Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2014

Về Bạc Liêu ghé Wat Sereypothimonkol

Đại đức Thạch Thái - trụ trì chùa Sereypothimonkol - cho biết, so với chùa Xiêm Cán, tuy không phải là chùa lớn nhất, đẹp nhất nhưng Sereypothimonkol là ngôi chùa xưa nhất Bạc Liêu.

Tính theo năm được ghi trên bia mộ của nhà hảo tâm cho đất cất chùa, và ngày mất của trụ trì đầu tiên thì ngôi chùa này được xây cất cách đây gần năm thế kỉ, chính xác là 447 năm. Trong khuôn viên chùa còn hai cây đa cổ thụ 300 năm nơi đặt tượng phật độ năm anh em.

Chùa Sereypothimonkol được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Khmer với những họa tiết độc đáo thể hiện trên mái vòm, ở cầu thang những hình rắn được trạm trổ với quan niệm tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Theo triết lý của người Khmer, phù điêu các tiên nữ và những quái vật được chạm khắc trên các hàng cột, mái hiên là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Với tông màu chủ đạo là vàng - đỏ, nét đặc trưng của chùa Khmer, chùa Sereypothimonkol luôn rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.

24 thg 2, 2014

Bánh tằm Bạc Liêu

Nói tới bánh tằm, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có một kiểu là bánh tằm bì chan nước cốt dừa. Chỉ duy Bạc Liêu là có loại bánh tằm tàu hủ ky gói xíu mại. Dĩa bánh bưng ra tỏa hơi nóng nghi ngút trên nền nước cốt dừa và những sợi bánh tằm trắng tinh như e thẹn trong nền rau xanh ngắt, mấy cọng giá sống trắng tươi và đậu phộng rang đâm sơ.

Bánh tằm Bạc Liêu. 

Nhưng “nhân vật” quan trọng là xíu mại gói trong tấm tàu hủ ky hình vuông nổi bật trên dĩa bánh. Xíu mại được làm từ thịt nạc băm với củ sắn, ướp gia vị vừa ăn trước khi gói vào tàu hủ ky thành miếng hình chữ nhật dẹp. Trộn đều bánh, chan nước mắm giấm ớt pha đường, cho vô miệng, gắp miếng xíu mại tàu hủ ky, cắn, nhai. Vị ngọt của thịt và củ sắn hòa trong nhiều hương vị đã ướp tan hòa chân răng trong cái dai dai xừn xựt với hương vị lạ của miếng tàu hủ ky hăng hắc mùi khói bếp. Rồi vị ngọt mặn và béo của nước cốt dừa làm tăng độ khoái khẩu. Cứ vậy mà ăn giúp bữa điểm tâm sáng thêm sảng khoái.

19 thg 2, 2014

Chùa Hưng Thiện ở Bạc Liêu

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 8km về hướng đông. Đầu năm 2008, chùa đã khởi công dựng tượng Quán Thế Âm Bồ tát có tổng chiều cao 43,5 mét. Đến cuối năm 2013, việc dựng tượng đã hoàn thành. Đây có thể được xem là pho tượng Quán Thế Âm lớn nhất Bạc Liêu hiện nay.

Tượng Quán Thế Âm Bồ tát một tay cầm bình cam lồ, một tay bắt ấn niệm kinh chú, đứng trên tòa sen với những cánh sen màu hồng nhạt.

11 thg 1, 2014

Rủ nhau ăn năn!

Thứ cỏ, một thời gây ám ảnh về những vụ mùa thất bát của nhà nông, miệt tây sông Hậu, nay đã lên hàng đặc sản. Hỏi anh Cao Trung Kiên, thổ địa ở đây, có thường ăn năn không. Anh nói tỉnh bơ: “Ít tui không ăn. Nhiều tui mới ăn!”

Ngon quằn đũa, gỏi gà ta trộn rau năn. 

Ngon chân phương

Cây cỏ năn (Eleocharis) thuộc họ cói, thường mọc ở những vùng đất phèn trũng. Khu vực tây Nam bộ, nó có mặt nhiều ở Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Phổ biến, có hai loại năn: kim (thân nhỏ) và bộp hay tượng, lớn bằng đầu đũa. Loại sau, có thể ăn tươi hoặc làm dưa chua đều ngon lạ.

Món trước tiên là trộn gỏi với gà ta thả rong. Thịt gà ngọt thơm, còn rau năn ngọt thuần phác, càng ăn càng ghiền. Kế nữa là món lẩu mắm thập cẩm, nhúng nhiều rau dại đồng bưng như bông súng, đọt choại... Tất nhiên, không thể thiếu đọt năn.


