Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 9, 2016

Địa chỉ “đỏ” tại Côn Đảo

Bảo tàng Côn Đảo lưu giữ gần 2.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bảo tàng là địa chỉ “đỏ” dành cho du khách trong chuyến tham quan, du lịch về nguồn tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). 

Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng trên diện tích hơn 3.500
m2 với không gian trưng bày rộng 1.700 m2 được chia theo 4 chủ đề: Côn Đảo - thiên nhiên con người; Địa ngục trần gian; Trận tuyến và trường học; Côn Đảo ngày nay. Đến tham quan, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, chân dung các chiến sĩ tù chính trị ở Côn Đảo bị giam cầm trong một chế độ nhà tù vô cùng hà khắc, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Sa bàn về hệ thống Nhà tù Côn Đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

3 thg 7, 2016

Khám phá thế giới bằng cổ vật

Lần đầu tiên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam trưng bày thường xuyên nhiều hiện vật văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, giúp người xem có cơ hội khám phá những vùng đất xa xôi trên năm châu lục.

“Vòng quanh thế giới” là tên của bộ sưu tập của GS Lê Thành Khôi được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Có khoảng 200 hiện vật được GS. Lê Thành Khôi tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Với không gian trưng bày, lần đầu tiên văn hóa truyền thống của nhiều vùng đất trên thế giới được giới thiệu tại một bảo tàng ở Việt Nam. 

Tên GS. Lê Thành Khôi và vợ là bà Thẩm Thị Hồng Anh là người tặng bộ sưu tập “Vòng quanh thế giới” được đặt trang trọng ngay tại lối vào khu vực trưng bày.

8 thg 5, 2016

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.

27 thg 4, 2016

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thú vị trong mắt du khách Mỹ

Qua nhiều nơi từng chịu tổn thất sau chiến tranh với Mỹ trên thế giới, Stephanie cho rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở Việt Nam cuốn hút cô hơn cả.

Stephanie Yoder là một nhà văn tự do đến từ Mỹ, chuyên viết về mảng du lịch trên trang blog Twenty-something Travel. Tháng 9/2010, Stephanie rời ghế văn phòng để lên đường chu du thế giới và trở thành một blogger du lịch. Kể từ đó, cô đã có thời gian sống tại Trung Quốc, Argentina và Mexico. Cô tới Việt Nam vào tháng 2/2011. 

Stephanie trong chuyến leo núi Matanuska Glacier, Alaska. Ảnh: Twenty-something Travel. 

Nhắc tới Việt Nam, Stephanie thường nghĩ đến những cánh đồng lúa bạt ngàn, món nem cuốn hấp dẫn và cả chiến tranh. Mặc dù được sinh ra một thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, Stephanie vẫn biết rõ những di sản văn hóa của mảnh đất hình chữ S này. Bố mẹ Stephanie còn chưa tin vào sự thật rằng giờ con gái họ đã có thể đặt chân tới đây với tư cách của một du khách. Bố cô nói rằng: “Khi bố ở vào tuổi con bây giờ, tất cả mọi người đều cố gắng để không phải đến Việt Nam”.

21 thg 3, 2016

Lang thang ở Bảo tàng Dân tộc học

Lúc đầu tui không có ý định tham quan Bảo tàng Dân tộc học đâu, vì nó hơi xa chỗ tui đang ở (hồ Hoàn Kiếm) là một lẽ (bảo tàng ở tuốt bên Nghĩa Đô, Cầu Giấy), mà còn là... thấy ghét vì bán vé vào cửa tới 40.000 đ. Phải vậy không đâu, coi thôi chớ muốn chụp hình thì tốn thêm 50.000 đ cho một máy nữa (là máy ảnh du lịch đó nghen, chớ máy chuyên nghiệp chắc tốn nhiều hơn nữa). Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, biết rằng TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng này xếp thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nên quyết định đi coi cho biết. Mà đã mua vé vô coi chả lẽ hổng chụp hình? Vậy nên... đã tốn tiền cho tốn luôn!

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tại đường Nguyễn văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Ái chà, vô rồi mới thấy trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn xứng đáng thiệt (hổng giống như mấy cái bình chọn lôm côm của Việt Nam ta), và mua vé đáng đồng tiền bát gạo thiệt.

