Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 4, 2022

Nhà chụp hình Mỹ Lai đợi cuộc trăm năm

Có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, trải qua bao biến động vẫn mở cửa, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai.

Trên đất Sài Gòn, không nhiều cơ sở làm ăn tồn tại trên 70 năm. Nguyên do là từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, thành phố đã trải qua nhiều lần thay đổi chế độ xã hội. Chiến tranh đã có những lần lan đến Sài Gòn và đời sống kinh tế có những đợt khủng hoảng kéo dài.

Tuy vậy, bất chấp những điều đó, có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Tiệm vẫn giữ thương hiệu suốt bấy nhiêu năm dù có vài lần phải chuyển vị trí. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai, đáng được xem là biểu tượng sống của dịch vụ ngành ảnh đất Sài Gòn - Gia Định.

24 thg 4, 2022

Những danh thần mở cõi đất An Giang

Để tạo nên vùng đất An Giang trù phú và phát triển như ngày nay, có công lao rất lớn của các bậc tiền nhân, danh thần từ thời mở cõi, khai hoang, lập làng cho đến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ là những người xả thân vì nước, vì dân, công lao được muôn đời sau ngưỡng vọng.

Nguyễn Hữu Cảnh

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long (2 trong 6 tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ, tức Nam Kỳ lục tỉnh), tỉnh An Giang chính thức thành lập. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã có công khai phá của các bậc tiền nhân từ trước. Trong đó, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được ghi nhận là “người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang” (theo sách Kỷ lục An Giang 2009).

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), tước Lễ Thành hầu, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698 (1 trong 5 trấn của Gia Định lúc bấy giờ là Vĩnh Thanh, sau tách thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long). Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay.

Niệm sư từ trong khuôn viên Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

23 thg 4, 2022

“Ánh nê-ông pha biếc buổi chiều...”

Năm 1962, bài hát "Những ánh sao đêm" của Phan Huỳnh Điểu ra đời, ngay lập tức trở thành một trong 3 bài hát được yêu thích nhất miền Bắc. Những ánh sao đêm theo lối hoán dụ, là những ánh đèn điện: “Từ bao mái nhà đèn hoa sáng ngời, bầu trời thêm vào muôn vì sao sáng”. Cho đến lúc ấy, Hà Nội đã có điện hơn sáu mươi năm.

Khi khu phố trung tâm Hà Nội quanh Hồ Gươm được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, bên cạnh Tòa Đốc lý là một nhà máy điện nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là nhà máy điện ra đời muộn hơn một năm so với nhà máy điện Cửa Cấm ở Hải Phòng (1894), nơi có nguồn than sẵn từ các mỏ Hòn Gai lân cận.

20 thg 4, 2022

Bí mật lịch sử của tòa dinh thự Tây trong Tử Cấm Thành Huế

Ít ai biết rằng tòa nhà Ngự tiền Văn phòng là địa điểm gắn liền với sự nghiệp của một nhận vật có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một công trình khá đặc biệt nằm ở hướng Bắc. Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành

Bảo vật quốc gia bằng vàng ròng, nặng hơn 100 lượng: Bí mật trong 13 trang sách

Quyển sách này là một bảo vật vô giá của Việt Nam, được đánh giá là có một không hai.

Kim sách Đế hệ thi là một cuốn sách vô cùng độc đáo, có một không hai của Việt Nam. Với khối lượng “khủng” lên tới hơn 4kg vàng ròng, cuốn kim sách này đã trở thành tâm điểm khiến nhiều người muốn chiêm ngưỡng và tìm hiểu về nguồn gốc của nó.

Kim sách Đế hệ thi đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Cuốn sách độc nhất vô nhị

Dưới thời Minh Mạng, có một quyển sách mang nội dung đặc biệt. Đó là dịp nhà vua làm bài thơ "Đế hệ thi" và 10 bài "Phiên hệ thi" theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt để đặt chữ lót sẵn cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của mình và thuộc 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua.

Kim sách Đế hệ thi dài 23,2cm, rộng 13,7cm, dày 1,6cm và nặng 4,2 kg làm bằng vàng ròng (khối lượng tương đương với hơn 100 lượng vàng hiện nay); gáy đóng 4 khuyên tròn. Kim sách được làm theo khổ chữ nhật đứng, gồm có 13 tờ; bìa trước và sau chạm hình rồng 5 móng, vân mây tượng trưng cho vương quyền, 11 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách Đế hệ thi. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

Cận cảnh thạp đồng “hổ vồ” tuyệt đẹp của người Việt Cổ

Hình tượng hổ trên thạp đồng Vạn Thắng được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động. Con hồ rướn mình về phía trước, mõm ngoạm ngang lưng con mồi...

