Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 8, 2023

Nồng nàn mùa thị chín

Không phải là loại trái cây hảo hạng, nhưng trái thị có sức cuốn hút riêng biệt, bởi mùi hương. Ăn cũng được, để trưng thơm cũng được. Mọi người nâng niu loại trái gắn liền tuổi thơ, với câu chuyện cổ tích quen thuộc và nhớ hoài câu: "Thị ơi, thị rơi bị bà, để bà ngửi chứ bà không ăn"...

7 thg 8, 2023

Ếch nướng kiểu Campuchia mập ú, thơm lừng ở An Giang

Ếch nướng kiểu Campuchia là món đặc sản dân dã ở huyện Tri Tôn, An Giang. Nhờ cách chế biến tỉ mỉ, món ăn này tạo nên hương vị hấp dẫn, trở thành đặc sản được nhiều du khách yêu thích khi du lịch 'vùng đất bảy núi'.

Nhắc đến đặc sản ở "vùng đất bảy núi" (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), người ta thường nhớ ngay đến những cái tên quen thuộc như gà đốt, đu đủ đâm, cơm bò nướng… Tuy nhiên, ở vùng đất này còn có món ăn không kém phần hấp dẫn, được đông đảo thực khách yêu thích. Đó là món ếch nướng kiểu Campuchia.

Khoảng tầm 4h chiều, hàng loạt bếp than nướng ếch dọc tuyến đường tỉnh lộ 948 hướng về huyện Tri Tôn nghi ngút khói, mùi ếch nướng thơm lừng xộc thẳng vào mũi khiến du khách đi ngang không thể không dừng chân.

Chị Thảo, chủ một quán ếch nướng tại đây cho biết, món ăn này bắt nguồn từ người Khmer và được chế biến theo hương vị Campuchia. 

Những con ếch sau khi làm sạch được nhồi nhân vào bụng trông mập ú. Ảnh: Trần Tuyên

Về cách chế biến, sau khi ếch sau khi được sơ chế để ráo nước, phần chân ếch được bằm nhuyễn với thịt ba rọi, trộn đều với nhiều loại gia vị như lá chúc (cùng họ với lá chanh), nghệ, sả tạo mùi hương rồi nhồi vào bụng ếch, sau đó được đưa vào kẹp tre mang đi nướng trên bếp than.

Khi nướng, ếch sẽ được quết lên nước sốt đặc biệt để tạo hương vị thơm ngon, đậm đà màu vàng ươm hấp dẫn vô cùng đặc trưng.

Món ếch nướng kiểu Campuchia góp mặt tại hội chợ ẩm thực địa phương. Ảnh: Trần Tuyên

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này chính là nước chấm được làm từ me non dầm gừng tỏi. Sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị trong phần sốt chấm khiến cho người thưởng thức không thể cưỡng lại được hương vị độc đáo của món ăn.

Ếch nướng - đặc sản khó cưỡng "vùng đất bảy núi". Ảnh: Trần Tuyên

Một phần ếch nướng sẽ bao gồm có xiên ếch cùng với nước sốt với giá khá rẻ, chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng cho một xiên thịt ếch nướng mập ú. Thực khách có thể tùy ý mua về đồ ăn vặt hoặc ăn kèm cơm đều ngon.

Ếch nướng thơm lừng, vàng ươm thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ảnh: Trần Tuyên

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (26 tuổi, ngụ Cần Thơ) cho biết chị và gia đình đều 'mê tít' món đặc sản này. Đến An Giang lần nào chị cũng ghé Tri Tôn thưởng thức ếch nướng, lần nào cũng thấy ngon. Cuối tuần, vừa đi du ngoạn cảnh non xanh, vừa được thưởng thức các món ăn ngon vùng sơn cước là một trải nghiệm tuyệt vời.