12 thg 3, 2016

Nơi lưu giữ những câu chuyện xúc động về phụ nữ Việt Nam

Năm 2013, TripAdvisor (website du lịch uy tín và lớn nhất thế giới) bầu chọn Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á. “Chuyến tham quan đáng giá - những câu chuyện xúc động” là thông điệp mà TripAdvisor muốn chuyển đến độc giả khi miêu tả về Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. 

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Bảo tàng có chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế.

Đặt tại trung tâm Bảo tàng là bức tượng người phụ nữ Việt Nam với dáng vẻ đôn hậu, hiền từ.

3 thg 3, 2016

Kỳ thú Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Min Min Tun (Myanmar) lần đầu đến Việt Nam du lịch, nghe giới thiệu Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đứng thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á do trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn năm 2014. Khi đặt chân vào không gian Bảo tàng, Tun như được nhìn thấy những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á tái hiện tại đây. 

Min Min Tun bước vào bên trong tòa Trống Đồng với không gian trưng bày, giới thiệu về 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng với sự bố trí nội dung tham quan rất logic. Bước vào tầng 1, Tun được tìm hiểu khái quát về các dân tộc Việt Nam thông qua bản đồ vùng cư trú. Sau đó, Tun đi tham quan từng nhóm dân tộc như người Việt, người Dao, người Mông … thông qua những hiện vật, hình ảnh và video minh họa sinh động. Những hiện vật đẹp mắt, được trưng bày rất chăm chút như quần áo người dân tộc, đồ nghề thủ công, các mô hình về lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, nghề truyền thống được dựng lại với đầy đầy đủ. 

Bảo tàng Đông Nam Á nằm trong khuôn viên của bảo tàng Dân tộc học. Bảo tàng giúp cho du khách có cái nhìn cận cảnh hơn về văn hóa của các dân tộc ở Đông Nam Á.

18 thg 2, 2016

"Tứ thú" của người Việt trong ngày Tết

Ngày xuân, đến Bảo tàng “Đồ sứ triều Nguyễn” ở số 114 đường Mai Thúc Loan (Tp. Huế), người xem bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những cổ vật liên quan đến “tứ thú” (bốn thú vui) của người xưa là: ăn trầu, uống trà, hút thuốc và uống rượu.

Bảo tàng vốn là tư thất của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình đời nhà Nguyễn, là cố nội của nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng xứ Huế Trần Đình Sơn. Ông Sơn đã bỏ công sức và tiền bạc phục dựng lại căn nhà rường cổ như xưa kia cụ cố ông đã từng ở và biến nó thành một Bảo tàng trưng bày cổ vật quý hiếm, có giá trị.



Du khách tham quan bảo tàng và tìm hiểu về “tứ thú” của người Việt.

11 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội (ngay góc Tràng Tiền - Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên người Hà Nội ít gọi địa điểm này bằng tên chính thức của nó, mà thường gọi ngắn gọn là Bác cổ.

Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis FinotBảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.


9 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Ở Sài Gòn có một điểm đến 3 trong 1, cùng tại địa chỉ số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Đó là Thảo cầm viên - Bảo tàng - Đền thờ Hùng Vương. Từ hồi tui còn nhỏ xíu, mỗi lần nghỉ hè được cho đi Sài Gòn chơi, là thế nào cũng được tới đây, và thăm cả 3 nơi này. Thật ra, đi chơi Sở thú (Thảo cầm viên) là chính, 2 nơi còn lại chỉ là sẵn tiện thăm qua thôi.

Mặc dù cùng một địa chỉ, nhưng Thảo cầm viên và Bảo tàng do những đơn vị quản lý khác nhau (khuôn viên bảo tàng được tách ra khỏi thảo cầm viên). Còn đền thờ Hùng Vương thì nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên, nhưng lại thấy website của Bảo tàng xem đó là một bộ phận của bảo tàng. Không biết đền thờ có thuộc sự quản lý của Bảo tàng không hay lại thuộc một đơn vị thứ ba?


