Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 3, 2019

Đền Và ở Sơn Tây

Nằm trên địa thế đẹp và có quy mô bề thế, đền Và được coi là một trong những tuyệt tác kiến trúc cổ của người Việt. Nét kiến trúc đặc sắc nhất của ngôi đền là hệ thống tường thành độc đáo bao bọc quanh khuôn viên.

Nằm ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, đền Và là một địa chỉ tín ngưỡng - thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài

6 thg 3, 2019

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Eileen, người Na Uy, cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tâm hồn tĩnh lặng khi bước vào ngôi đền ở Hưng Yên. 

Đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được hình thành ở nhiều nơi trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. Trong đó, hai điểm nổi tiếng nhất là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 

26 thg 2, 2019

Đền thờ Quận Công Từ lưu giữ các kiện gỗ nguyên vẹn từ thế kỷ 19

Đền thờ Quận Công Từ thôn Mỹ Hòa, xã Thanh Lâm (Thanh Chương) thờ tự Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng - những người đã có công lao to lớn, góp phần đem đến cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. 

Đền thờ Quận Công Từ được lập vào triều Tự Đức năm Canh Thân (1860). Trải qua hơn 150 năm, đền vẫn giữ được các kiện gỗ và văn tự, hoa văn khắc gỗ tinh xảo. 

Mặt tiền đền Quận Công Từ. Ảnh: Diệp Phương 

22 thg 1, 2019

Ngôi đền cổ ở xứ Nghệ lưu giữ 23 sắc phong và 13 pho tượng cổ

Là một trong những ngôi đền cổ ở mảnh đất xứ Nghệ, đền Phú Vinh đang lưu giữ những hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa, đặc biệt là 23 bản sắc phong và 13 pho tượng cổ.

Đền Phú Vinh thuộc xóm 4, xã Hưng Nhân (Hưng Nguyên) tọa lạc trên bãi đất phẳng đầu làng, khuôn viên rợp tán cây cổ thụ, những nét chạm khắc in đậm dấu ấn cổ xưa, phía trước là dòng Lam hiền hòa. Theo phả đền, đền Phú Vinh được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (1533-1789), là nơi thờ thần núi Trà Sơn. Về sau, đền còn phối thờ các vị thánh, thần như: Long Vương Hà Bá, Bản Cảnh Thành Hoàng, Tiến sỹ Lê Đắc Toàn, Tổng quản Âu Đăng Đệ và các vị Chư Phật. Ảnh: Công Kiên 

14 thg 1, 2019

Ngôi đền linh thiêng thờ vương triều Trần ở cố đô Hoa Lư

Đền Thái Vi là nơi thờ tự Vương Triều Trần linh thiêng ở Ninh Bình. Thái thượng hoàng Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của Vương Triều Trần khi xuất gia vi hành đã lập đền vào năm 1273. Trải qua gần 1.000 năm, nơi đây vẫn giữ nguyên sự uy nghi, tráng lệ để ngoạn cảnh và chiêm bái.

Đền Thái Vi xưa xưa trong khu rừng ô lâm, thuộc Tổng Vũ Lâm, nay là thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đền nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An, gần khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. 

13 thg 1, 2019

Nô nức về với đền ông Hoàng Mười

Trong những ngày qua, đền Ông Hoàng Mười, tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An đã đón hàng chục nghìn lượt người dân địa phương và du khách các tỉnh về tham quan, đi lễ cầu bình an, may mắn, trong những ngày trước và trong thời gian diễn ra Lễ hội.

Năm nay thời tiết thuận lợi, nên ngay từ 14-18/11 người dân địa phương và du khách thập phương đã nô nức về đi lễ đền ông Hoàng Mười. Mặc dù lượng khách đông nhưng không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Chỗ dừng đỗ xe được chỉ dẫn chu đáo, hàng quán, các dịch vụ phục vụ người dân đi lễ phong phú.

