Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 4, 2021

Choáng ngợp cây bún 300 tuổi "báu vật độc nhất vô nhị" ở Hà Nội

Cứ vào tháng 3 hàng năm, người dân làng Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm - Hà Nội) lại có dịp được ngắm cây bún nở hoa rực rỡ, vẻ đẹp của cây khiến ai đi qua cũng phải ngỡ ngàng.

Theo người dân nơi đây, cây bún ước chừng khoảng 300 tuổi, tọa lạc ngay số 183 đường Đình Thôn. Cây có 2 nhánh, 1 nhánh to ngả hướng Đông Bắc có đường kính khoảng hơn 1m, nhánh ngả sang hướng Tây Nam có đường kính nhỏ hơn.

31 thg 3, 2021

Bánh cốm Nguyên Ninh

Nhắc đến những đặc sản nổi tiếng của Hà Nội chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món bánh cốm, có rất nhiều nơi bánh cốm nổi tiếng như phố Hàng Than, làng Vòng, tuy nhiên, nếu như không biết bánh cốm Hà Nội ở đâu ngon, đúng chuẩn vị truyền thống thì hãy tới bánh cốm Nguyên Ninh ở phố Hàng Than.

Cũng là cốm, là đậu xanh, cũng là cách chế biến công phu, cầu kỳ. Nhưng hương vị bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn so với các hàng bánh cốm khác. Để có được món bánh cốm chất lượng, gia đình đã sử dụng các nguyên liệu cốm từ làng Vòng, làng Lũ Thái Bình. Nhân bánh là đậu xanh được lấy từ Sơn La, Hà Bắc, Bánh không hề chứa chất phụ gia, chất bảo quản nên chỉ để được trong 4 ngày mà thôi.

Hiện nay, trên phố Hàng Than có hàng chục cửa hàng bánh cốm. Để tạo ra những sản phẩm cốm dẻo thơm, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tâm huyết của người thợ làm bánh. Từng hạt cốm sau khi qua bàn tay của người thợ sẽ được làm dẹt bằng kỹ thuật truyền thống, tạo nên phần vỏ bánh mịn, dẻo dai và kết dính. Bên cạnh đó, nhân bánh từ đậu xanh được tuyển chọn kỹ lưỡng, kết hợp cùng dừa tươi thật hoàn hảo. Vỏ bánh mềm dẻo với mùi thơm đặc trưng của lá dứa và cốt dừa,… Nhân bánh được làm từ đậu xanh thơm mềm, có độ ngọt vừa phải. Chúng sẽ mang đến cảm giác tan ngay trong miệng khi thưởng thức.

Bánh cốm được đóng gói để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

21 thg 3, 2021

Khu chợ có cái tên "độc, lạ" bán đủ loại "thượng vàng, hạ cám" ở Hà Nội

Chợ Trời (hay chợ Giời) là một khu chợ ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội với cái tên nghe vừa dân dã, vừa có tí chút "giang hồ".

"Hàng gì có ở trên đời, cứ đến chợ Giời là có" là câu cửa miệng của con buôn khi nhắc tới sự phong phú của hàng hóa tại khu chợ tồn tại đã lâu trên địa bàn hai phường giáp ranh Đồng Nhân và Phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái đinh, con ốc vít, cục pin đồng hồ đến cả hàng điện tử, điện lạnh... trong đó có không ít là linh kiện "độc" đã không còn sản xuất. Nhưng muốn mua được hàng xịn, bền với giá rẻ tại khu chợ này thì không dễ. Đó là lí do, sau nửa thế kỉ tồn tại, chợ Trời ( hay chợ Giời ) vẫn được gắn kèm cái mác "bán đồ rởm, lấy tiền thật".

9 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Bí ẩn làng "chị em" ngàn năm không lấy nhau

Chỉ từ một lời thề nguyện mà gần ngàn năm nay, hai ngôi làng đặc biệt ở tỉnh Nam Định trai gái không nhau bao giờ lấy nhau. Giữa thời hiện đại, nhiều người hai làng vẫn giữ nếp cũ khiến bao người lấy làm lạ.

Đền Tức Mặc thờ Vương Thục Côn công chúa uy nghi - Ảnh: TÂM LÊ

Thế hệ sau như tôi và đời con cũng không nghĩ đến việc lấy vợ Tức Mặc, dù có thương quý cô nào cũng nào dám tỏ tình.

Ông Trần Khắc Định (trưởng thôn Thượng Lỗi)

8 thg 3, 2021

Ngôi đình thờ danh tướng giúp Lý Nam Đế đánh giặc

Đình Hoàng Sơn là một di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2010.