Trần Tuyên

6 thg 8, 2023

Chuột đồng, đặc sản quê hương

Khi tiếng máy gặt đập liên hợp vang trên cánh đồng lúa chín, người ta rủ nhau đi bắt chuột đồng. Dù phá hoại mùa màng, nhưng chuột đồng là món ngon dân dã được nhiều người ưa thích.

Dí cù bắt chuột

Hấp dẫn bánh Bà Lai

Dự tính làm để thử sức, nhưng những mẻ bánh Bà Lai do chị Quách Kim Hồng (sinh năm 1977, ngụ ấp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) làm ra được rất nhiều người ưa thích. Người này giới thiệu người kia, rồi nhiều người hỏi mua. Chị Kim Hồng quyết định bán món bánh vừa lạ miệng, vừa lạ mắt này, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ở xã Bình Thành, chị Kim Hồng là người duy nhất làm món bánh Bà Lai độc đáo ấy. Theo chị Kim Hồng, bánh Bà Lai là đặc sản của vùng đất Phan Thiết và có xuất xứ từ Malaysia. Người ta đọc trại từ “Ma-lay” thành Bà Lai.

Vậy là, món bánh Bà Lai góp mặt trong muôn vàn món bánh dân gian Việt Nam, với sự hòa quyện của đa dạng nguyên liệu. Về cơ bản, món bánh này gồm nhiều lớp, mỗi lớp là một màu sắc khác nhau, nên có vẻ ngoài rất hấp dẫn. Bánh Bà Lai làm bằng bột gạo, nên vừa dai, vừa mềm, độ đàn hồi tốt, ăn ít ngán.

26 thg 7, 2023

Rộn ràng mùa buôn trái cây núi Cấm

Khi những cơn mưa già nặng hạt trút xuống núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái cũng là thời điểm các chủ vựa dưới chân núi tranh thủ thu mua trái cây của nhà vườn...

Mùa này, trái cây đặc hữu trên đỉnh núi Cấm khá phong phú, như: Bơ sáp, sầu riêng, dâu xanh, dâu vàng, mãng cầu núi, hồng quân… Những năm qua, dưới chân núi Cấm luôn là địa chỉ gặp gỡ, mua bán giữa nhà vườn và chủ vựa trái cây thật rộn ràng.

24 thg 7, 2023

“Cổng trời” ở Châu Lăng

Đó là cách ví von của giới trẻ, khi đứng trước những chiếc cổng chùa Khmer Nam Bộ in hằn dấu tích thời gian. Ở An Giang, nơi nào đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nơi đó sẽ xuất hiện những chiếc “cổng trời” lớn nhỏ. Riêng tại xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn), nhiều “cổng trời” nổi tiếng vì độ hòa hợp với đất trời Bảy Núi.

Cổng chùa Koh Kas là địa điểm “check-in”được yêu thích nhất, là nơi đầu tiên được gắn với tên “cổng trời”. Thông thường, cổng sẽ cách chùa một quãng, đủ dài để khám phá khuôn viên quanh chùa, nhưng cũng đủ ngắn để bước chân chưa kịp mỏi. Đằng này, từ cổng, phải chạy xe hơn nửa cây số, men theo con đường dân sinh quanh co xuyên qua ruộng lúa xanh ngắt mới đến chùa.

Nhãn tím ở xứ lụa Tân Châu

Những chùm nhãn tím ngả màu đỏ trông rất bắt mắt đang được ưa chuộng trên thị trường. Vài nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) nhanh chóng “bắt kịp xu hướng”, đưa nông sản mới lạ này đến với người tiêu dùng.

Giống nhãn này được nông dân 2 xã Tân Thạnh và Vĩnh Hòa mua từ tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai về, rồi nhân rộng cùng với các loại nhãn khác. Màu sắc nổi bật của nhãn tím càng trở nên ấn tượng hơn khi trồng cạnh loại nhãn có màu vàng thông thường.