9 thg 11, 2013

Về Bạc Liêu ăn mắm cá chốt

Vùng đất Bạc Liêu xưa nay nổi tiếng với những huyền thoại về Công tử Bạc Liêu hay những cánh đồng muối trắng mênh mông. Nhắc về những ngày đầu khai khẩn vùng đất này, người ta ngâm nga câu ca: Bạc Liêu nước chảy lờ đờ / dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. 

Mắm cá chốt ăn với chuối chát, trái bần chín và rau đồng. 

Từ xưa, tiếng đồn ở vùng Bạc Liêu cá chốt đầy sông, chỉ cần tung chài, cá chốt mắc đầy tay lưới, phải đem chài về nhà treo lên mà gỡ cá. Bà con dùng ba ngón tay cái, trỏ và ngón giữa kẹp chúng lại nhanh chóng đưa lên xuồng, có khi một lần hai, ba con. Chỉ cần một tiếng đồng hồ bắt cá chốt là đủ làm một khạp mắm nhỏ rồi.

25 thg 10, 2013

Miếu bà Chúa xứ Thủy Tề

Du khách đến Bạc Liêu cúng bà Nam Hải thường viếng thăm miếu Chúa Xứ Thủy Tề cách đó không xa. Miếu Bà tọa lạc trên một sở đất rộng, thoáng đãng và sạch sẽ, thuộc phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1919 bắt nguồn từ những huyền thoại và tín ngưỡng bản địa của cư dân ven biển Bạc Liêu.

Bàn thờ hai Bà ở gian chính điện. 

10 thg 10, 2013

Bồn bồn – món ăn khoái khẩu của công tử Bạc Liêu

Cánh đồng bồn bồn

Bạc Liêu được xem là “quê hương” của loại cây có gốc trắng nõn loài cỏ hoang mang đến vị ngọt từ đồng chua tên gọi dân dã là bồn bồn. Cây bồn bồn vốn là một trong những loài cỏ hoang, thường mọc ở vùng đất thấp, hay các cạnh ao, hồ có dòng chảy chậm, có nhiều phèn mặn. Bồn bồn thuộc họ lau sậy, thân mọc vượt trên nước, lá dài giống sả, có khả năng chịu ngập sâu đến 1m. Đây là loại cây mọc nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu.

“Gió đẩy gió đưa bông bồn bồn rụng trắng

Thương em một đời dải nắng dầm mưa” 


30 thg 8, 2013

Đặc sản Bạc Liêu quyến rũ hồn người

Nếu có dịp thử món ngon vật lạ Bạc Liêu, bạn sẽ bị ấn tượng, đê mê trong sự quyến rũ của ẩm thực vùng đất phương Nam.

Bạc Liêu lôi cuốn người ta bằng câu chuyện truyền kì về chàng Bạch công tử và Hắc công tử giàu có bậc nhất, ăn chơi bậc nhất và đào hoa bậc nhất. Thời gian dần qua đi, cuộc đời của chàng công tử “đốt tiền nấu trứng” càng mang thêm nhiều màu sắc và trở nên hư thực khó phân làm du khách cứ bị cuốn đi. 

Và nếu có dịp thử món ngon vật lạ xứ này, sẽ càng bị ấn tượng, sẽ càng khó quên và đê mê trong sự quyến rũ của vùng đất phương Nam. Bánh củ cải, bún bò cay, cốn xại, xá bấu… lạ lẫm với khách phương xa nhưng độc đáo và đáng thử lắm.


29 thg 7, 2013

Cá chốt kho nghệ

Ở vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng ai cũng biết câu ca dao “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu” (Cũng có câu ca dao “Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”). Cá chốt có thể nấu canh chua, kho sả ớt, nhưng đặc sắc nhất có lẽ là món cá chốt kho nghệ.

Khi mưa xuống, cá chốt từ sông lên đồng đẻ trứng. Đến tháng 7, tháng 8 Âm lịch, nước ngập đồng bưng, cá chốt con nổi đầu, quơ râu hớp bọt như nước cơm sôi.

Sau rằm tháng 10 ta, gió chướng thổi mạnh và nước cũng bắt đầu rút. Trên những bờ bãi ven sông, ven ruộng hay dọc những bờ kinh lau sậy trổ cờ phơ phất; đó cũng là lúc cá chốt trên đồng rút xuống sông rạch.