Xuất hiện trong trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, thạp đồng Vạn Thắng là cổ vật có giá trị đặc biệt của nền văn hóa Đông Sơn

17 thg 4, 2022

Cận cảnh đồ thờ, long sàng, ngai vua dát vàng ở Chính điện Lam Kinh

Sau khi mở cửa đón khách, chính điện Lam Kinh đã thu hút đông đảo du khách tham quan. Nhiều người vô cùng choáng ngợp trước nội thất, long sàng, ngai vua và các đồ thờ dát vàng ở chính điện.


Chính điện Lam Kinh (thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Chính điện Lam Kinh được khởi công tu bổ, tôn tạo từ năm 2010. Công trình nằm trên diện tích hơn 1.600 m², là một trong những công trình quan trọng, bề thế ở khu trung tâm di tích Lam Kinh. Sau 12 năm phỏng dựng và tôn tạo, ngày 2/4 vừa qua, chính điện Lam Kinh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

16 thg 4, 2022

Tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng mang đậm nét Ấn Độ này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử.

Vào năm 1911, tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra bức tượng Phật bằng đồng cổ được coi là cổ nhất Đông Nam Á, đó là tượng Phật Đồng Dương.

Những cột đá Bảo vật nổi tiếng của Việt Nam

Trong hệ thống Bảo vật quốc gia của Việt Nam, có những cây cột đá tuổi đời từ hàng trăm cho đến cả nghìn năm, được tạo tác rất độc đáo và tinh xảo...

1. Nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ một Bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.

12 thg 4, 2022

Tháp nước Hàng Đậu: Nơi gắn bó một thời…

Tháp nước Hàng Đậu hay dân dã quen gọi là Bốt Tròn Hàng Đậu thì ai ở Hà Nội cũng biết. Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội.

Bốt Tròn Hàng Đậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ XX.

Tháp nước Hàng Đậu có trước cả cầu Long Biên. Tháp nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng.

11 thg 4, 2022

Rạp Quảng Lạc xưa

Với tên gọi Quảng Lạc - Niềm vui rộng khắp, rạp là một trong những sân khấu yêu thích của người dân thủ đô những năm đầu thế kỷ 20.

Rạp Quảng Lạc thành lập năm 1916[1], chiều rộng khoảng 15 mét, chiều dài khoảng 29 mét[2]. Rạp tọa lạc tại số 8, Rue Géraud (nay là phố Tạ Hiện), Hà Nội.

Phố Tạ Hiện năm 1952 (nguồn humazur.univ-cotedazur.fr)

9 thg 4, 2022

Bệnh viện De Lanessan và các dự án xây dựng từ cuối thế kỷ 19

Bệnh viện De Lanessan, nay được sử dụng làm Bệnh viện quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, chính thức được khởi công vào ngày 22 tháng 12 năm 1891, cách đây đúng 130 năm. Ngay sau khi chiếm được Hà Nội, chính quyền thuộc địa nhận thấy cần phải xây dựng một bệnh viện lớn. Trước đó, việc đặt Bệnh viện Hà Nội trong kho gạo cũ của Thành Hà Nội được coi là tạm thời. Ngay sau năm 1885, việc xây dựng một bệnh viên mới yêu cầu cần có một vị trí phù hợp. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm, do có các ý kiến khác nhau và vì những khó khăn về tài chính cản trở việc thi công, nên kế hoạch xây dựng bệnh viện phải đến năm 1891 mới bắt đầu được triển khai.

Tính đến khi khởi công xây dựng bệnh viện năm 1891, đã có 6 dự án cho công trình này với các đề xuất khác nhau. Ngày 22 tháng 12 năm 1891, Toàn quyền De Lanessan đã đặt viên đá đầu tiên khởi công cho công trình này[1]. Tuy nhiên, các công việc thi công chính thức phải sang năm 1892 mới được thực hiện.

Toàn cảnh Bệnh viện De Lanessan đăng trên Tờ Tạp chí Đông Dương năm 1894

Khiêm Lăng – Lăng của hoàng đế Tự Đức

Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế. Đây là nơi chôn cất của vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông trị vì được 36 năm từ 1847 đến 1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông mất vào ngày 16/6 năm Quý Mùi tức ngày 19/7/1883, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị của ông được thờ trong Thế Miếu thuộc hoàng thành Huế.