Trong chiều ngày 15/11 bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An và du khách thập phương tham gia buổi lễ Rước Sắc, Lễ Tế và Lễ yết Cáo tại đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên, Nghệ An)

8 thg 1, 2019

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

3 thg 12, 2018

Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Nguyễn Trung Trực không sinh trưởng ở Kiên Giang, ông vốn gốc ở Phù Cát, Bình Định, rồi sau đó sống ở Bến Lức, Long An, sau đó nữa là Đầm Dơi, Cà Mau. Thế nhưng tên tuổi của ông gắn liền với Kiên Giang bởi hai sự kiện lớn:
  • Trận đánh đồn Kiên Giang và chiếm giữ được 5 ngày liền, được Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong câu Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
  • Ông rút quân ra Phú Quốc, sau đó chịu nộp mạng để cứu nhân dân và nghĩa binh, để rồi bị Pháp xử tử tại Rạch Giá.
Vì vậy, người dân Kiên Giang yêu kính ông, tôn làm thần. Ở Kiên Giang hiện nay còn đến 9 ngôi đền thờ ông, trong đó ngôi đền thờ đầu tiên và lớn nhất hiện nằm tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Đền thờ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

24 thg 10, 2018

Ngắm toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung - núi Dũng Quyết

Từ 230 năm trước, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) đã coi núi Dũng Quyết là vị trí yết hầu trên con đường xuyên Việt, là nơi khởi đầu trong quá trình xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Cùng ngắm các hình ảnh chụp từ trên cao để thấy một Dũng Quyết kiêu hùng và không kém phần thơ mộng. 

Với vị trí đắc địa, từ xa xưa nơi đây trở thành căn cứ quân sự trọng yếu của đất nước. Trong ảnh: Toàn bộ Toàn cảnh Phượng Hoàng Trung đô nhìn từ cầu Bến Thủy. Ảnh: Sách Nguyễn 

26 thg 4, 2018

Ngắm cây bồ đề cổ thụ hình thù độc lạ bậc nhất Việt Nam

Cây bồ đề cổ thụ này có tuổi đời ít nhất là 196 năm. Cây mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây rất ấn tượng.

Phía trước chính điện đền thờ Lương Văn Chánh ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có một cây bồ đề cổ thụ hình dáng độc đáo bậc nhất Việt Nam

27 thg 3, 2018

Hà Tĩnh: Chiêm ngưỡng vẻ cổ kính di tích Đền Tiết phụ 300 tuổi

Cặp voi đá trước đền Gôi Vị. Ảnh: Minh Lý 

Đền Gôi Vị, xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh, vừa được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là ngôi đền cổ, thờ 4 vị phúc thần. 

Ngày 15.3.2018, Bộ VHTT&DL ban hành Quyết định số 618 xếp hạng đền Gôi Vị, thuộc xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. 

1 thg 2, 2018

Ngôi đền thiêng nhất thành Cổ Loa

Tương truyền, đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây trên nền nội cung của kinh đô Âu Lạc ngày trước. Trong khuôn viên đền có hai hố được cho là mắt rồng, có đặc điểm rất lạ lùng...

Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa, đền Thượng, tức đền thờ An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt gắn với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa.

21 thg 11, 2017

Ngôi đền duy nhất thờ vua Lê Lợi ở Hải Dương

Nằm nép mình bên dòng sông Thái Bình đỏ nặng phù sa, ngôi đền Mỹ Xá ở làng Mỹ Xá (tên cũ là Đặng Xá) là niềm tự hào của mỗi người dân xã Minh Tân (Nam Sách). 

Hệ thống đồ thờ tự và tượng đá phía ngoài cửa đền còn khá nguyên vẹn

Ngôi đền này là nơi duy nhất trong tỉnh thờ vua Lê Lợi - vị hoàng đế đầu tiên của nhà hậu Lê.

7 thg 11, 2017

Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể

Đến với du lịch hồ Ba Bể, ngoài việc đắm mình, thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của các hang động, các điểm vòng quanh hồ thì du khách còn được vãn cảnh đền An Mạ- điểm đến tâm linh tọa lạc trên đảo An Mã giữa hồ, để cầu may mắn và bình an. 

Du khách thắp hương bên ngoài Đền An Mạ 

An Mã là một hòn đảo đá vôi, nằm ở vị trí bể hai (Pé Lù), cao khoảng 30m so với mực nước hồ. Đảo có hình dáng như hình con ngựa đang lội nước, khum hình mai rùa, khắp đảo phủ xanh cây cối, là điểm thuận tiện để quan sát cảnh quan vùng hồ. Trên đảo có ngôi đền An Mạ, thờ Phật, Mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần... Đây vốn là ngôi đền cổ được trùng tu xây dựng lại vào năm 2007, có chiều dài 9m, rộng 6m, vật liệu làm bằng gỗ, lợp ngói vẩy. 