Mùa “kết mật” ở Bảy Núi

Mùa này, ở Bảy Núi trăm hoa đua nở. Những chú ong thợ cần mẫn đua nhau xây tổ, tìm hoa rừng hút mật ngọt dự trữ. Tôi đã tận mắt bắt gặp những tổ ong “khủng” treo lơ lửng trên nhánh cây cổ thụ...

Anh Sớt, người dân sống lâu năm trên núi Cấm cho hay, thường loài ong mật xây tổ trên những cây cổ thụ cao, kín đáo, không có người qua lại.

11 thg 7, 2023

Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp - dấu ấn trăm năm

Hơn 170 năm tồn tại, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của vùng Bảy Núi xưa và nay. Bên cạnh giá trị lịch sử, nơi đây còn mang giá trị văn hóa từ thời khai hoang mở đất và ngày càng được du khách gần xa tìm đến chiêm bái quanh năm.

Giá trị lịch sử

Theo Ban Quản lý Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp (Ban Quản lý), ngôi miễu hình thành từ giữa thế kỷ XIX, khi cụ Đoàn Minh Huyên cùng tín đồ đến vùng này phát hoang, trồng trọt, lập thôn ấp. Để người dân có nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh trong quá trình lập nghiệp, cụ Đoàn Minh Huyên cho dựng lên ngôi miễu nhỏ. Phía trước miễu là một bàu nước ngọt rất lớn, quanh năm không bao giờ cạn, bên trên có nhiều dây mướp rừng bò chằng chịt. Do đó, ngôi miễu được gọi tên là miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp cho đến ngày nay.

8 thg 7, 2023

Lễ tắm Bà Chúa Xứ núi Sam

Lúc 23 giờ, ngày 10/6 (nhằm ngày 23/4 âm lịch) đến hơn 1 giờ, ngày 11/6 (nhằm ngày 24/4 âm lịch), Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam tiến hành Lễ tắm Bà Chúa Xứ núi Sam.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các sở, ngành tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Châu Đốc, các phòng, ban thành phố đã tham dự sự kiện.

7 thg 7, 2023

Chuyện về chiếc áo nhung của Bà Chúa Xứ núi Sam

Sau vẻ rực rỡ của chiếc áo, là tấm lòng thành kính của người dân gửi gắm đến Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Chiếc áo được dệt nên, dâng lên bà bằng một tín ngưỡng dân gian vô cùng mãnh liệt...


Hễ thấy những điểm bán áo choàng, mão Bà thế này, tức là cách Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam rất gần. Những chiếc áo có cùng kích thước: Ngang 1,8m, dài 2m, chất liệu nhung đủ màu (nhưng hầu như không ai dâng áo màu trắng cho Bà, điều này chưa lý giải được).

Có một núi Sam nhẹ nhàng!

Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn là tên khác không mấy quen thuộc của núi Sam, ngọn núi nổi tiếng ở TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang). Điều thú vị, núi Sam không thuộc “năm non bảy núi” của vùng Thất Sơn, nhưng lại là điểm đến rất đáng trải nghiệm, bởi sự an yên như thuở nào.


Theo thống kê chưa đầy đủ, có gần 200 đền, chùa, am, miếu... từ chân núi, sườn núi đến đỉnh núi Sam. Trong đó, nổi tiếng linh thiêng nhất là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, được công nhận là Khu Du lịch quốc gia vào năm 2018. Đầu Xuân hoặc vào mùa lễ hội Vía Bà (cuối tháng 4 âm lịch), hàng triệu du khách trong và ngoài nước tìm về đây hành hương, cúng viếng, cầu bình an.

6 thg 7, 2023

Đến Sơn Lăng, nhớ danh thần Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu thời Nguyễn, nơi yên nghỉ của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Đây còn là địa điểm tham quan không thể thiếu khi đến TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang).

Lăng Thoại Ngọc Hầu đối diện Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lưng tựa vào vách đá núi Sam - nơi đích thân Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy xây dựng nhiều công trình trong thế kỷ XIX.