Bản phúc ngày 25 tháng Giêng năm Thành Thái 8 (1896) của Nội các về việc tu sửa đồ thờ ở Khiêm Cung. @ TTLTQG I, Châu bản triều Nguyễn

8 thg 4, 2022

Hà Nội 130 năm về trước…

Không phải ngẫu nhiên mà người Pháp coi năm 1892 là năm của “nghệ thuật và xã hội” (l’année artistique et mondaine)[1] , bởi sự kiện mở đầu cho năm này chính là lễ khánh thành trụ sở mới của Société Philharmonique (Hội Hiếu nhạc) - Nhà hát nhạc kịch châu Âu đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 16-1-1892.

Mặt chính diện tòa nhà Société Philharmonique (Hội Hiếu nhạc - Nhà hát nhạc kịch châu Âu đầu tiên ở Hà Nội). Ảnh sưu tầm.

Trụ sở của Hội Hiếu nhạc được cải tạo từ một ngôi chùa cổ ban đầu do Sở quân nhu lính khố đỏ Bắc Kỳ sở hữu (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long số 57B phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội).

Phố Lý Nam Đế xưa

Phố Lý Nam Đế ngày nay dài 1.090 mét, rộng 7 mét, bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú, nằm trên vị trí bức tường phía đông của thành Thăng Long thời Nguyễn.

Trụ sở của Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhà số 4 phố Lý Nam Đế ngày nay (trước đây là nơi ở của sĩ quan cao cấp quân đội viễn chinh Pháp) với phong cách kiến trúc kết hợp Á-Âu, được kiến trúc sư người Pháp Hébrard đặt tên là “Phong cách kiến trúc Đông Dương”. Ai đi qua tòa biệt thự này đều có cảm giác tòa nhà giống như một ngôi chùa cổ kính vì những mái đao cong cong, những cửa sổ tròn cách điệu, nhưng thực ra bên trong toà nhà hiện đại, thoáng mát, có lò sưởi kiểu châu Âu, sàn gỗ lim hàng trăm năm tuổi vẫn đen bóng, những hành lang có cửa sổ tạo thành không gian thoáng đãng vừa hiện đại, vừa cổ kính. Ảnh sưu tầm.

Chi tiết tượng Phật cổ tinh xảo nhất Việt Nam

Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp được đánh giá là một trong các tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.

Nằm ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Chùa Bút Tháp không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá, trong đó có một bức tượng Phật được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam.

1 thg 4, 2022

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc trang trí bia đá ở đình An Nhân

Đình An Nhân ở khu An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Đình hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như câu đối, đại tự, sắc phong…

Mặt trước tấm bia có tiêu đề “Á thần Hậu thần”, ghi tên những người công đức tiền, ruộng, được tôn làm Á thần, Hậu thần

Đặc biệt trong khuôn viên đình còn lưu giữ một tấm bia đá có niên đại thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Tấm bia ghi lại việc tu tạo đình.

Bí ẩn chùa Bảo Lâm

Từng là ngôi chùa lớn của nước ta nhưng trải qua thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử, chùa Bảo Lâm ở thôn An Bộ, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) giờ chỉ còn là phế tích.

Thác bản về chùa Bảo Lâm được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam

29 thg 3, 2022

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học

25 thg 3, 2022

Những bảo vật quyền uy của vua và chúa Nguyễn

Trong số các Bảo vật Quốc gia thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì bộ vạc đồng, cửu đỉnh và cửu vị thần công được xem là những hiện vật bằng đồng có sự đồ sộ và tinh xảo hơn cả. Ba nhóm bảo vật này tượng trưng cho sức mạnh, tính nghiêm minh và sự trường tồn của các chúa và vua nhà Nguyễn.

1. Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc, có kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn và tính nghiêm minh của chính quyền Đàng Trong, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Những chiếc vạc này được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 17, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và muộn nhất là năm 1684. Trong đó đáng chú ý là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế là những chiếc to nhất, nặng nhất. Một chiếc ở trước nhà Tả Vu, đúc năm Thịnh Đức 8 (1660) và một chiếc ở trước nhà Hữu Vu, đúc năm Thịnh Đức thứ 10 (1662). Hai chiếc vạc này nặng khoảng 2500 cân ta (tương đương 1500kg); đường kính miệng 2,2m; đường kính trong lòng 1,83m, cao 1,05m.