Đình Hoàng Sơn ngày nay

Đình Hoàng Sơn còn có tên nôm là đình Hà Chợ thuộc thôn Hoàng Sơn, xã Thái Dương (Bình Giang). Đình tọa lạc nơi trung tâm của làng, còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật.

3 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

2 thg 3, 2021

Độc đáo xôi củ đỏ Tân Việt

Chẳng biết tự bao giờ, người dân xã Tân Việt (Thanh Hà) có tục nấu xôi củ đỏ để thờ cúng tổ tiên vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Củ đỏ được sơ chế để đồ xôi

Gọi là củ đỏ nhưng lại có màu tím sẫm nên khi trộn với gạo nếp để đồ thành xôi cũng mang màu tím đặc trưng. Củ đỏ là tên gọi dân dã của người dân nơi đây, thực chất là củ khoai mỡ, thuộc dòng dây leo, cùng họ với củ từ. Bề ngoài củ đỏ khá to, giống củ sắn dây, vỏ xù xì, khi thu hoạch thường nặng từ 5-7 kg/củ. Củ đỏ là cây ăn củ, có thể trồng hầu hết trên các loại đất. Ở Tân Việt, củ đỏ được trồng nhiều ở thôn Cam Lộ.

Thịt trâu chợ Vé

Chợ Vé thuộc xã Đồng Tâm (Ninh Giang) là một chợ cổ lâu đời chủ yếu buôn bán nông sản. Khoảng 30 năm trở lại đây, khu chợ này còn được nhiều người biết đến với món đặc sản thịt trâu.

Thịt trâu tươi ngon thường có màu đỏ tươi đặc trưng

Hành nén Kinh Môn

Từ xưa dân gian ta đã có câu nói về ẩm thực ngày Tết “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…”. Ở Kinh Môn, mâm cơm ngày Tết không thể thiếu món hành nén.

Thưởng thức món hành nén ngày Tết đã trở thành thói quen của người dân ở “thủ phủ” hành, tỏi Kinh Môn

Hành nén ngon nhất thường là hành tăm và nén kỹ từ độ một tháng trước. Nếu cao điểm thu hoạch hành của người dân Kinh Môn vào giáp Tết thì ngay từ đầu tháng Chạp người dân đã tỉa hành để nén. Củ hành nén thường không quá to, hợp lý nhất là những củ to hơn ngón tay cái một chút hoặc củ to có nhánh nhỏ để tách ra. Làm như vậy sẽ cho hành nhanh chín, chín đều và khi ăn không bị cay, hăng.

Độc đáo tục lên lão ở Phương Khê

Từ nhiều đời nay, người dân thôn Phương Khê, xã Chi Lăng Bắc (Thanh Miện) vẫn giữ gìn tục lên lão được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng. Đây là địa phương duy nhất ở Thanh Miện có tục lệ độc đáo này.

Đoàn lễ rước kiệu đi quanh làng. Ảnh tư liệu

Ngôi đình thờ hai anh em có công đánh giặc Nguyên Mông

Đình Nhị Châu thờ hai vị Thành hoàng làng là anh em ruột tên húy Mai Ngô, Mai Độ, có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1288).

Quang cảnh đình Nhị Châu

Đình nằm ngoài bãi sông Thái Bình thuộc khu III, phường Nhị Châu (TP Hải Dương). Đình-chùa Nhị Châu đã được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2005.

24 thg 2, 2021

Ông tổ châm cứu Việt Nam

Nhiều thế kỷ nay, những di sản về cách trị bệnh không dùng thuốc mà danh y Nguyễn Đại Năng để lại cho đời vẫn được các thế hệ lương y trong cả nước gìn giữ và phát huy trong chữa bệnh cứu người, góp phần nâng tầm vị thế nền y học nước nhà.

Cuốn sách "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca" là di sản quý về phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Độc đáo 5 di tích thờ các nhân vật thời Hai Bà Trưng

Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, có không ít tướng lĩnh cả nam và nữ người Hải Dương đã tham gia.

Năm Giáp Ngọ (34), Thái thú Tô Định đến Giao Chỉ thay Tích Quang. Đây là một tên quan nổi tiếng gian tham và tàn bạo. Chính sách áp bức bóc lột của nhà Đông Hán đối với người dân Giao Chỉ ngày một tàn tệ. Người dân không những bị cướp ruộng đất mà còn phải nộp các loại thuế muối, thuế sắt, thuế sản vật… dưới hình thức nộp cống. Các quan lại cấp huyện dòng dõi các Lạc hầu, Lạc tướng bị thu hẹp về quyền lực chính trị và kinh tế, bị thúc ép, đè nén nên rất bất bình. Bất chấp sự khác biệt trong phong tục, tập quán và truyền thống của người Việt, Tô Định đã sử dụng luật nhà Hán làm công cụ trấn áp, khủng bố sự phản kháng của các quan lại địa phương và người dân Giao Chỉ.

