói về cái duyên với nghề, anh tâm sự, thuở xưa, cứ dịp Trung thu là mấy ngày liền đi bộ rong ruổi theo lân đến từng nhà. Không có tiền mua lân, với chút năng khiếu, anh mày mò, nuôi dưỡng đam mê và tự làm lân để chơi, rồi dần dà trở thành nghề chính của bản thân khi nào không hay. 

Anh Hưng đang làm công đoạn bẻ sườn lân. Ảnh: XH 

29 thg 11, 2018

Về Tam Hải nghe đá 'thở'

Những phiến đá trầm tích đen tuyền, óng ả với tuổi đời hàng trăm triệu năm xếp tầng tầng, lớp lớp tạo nên những hình thù lạ mắt, kỳ bí.

Những phiến đá trầm tích ở mũi Bàn Than, Tam Hải đẹp như tranh vẽ - Ảnh: LÊ TRUNG

Tam Hải là một xã đảo của huyện Núi Thành, Quảng Nam, biệt lập với đất liền bởi biển cả và sông Trường Giang.

Bốn hướng nơi này là nước, một mặt giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông. Nơi đây còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, khung cảnh hữu tình.

26 thg 11, 2018

Ngỡ ngàng với Cổng trời Đông Giang

“Cổng trời Đông Giang” thuộc địa bàn 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng thuộc huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Nơi đây sở hữu một hệ sinh thái thiên nhiên vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Cơ tu đã tạo nên địa điểm du lịch độc nhất vô nhị mà bất cứ ai cũng muốn dừng chân khám phá.

“Cổng trời Đông Giang” thuộc địa bàn 2 xã Mà Cooih và Kà Dăng (huyện Đông Giang). 

"Cổng trời" hay "Hang Gợp" là cái tên theo cách gọi của người dân địa phương. Nơi đây bao gồm một vòm núi đá vôi khổng lồ nối hai đỉnh đồi tạo thành cái vòm hay cái cổng. Từ cổng trời đi bộ vào bên trong khoảng 30 phút có một hang động gồm nhiều bộng hang lớn nhỏ do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành với nhiều thạch nhũ đẹp mắt, và nơi đây cũng có rất nhiều ghềnh thác, suối mát... rất ít người biết tới. 

31 thg 10, 2018

Mực nái Biển Rạn, không ăn 'mất nửa cuộc đời'

Từ điển hải sản có lẽ phải thêm loại mực mà dân Biển Rạn (Quảng Nam) gọi là mực nái. Đây là loại mực ngon đến nỗi cánh mày râu muốn “giành ăn” với phụ nữ nên mới có câu “Mực nái con gái không nên ăn”.

Mực nái trước khi chế biến. Ảnh: Quang Viên 

25 thg 10, 2018

Làng Cơ Tu “bước vào” kỷ nguyên số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người.


Phải đến đầu năm 2017 thì Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chính quyền các đô thị lớn mới bàn nhiều về những cơ hội, thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành y tế thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại các bệnh viện, tiến tới việc lưu trữ hồ sơ y tế cá nhân, dùng liên thông giữa các bệnh viện. Ngành tư pháp, công an cũng chỉ mới thí điểm quản lý mã số định danh công dân thay cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu… Trong khi đó, tại các bản làng Cơ Tu khuất lấp giữa đại ngàn Trường Sơn đã thực hiện số hoá cơ sở dữ liệu dân cư, phục vụ quản lý hành chính từ hơn 3 năm nay.

22 thg 10, 2018

Dựng lại cơ đồ từ sự điêu tàn của làng lụa Mã Châu

Ông Trần Hữu Phương từng gồng mình đứng giữa những thân dâu cuối cùng bên bờ sông Thu Bồn, đơn thương độc mã trong cuộc chiến sống còn, quyết không để tiếng lạch cạch của khung cửi, con thoi biến mất vĩnh viễn ở làng lụa Mã Châu... 