3 thg 12, 2015

Nơi lưu giữ 'cuộc sống ở Kon Tum'

Điểm nhấn của tòa giám mục Kon Tum chính là bảo tàng về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa.

Hàng sứ cổ thụ trên lối vào tòa giám mục Kon Tum 

16 thg 11, 2015

Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà

Quảng Nam nổi tiếng bởi phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, nhưng ít ai biết đến làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn cũng là một điểu du lịch thú vị và hấp dẫn.

Làng gốm Thanh Hà thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2 km về hướng tây. Làng hình thành khoảng cuối thế kỷ 15, sau đó phát triển mạnh cùng cảng thị Hội An với các sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chum, vại, bình ...

Ngày nay, bạn không chỉ ngắm các vật dụng gốm, thăm làng quê yên bình của Quảng Nam mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm đất nung độc đáo tại Công viên – Bảo tàng đất nung Thanh Hà. 

23 thg 9, 2015

Nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM

Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nằm tại 97 Phó Đức Chính, quận 1. Đây nguyên là một phần của công trình kiến trúc cổ kính và hoành tráng nằm ở khu tứ giác với bốn mặt đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, một trong những “khu đất vàng” của quận 1 trung tâm, vẫn thường được người dân gọi là nhà chú Hỏa.

Chú Hỏa, hay Hui Bon Hoa, hay Hứa Bổn Hòa (1845 - 1901) là (một trong những) người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Ngôi nhà 97 Phó Đức Chính còn được gọi là Dinh thự 99 cửa, là nơi ở chính của gia đình ông.

Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...


30 thg 4, 2015

Ngắm kiến trúc Sài Gòn xưa qua Bảo tàng Mỹ thuật

Bảo tàng mỹ thuật TP.HCM chưa phải là bảo tàng lâu đời nhất nhưng lại rất nổi tiếng ở TP.HCM bởi đây từng là tòa nhà của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn xưa - ông Hứa Bổn Hỏa.


Tọa lạc ở vị trí trung tâm (97 Phó Đức Chính, Q.1), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là một trong những trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam. Đây là nơi thường diễn ra các hoạt động triển lãm mỹ thuật và trưng bày các tác phẩm hội họa, điêu khắc qua các thời kỳ Việt Nam, nơi lưu giữ các hiện vật có giá trị mỹ thuật cao. 

26 thg 4, 2015

Chứng tích lịch sử của Biệt động Sài Gòn

40 năm đã đi qua, hầm bí mật chứa gần 3 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong căn nhà số 287/70 (đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) từng phục vụ mục đích tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân năm 1968 đã trở thành một chứng tích lịch sử. Căn hầm này là một trong những minh chứng hiển hách của quân và dân ta để làm nên ngày toàn thắng 30/4/1975 - Thống nhất đất nước.

Căn nhà số 287/70 nằm giữa 2 mặt tiền trên 2 con hẻm thông qua 2 đường Nguyễn Đình Chiểu và Võ Văn Tần có diện tích khoảng 37m
2 (dài 14,9m, rộng 2,5m). Chủ nhà là ông Trần Văn Lai (Năm Lai), biệt danh là Mai Hồng Quế đã có 3 năm từ 1966 – 1968 để mua nhà và đào hầm bí mật. Trong thời gian này, ông vừa làm việc cho Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán Năm U-SOM (do ông thường vào cơ quan U-SOM của Mỹ đấu thầu), vừa hoạt động bí mật trong đơn vị Bảo đảm của Biệt động Sài Gòn.

17 thg 4, 2015

Khám phá bảo tàng Không gian văn hóa Mường

Không khô khan như cái tên “bảo tàng” thường thấy, du khách đến với không gian văn hóa Mường sẽ có dịp được tìm hiểu về văn hóa Mường trong một môi trường thiên nhiên gần gũi và đầy sức sống.

Bảo tàng chào đón du khách - Ảnh: Đức Hùng 

Nằm trong một thung lũng đá vôi nhỏ ở thành phố Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70km, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường mới được thành lập từ năm 2007, rộng khoảng 5ha hiện là một điểm đến cuối tuần khá thú vị.