Vườn nho Nguyễn Tường - Nơi lưu khoảnh khắc

Đến ấp Phước Hòa, xã nông thôn mới Phước Hưng (huyện An Phú, tỉnh An Giang), du khách sẽ dễ dàng nhận diện vườn nho Nguyễn Tường, bởi đây là địa điểm mới, thu hút nhiều du khách tham quan, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc...

Vườn nho của anh Tường rộng 3.000 m²

Nụ cười mùa Roya Haji

Bà con nhiều làng Chăm tỉnh An Giang sống dọc theo dòng Hậu Giang hiền hòa, cũng mang tính cách hiền hòa, chất phác như phù sa. Một mùa Tết chịu tuổi (Roya Haji) sắp về, phủ đầy ước vọng bình yên, hạnh phúc, may mắn ở từng mái nhà, từng thánh đường, trong từng nụ cười…

Trong nắng chiều, Thánh đường Masjid Al Ehsan (xã Đa Phước, huyện An Phú) bàng bạc một màu cổ tích, như trong chuyện “Nghìn lẻ một đêm”.

Chợ bò Tà Ngáo hôm nay

Khu chợ ấy, giờ không còn nữa. Hay nói đúng hơn, khu chợ không còn như nó đã từng tồn tại cả chục năm trước. Điều đó để lại hụt hẫng cho người mua, kẻ bán, lẫn khách phương xa đến tham quan. Bù lại, khu chợ “chuyển đổi” sang hình thức mới - hiện đại hơn, vệ sinh hơn, nhỏ gọn hơn...


Chợ bò Tà Ngáo (phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) từng được biết là khu chợ mua bán bò lớn nhất miền Tây. Địa phương giáp biên giới Campuchia này có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nên phát triển nghề nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò đua trong lễ hội, bò kéo xe… Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn quá trình mua bán, nhập bò từ Campuchia về Việt Nam. Lẽ tất nhiên, chợ phải ngừng hoạt động, im ắng mấy năm nay.

5 thg 7, 2023

Lạ miệng bánh canh và bánh cam chung... mâm

Cả 2 món ăn đều rất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, bởi dễ ăn, dân dã. Nhưng bạn đã thử kết hợp chúng lại với nhau trong một món ăn chưa?


Ven theo con đường từ thị trấn Tri Tôn về xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), có mấy quán bánh canh nhỏ ven đường. Bánh canh xứ Bảy Núi nổi tiếng lắm, nơi nào cũng có bán. Mức độ ngon khó phân biệt được, chủ yếu do khẩu vị mỗi người, nhưng nói chung là vừa miệng.

Lên núi Cấm “săn”… cua

Là đặc sản chỉ xuất hiện nhiều trong mùa mưa ở núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cua núi đã trở thành món ngon khó cưỡng, khiến nhiều du khách muốn được một lần nếm thử. Tuy nhiên, nếu trực tiếp “săn” cua núi thì sẽ thêm phần thú vị...

Không giống như cua đồng, cua núi không dễ để dùng tay bắt. Muốn bắt được cua núi, cư dân ở núi Cấm phải… đi câu. "Cần câu" cua núi thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng muốn tạo ra dụng cụ này đòi hỏi kinh nghiệm nhất định.

4 thg 7, 2023

Bên gốc trâm già

… Là tâm tình của người sống dựa cả đời vào trâm, là vui buồn từng ngày được họ chia sẻ cùng nhau trong buổi trưa vắng khách. Cũng bên gốc trâm, là những đứa trẻ bắt đầu lớn lên ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lựa trái trâm chín ngọt bỏ vào miệng thay quà vặt phố thị.

Đến hẹn, thưởng thức măng tầm vông

Mụt măng tầm vông nhỏ chừng cánh tay, nhưng được nhiều thực khách đánh giá ngon hơn các loại khác. Mùa mưa cũng là mùa măng phát triển, ăn không hết, nên người dân mới đem bán, không ngờ ngày càng hút khách. Chúng trở thành đặc sản được tìm kiếm không thua kém măng tre mạnh tông ở núi Cấm...