Nghệ nhân Trần Hữu Phương bên khung cửi...

Ông Phương là người rất kiên định với lụa và xem nghề ươm tơ, dệt lụa là cuộc sống của mình. Nhờ có ông, làng lụa Mã Châu bên bờ sông Thu Bồn đã khôi phục nghề dệt lụa truyền thống

Ông Hoàng Châu Sinh (nguyên chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, Quảng Nam)

15 thg 10, 2018

Những cánh cổng ở làng homestay An Bàng

Từ một làng chài nghèo khó, An Bàng (Hội An, Quảng Nam) sau hơn 5 năm đã vươn mình thành một làng homestay nổi tiếng khắp thế giới.

Một cánh cổng ở làng homestay An Bàng. Ảnh: H.V.M 

Khởi phát cho mô hình homestay ở đây là Lê Ngọc Thuận (hiện là Chủ tịch Hiệp hội homestay tỉnh Quảng Nam), một người con của làng An Bàng.

14 thg 10, 2018

Bánh tráng sắn

Bánh tráng sắn-loại bánh tráng mà chỉ ở vùng trung du các địa phương Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)… mới có. Những quả đồi như bát úp, thường khô hạn vì thiếu nước tưới thì chỉ có sắn (có nơi bà con còn gọi là khoai mì hay khoai xiêm) mới trụ nổi.
Hom sắn (gốc sắn cưa thành từng đoạn khoảng 10cm) cắm xuống đất, không phân tro, tưới tắm gì mà vẫn chịu thương chịu khó đâm chồi, nảy lá. Và chỉ một năm sau là mỗi gốc cho một chùm củ lúc lỉu, mập mạp. Sắn là cây lương thực quan trọng của người dân quê Quảng Nam chỉ sau cây lúa. 

Bánh tráng sắn, món ăn dân dã của người Quảng. Ảnh: K.E 

1 thg 10, 2018

Châu Ấn thuyền và những "phố Nhật" ở Hội An chỉ còn trong tranh vẽ

Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (ở Cồn Bắp, Hội An) có rất nhiều thứ để xem ngắm và trải nghiệm. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là không gian “Châu Ấn thuyền” – phòng tái hiện một phần bức tranh quý hiếm “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” của Nhật Bản.

Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” bằng tranh động (Gif) trưng bày trong Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Ảnh: T.L 

29 thg 9, 2018

Phố Hội sông Hoài êm ả khi chiều buông

Nếu có dịp ghé phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới - vào một buổi hoàng hôn giữa mùa trăng thu, du khách sẽ có những cảm nhận khác lạ, mới mẻ.

Phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999, là điểm đến không thể thiếu của du khách khi tham quan miền Trung. Đô thị cổ Hội An nằm hai bên bờ sông Hoài - một nhánh hạ lưu sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

27 thg 9, 2018

Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ rất lâu. Đây là một nghi lễ truyền thống, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Bên cạnh đó, nghi lễ cầu mưa còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Người Cor cầu mưa, cầu no ấm


Già làng Hồ Văn Nghĩa (76 tuổi), thôn 3, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Lễ cầu mưa, là một lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực, được diễn ra trong thời gian hạn hán kéo dài nhiều tháng. Từ bao đời nay, cuộc sống của người Cor còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, họ tin thần linh phù hộ sẽ đáp ứng mong muốn nếu họ thực tâm nguyện cầu”. Hằng năm, vào khoảng tháng 6 (âm lịch), sau khi dọn sạch rẫy cũ, việc gieo trồng lúa rẫy và hoa màu của mùa vụ đã xong, người Cor tổ chức lễ cầu mưa, để hạt giống nảy mầm, cây cối xanh tươi và phát triển tốt. 

Những người già dân tộc Cor am hiểu phong tục tập quán thực hiện trang trí và dựng cây nêu chuẩn bị lễ cầu mưa của làng.