Cá chốt vừa đánh bắt còn tươi rói


17 thg 7, 2013

Ba khía, khoai lang nấu món ăn nhớ đời

Ai đã từng ăn món mắm sống với khoai lang nấu xin hãy thưởng thức thêm món ba khía với khoai lang để tận hưởng hết mùi vị đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Có thể nói đây là món ăn dân dã, quê mùa nhưng trong món ăn đã chất chứa một tình quê bát ngát. 


Ba khía muối (mắm ba khía). 

Nhà văn Sơn Nam đã từng gọi đó là những món ăn đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Ông cha ta đã dày công trải nghiệm mới đúc kết thành những món ngon độc đáo như thế. Người chỉ ăn một lần thôi cũng đủ nhớ đời.


13 thg 7, 2013

Về Bạc Liêu ăn bún bò cay

Bạc Liêu là xứ sở của biển và những cánh đồng lúa bạt ngàn với nhiều sản vật độc đáo. Ẩm thực Bạc Liêu cũng có nhiều món ngon, lạ, chẳng hạn như món bún bò cay nếu ai đã dùng qua một lần sẽ khó quên bởi hương vị đậm đà và rất đặc trưng của nó.

Bún bò cay Bạc Liêu. Ảnh: Mai Lý 

Nguyên liệu dùng của bún bò cay gồm thịt bắp bò, gân, nạm bò miếng dầy, bún ngon, dầu điều, hạt cà-ri, nước dừa tươi, cam vắt, bột quế, bột nghệ, sả, tỏi, gừng… Thịt bắp bò, gân bò được xắt thành cục vuông chừng hai lóng tay, ướp với nước cam vắt, bột nghệ, bột quế, dầu điều, gừng, tỏi, hạt cà ri đã băm nhuyễn với ít muối, bột nêm để chừng một giờ cho thấm.


28 thg 6, 2013

Hủ tiếu xào cơm cháy

Về Bạc Liêu, ngoài các món hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu cà ri… du khách còn được thưởng thức món hủ tiếu xào cơm cháy lạ miệng và hấp dẫn. Những ai đã thưởng thức qua một lần đều nhìn nhận đây là món ngon độc đáo, chưa từng gặp bao giờ. Có thể nói tại Bạc Liêu, chỉ ở khu chợ phường 1, thành phố Bạc Liêu mới có món ngon lạ miệng nầy.

Tô hủ tiếu xào kèm hủ tiếu cơm cháy. Ảnh: Thiên Phúc 

10 thg 3, 2013

Tiên sư cổ miếu ở Bạc Liêu

Ở thị xã Bạc Liêu có một ngôi miếu nhỏ đã lâu đời được làm bằng cây lá rừng, trên một gò đồi thuộc vùng Ba Thắc xưa, người dân địa phương thường gọi là miếu Tiên sư, miếu Tổ sư hay miếu Thầy. Miếu thờ Tam Giáo tổ sư. 

Gian thờ chính trong miếu Tiên sư. Ảnh: Trần Kiều Quang 

Ngôi miếu này là một di tích liên quan đến nhiều sự kiện lịch sử ở Bạc Liêu, là nơi thờ tự các danh nhân có công với làng xã như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Cao Minh Thạnh, Nguyễn Tấn Phát, Triệu Vạn Tượng, Lý Hữu Hoan, Phan Kim Lý, Trịnh Thiện Kim, Cao Tấn Hưng, Trịnh Thành Long... và 20 chiến sĩ chống Pháp đã anh dũng hy sinh, trong đó có bảy người bị Pháp xử bắn tại sân miếu.


30 thg 1, 2013

Điểm mặt món ngon bậc nhất Bạc Liêu

Ai có dịp về đất mũi, nhớ ghé Bạc Liêu để thưởng thức những món ăn ngon, lạ miệng, mang phong vị rất riêng của vùng đất miền tây Nam bộ. 

Bánh củ cải

Bánh củ cải có nguồn gốc của người Hoa. Đi vào chợ Bạc Liêu, đánh một vòng, bạn sẽ thấy có một vài chỗ bán bánh củ cải. Bánh củ cải có bao ngoài làm bằng bột mì trắng pha với ít bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Nhân bánh - phần quyết định chất lượng của bánh. Trong nhân có tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn. 


Bánh củ cải. 

26 thg 1, 2013

Chuyện công tử Bạc Liêu và “đại yến gan rồng”

Công tử Bạc Liêu là thành ngữ xuất phát từ cuộc đời ăn chơi trở thành “huyền thoại” của những cậu ấm từ vùng đất từng được mệnh danh là giàu nhất Nam Bộ.