28 thg 10, 2017

Đền Đình Cả - di tích lịch sử cấp tỉnh Thái Nguyên


Theo lý lịch di tích và lời kể của các nhân chứng, Đình – Đền Đình Cả được xây dựng vào năm 1920 thờ Hùng Vương, Đức thánh Trần Hưng Đạo, thần Cao Sơn Quý Minh và Tứ phủ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, từ năm 1947 đến 1949, khuôn viên Đình – Đền là nơi đóng quân của một bộ phận thuộc Nhà máy Quân giới A3.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, nhân dân trong vùng phải sơ tán đi nhiều nơi, Đình – Đền không được quan tâm tu bổ, không có người trông coi nên bị xuống cấp nặng, một số tài liệu, hiện vật bị thất tán. Sau này, khu đất thuộc khuôn viên Đình – Đền được sử dụng làm trụ sở Hợp tác xã Mua bán huyện Võ Nhai, làm trụ sở UBND thị trấn Đình Cả từ 1991 đến 1993.

26 thg 7, 2017

Ấn Độ huyền bí giữa Sài Gòn: Chốn cầu nguyện linh thiêng

Người Sài Gòn tin rằng đền thờ Bà Mariamman rất thiêng, do đó có rất nhiều người Việt đến làm lễ ở đền, bên cạnh những người gốc Ấn... 

Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. 

11 thg 6, 2017

Đền Bắc Lệ và những giá trị tâm linh

Đền Bắc Lệ có tên chữ là Bắc Lệ Linh từ, thuộc thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền được nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa năm 1992. Vị trí của đền khá thuận lợi, có thể đến đây bằng cả đường bộ và đường sắt.

Cùng với một số đền chùa khác, đền Bắc Lệ do chiến tranh tàn phá và những lý do khác nên đền đã cũ và các di sản di vật của đền không còn nhiều. Đáng chú ý nhất là các loại văn bản như: Sắc phong, tài liệu chữ Hán của các triều đại xưa… Số còn lại việc xác định giá trị còn gặp nhiều khó khăn, do vậy đền Bắc lệ cũng nằm trong tình hình chung với các đền chùa khác ở Việt Nam, đó là việc xác định niên đại ra đời.

Qua xác định của các nhà nghiên cứu, đồng thời dựa vào hai văn bia thời Khải Định và lời kể của các cụ già tại địa phương thì đền Bắc Lệ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm.

Tam quan đền Bắc Lệ. 

11 thg 2, 2017

Đền Cùng giếng Ngọc - điểm đến linh thiêng

Đền Cùng giếng Ngọc là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh thu hút du khách thập phương dịp đầu xuân năm mới.

“Dù ai đi lễ bốn phương. Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng". Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, đền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút dòng khách thập phương từ muôn nơi đổ về, nhất là dịp đầu xuân năm mới.

22 thg 8, 2016

Uy linh ngôi đình thờ Hồ Hán Thương và công chúa Hy Ninh

Đình Long Ân thuộc xã Diễn Trường (Diễn Châu) là công trình có giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng. Đình là nơi thờ Hồ Hán Thương (con trai Hồ Qúy Ly) và công chúa Hy Ninh (con gái Trần Minh Tông). 

Đình Long Ân toạ lạc trên diện tích 1.500 m2, được bao quanh bởi 5 ngôi làng thuộc xã Diễn Trường (Diễn Châu- Nghệ An). 

14 thg 8, 2016

Điện Trường Bà: Nơi gắn kết cộng đồng các dân tộc

Điện Trường Bà thuộc thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia, có sự giao thoa văn hóa giữa đồng bào Kinh, Cor, Chăm Pa và người Hoa. Hằng năm, từ ngày 15 - 17.4 (âm lịch), người dân từ các nơi về dự lễ hội với lòng thành kính, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn... 

Khai hội...

Hằng năm, cứ vào dịp Lệ Xuân (từ ngày 15 -17.4 âm lịch), các dân tộc anh em: Kinh – Thượng - Chăm – Hoa tập trung về điện Trường Bà tế lễ cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn tươi tốt. Không chỉ có người dân ở huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bình Sơn mà nhiều bà con ở Quảng Nam, Bình Định và có cả nhân dân và Ban tế tự bà chúa Núi Sam - Châu Đốc cũng tìm về dự lễ hội.

Điện Trường Bà nơi gắn chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em.