10 thg 4, 2015

Tái hiện tinh hoa y học cổ truyền Việt Nam

Với hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay được trưng bày, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam (đường Hoàng Dư Khương, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh) hiện trở thành điểm du lịch thu hút đông du khách tìm hiểu về nghề y học ở Việt Nam.

Bảo tàng Y học học cổ truyền Việt Nam do Công ty TNHH Dược Phẩm Fito Pharma xây dựng và quản lý nên còn có tên gọi khác là Bảo tàng FITO - FITO Museum. Fito có diện tích 600m
2 bao gồm 1 tầng trệt, 5 lầu với 24 phòng, trong đó có 16 phòng được thiết kế hài hòa dùng để trưng bày hiện vật, dụng cụ y học phục vụ du khách thưởng lãm. Tầng trên cùng là gian phòng có bàn thờ tượng hai vị tổ ngành Y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác). Hai bên bàn thờ có treo các bức hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng rất trang trọng nói về công đức của hai vị danh y. Trên các bức vách hay các cột kèo của tòa nhà có thiết kế một hệ thống tranh chạm khắc gỗ tái hiện lại các hoạt động trong y học cổ truyền Việt Nam rất sinh động và tinh tế.

Một góc không gian trưng bày các hiện vật về y học cổ truyền Việt Nam được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Fito.

26 thg 3, 2015

Vẩn vơ về bảo tàng Viễn Đông Bác cổ

Bảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.

Hiện giờ, nơi đây là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nằm ngay góc phố Tràng Tiền và phố Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy vậy, người dân Hà Nội vẫn gọi nơi này bằng 2 tiếng Bác Cổ, thậm chí điểm dừng xe bus ở gần đấy cũng gọi là Bác Cổ.


...

22 thg 3, 2015

Thăm Bảo tàng Gia Lai

Đến Bảo tàng Gia Lai, khách tham quan sẽ được giới thiệu một cách khái quát về lịch sử vùng đất và con người Gia Lai trong một không gian có diện tích 1.200m2 , chia làm 6 phòng trưng bày gần 7.000 hiện vật gốc các loại. Bảo tàng còn là một công trình kiến trúc văn hóa lớn, nơi hội tụ các di sản văn hóa, lịch sử, là điểm đến để học tập, nghiên cứu khoa học của nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và trong khu vực Tây Nguyên. 

Bảo tàng Gia Lai nằm ngay bên quảng trường Đại Đoàn Kết, trung tâm Tp. Pleiku. Tiền thân của bảo tàng là Phòng Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 để đáp ứng yêu cầu khai thác, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Gia Lai. Đến năm 1989, Bảo tàng Gia Lai chính thức được thành lập với tư cách là một cơ quan văn hoá trong các thiết chế văn hoá trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Gia Lai. Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 diễn ra tại Gia Lai, công trình Bảo tàng Gia Lai đã thực sự được hoàn thiện để giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế những tinh hoa văn hóa của các dân tộc cư trú trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là hai tộc người bản địa Gia-rai và Ba-na như tín ngưỡng, phong tục tập quán, công cụ lao động sản xuất, trang phục, trang sức, nhạc khí… Đến bảo tàng, du khách còn đặc biệt ấn tượng khi ngay phía trước là bức phù điêu mô tả đời sống sinh hoạt thường nhật của đồng bào các dân tộc thiểu số và Tượng đài anh hùng Núp, một biểu tượng của sức chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ buôn làng của người Tây Nguyên.

25 thg 2, 2015

Bảo tàng điêu khắc Chăm độc đáo giữa Đà Nẵng

Được hoàn thành vào năm 1919, Bảo tàng điêu khắc Chăm là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung.

Cổ viện Chàm, nay là Bảo tàng điêu khắc Chăm (số 2, đường 2-9, thành phố Đà Nẵng), được xây dựng theo ý tưởng của nhà khảo cổ người Pháp Henri Parmentier với một đề án của Viện Viễn đông Bác cổ. Công trình được hoành thành vào năm 1919, trở thành là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung. Công trình được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu pha trộn với những đường nét của kiến trúc Chăm theo gợi ý của Parmentier.

Một góc của Bảo tàng điêu khắc Chăm