Nét phong độ vẫn còn đó ở người đàn ông 72 tuổi được người đời phong danh “Công tử Khánh”. Ảnh: Nhật Hồ

“Đệ nhất ăn chơi”

Nhà báo, nhà văn Phan Trung Nghĩa, người được giới cầm bút phong tước hiệu “Công tử Bạc Liêu” (CTBL) không chỉ vì anh là tác giả quyển sách “Công tử Bạc Liêu - sự thật và giai thoại” mà còn bởi phong cách chơi đến “mát trời ông địa”, đã có lần thú nhận với tôi rằng: “So với “kỳ tích” của tiền bối, tôi chưa được đứng gần hàng rào của cái thành trì ăn chơi đó”.


4 đời Công tử Bạc Liêu và một kết cục bi đát

Vào năm 1895, tại Bạc Liêu có một đám cưới giữa một bên là thầy ký quèn mang họ Trần Trinh và một bên là con gái của ông bá hộ trong vùng. Nhờ đám cưới “một bên có tiền, một bên có tài” ấy mà sau này đất Bạc Liêu có ông hội đồng Trạch giàu có nhất “Nam kỳ lục tỉnh”. Để rồi sau đó nữa, đất Bạc Liêu có thêm một người được xếp vào loại “ăn chơi phóng túng nhất mọi thời đại” ở phương Nam, đó chính là Công tử Bạc Liêu.

Chuyện tình thầy ký Trạch

Một ngày cuối năm 1895, tại xã Châu Hưng - huyện Vĩnh Lợi – tỉnh Bạc Liêu, diễn ra lễ cưới của cô con gái thứ tư của ông bá hộ Phan Văn Bì, một người giàu có nhất nhì tỉnh Bạc Liêu. Tuy là nhà bá hộ, nhưng đám cưới tổ chức không lớn lắm, vì là đám gả con gái, chú rể lại là một thầy ký quèn. Sinh ra trong gia đình nghèo từ miệt Biên Hòa – Đồng Nai trôi dạt về Bạc Liêu khai khẩn đất hoang, khi mới 12 – 13 tuổi đầu Trần Trinh Trạch (SN 1873) phải đi làm mướn cho một gia đình địa chủ đã nhập quốc tịch Pháp.


17 thg 1, 2013

Quan âm Phật đài ở Bạc Liêu

Khách hành hương chiêm bái Quan Âm Phật đài Bạc Liêu quanh năm. Ảnh: Bảo Thư

Về Bạc Liêu, viếng thăm những di tích, danh thắng của vùng đất có nhiều giai thoại hấp dẫn là chuyến đi nhiều thú vị. Từ ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu nổi tiếng ăn chơi cho đến khu di tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cha đẻ bản Dạ cổ hoài lang, khởi nguồn cho những bài ca vọng cổ và nghệ thuật dân gian đờn ca tài tử. Nhưng chùa Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu là điểm đến không thể thiếu trong chuyến du hành về xứ biển Bạc Liêu. Bạc Liêu có vị trí tiếp giáp vùng đất biển mũi Cà Mau. Những dòng hải lưu Bắc - Nam tích tụ phù sa bồi lắng, đã hình thành nên vùng đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, giáp với biển Đông. Bạc Liêu cách TPHCM 300km, cách Cần Thơ 120km theo quốc lộ 1A trên đường đi Cà Mau. 

14 thg 1, 2013

Tiên Sư cổ miếu ở Bạc Liêu

Đây là ngôi miếu cổ ở thị xã Bạc Liêu, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Miếu có từ lâu đời, được nhân dân gọi là miếu Tiên Sư, miếu Tổ Sư hay miếu Thầy. 

Đó là một ngôi miếu nhỏ thờ Tam Giáo tổ sư, được làm bằng cây lá rừng, trên một gò đồi thuộc vùng Ba Thắc xưa. Ngôi miếu này không những có quan hệ mật thiết với những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành làng xã ở Bạc Liêu, mà còn là một chiến tích của Nguyễn Tri Phương trong việc tiễu trừ quân phiến loạn và đẩy lùi giặt dốt.


Gian chính điện Tiên Sư cổ miếu

Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng

Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.

Nhân viên khu di tích Nọc Nạng giới thiệu với khách tham quan về trận quyết tử của gia đình ông Mười Chức năm 1928 được tái hiện qua mô hình - Ảnh: Chí Quốc

Về Bạc Liêu nghe bài Dạ cổ hoài lang

Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đây là một trong những địa chỉ du lịch lý tưởng của du khách và những người đam mê đờn ca tài tử.

Tham quan và nghe giới thiệu về cuộc đời của Cao Văn Lầu và quá trình sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Ảnh: Mỹ An

Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.