22 thg 2, 2021

Ngôi chùa xây trong hang đá Đồ Sơn

Chùa Hang với nhiều chứng tích liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta những năm trước Công Nguyên, thu hút khách chiêm bái đầu năm.

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.

5 thg 2, 2021

Đời mất vui khi đã vẹn câu thề

  1.

Hình trên được chụp ở bên ngoài hang Cắc Cớ, một hang động nổi tiếng trên núi Sài Sơn thuộc khu vực chùa Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Có câu ca dao nhắc về hang Cắc Cớ như sau:

Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

Sao có tên là Cắc Cớ? Người bạn Hà Nội giải thích với tui: Bởi vì nó... cắc cớ. Nam thanh nữ tú lên tới đây, chui vô hang xong ra về là dính cặp với nhau ngay.

3 thg 2, 2021

Đi chợ Hàng Lược 500 năm tuổi

Những ngày này, chợ Hàng Lược 500 năm tuổi mỗi năm chỉ họp một lần tại Hà Nội lại đắm chìm trong muôn sắc màu của hoa xuân, vật phẩm trang trí Tết.

Đôi bạn trẻ thích thú trước gian hàng bán đồ Tết - Ảnh: HÀ QUÂN

Đến chợ Hàng Lược những ngày này, du khách có cơ hội trải nghiệm phong vị Hà thành xưa cũ, vừa đi chợ vừa thưởng hoa. Mỗi năm, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp đúng một phiên duy nhất từ ngày 20 tháng chạp đến tối 30 Tết, sát lúc Giao thừa chợ mới vãn để bà con vui xuân đón Tết.

22 thg 12, 2020

Bánh mỳ chảo Hà Nội

Bánh mì trở thành món ăn quen thuộc của với hầu hết người Việt từ lâu. Ban đầu chỉ là ăn kèm theo những món đồ nguội như thịt nguội, xúc xích, pate... Sau này được người ta thay bằng giò, chả, xá xíu… Và trong sự biến tấu đồ ăn đi kèm đó thì món bánh mì chảo bắt đầu xuất hiện và trở thành món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác của nhiều người.

Bánh mì chảo là một cách thưởng thức khác so với chiếc bánh mì kẹp. Cũng từng đó đồ ăn kèm, nhưng sẽ được đặt hết lên chiếc chảo nhỏ, được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Đặc biệt nhất có lẽ phải kể đến sự sắp đặt chảo đồ ăn. Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà có thể chọn bất kỳ món mặn nào ăn kèm để người làm “thiết kế” một chảo trông bắt mắt với màu sắc hấp dẫn của đồ ăn như xúc xích, dăm bông, xá xíu, pate, ốp la, chả bì…. hoà quyện với nước sốt. Tất cả được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Thực khách xé miếng bánh mì, chấm từng miếng vào chảo, rồi kèm theo đồ ăn là có thể thưởng thức cái hương vị thơm lừng, béo ngậy. Thông thường với mức giá từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng, người ăn đã có một chảo đầy đặn.

Món bánh mỳ chảo của cửa hàng Lê La tại địa chỉ 18 Hàng Chĩnh, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

13 thg 12, 2020

Ngao xúc phồng tôm

Với sự sáng tạo của người dân, con ngao đã được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Trong các món ăn đó thì món ngao xúc phồng tôm là món ăn tạo nên sự mới lạ và nhiều cung bậc cảm xúc nhất.

Món ngao xúc phồng tôm được biến tấu từ món ăn cổ của Huế là hến xúc bánh tráng. Xã hội hiện đại hơn, là điều kiện giao thoa giữa các vùng miền. Người dân đã dùng bánh phồng tôm là một thương hiệu nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ thay dần cho bánh tránh truyền thống nhằm tăng sự đậm đà của món ăn. Và tiếp nữa, món ăn lại được làm lạ đi nguyên liệu bằng việc thay hến bằng ngao.... Sự thay thế thay đổi này nghe có vẻ lạ lẫm vì ngao thì to gấp mấy lần hến nhưng nó lại làm cho món ăn trở nên mới lạ, đậm vị và ngọt ngào hơn.

Nguyên liệu chính để làm món ngao xúc phồng tôm gồm ngao tươi, rau húng và rau răm.

Bánh mì sốt vang

Nếu thưởng thức một vòng ẩm thực Hà Nội thì không thể bỏ qua món bánh mì sốt vang.

Từ rất lâu rồi, người Hà Nội đã yêu thích món bánh mì sốt vang. Có thể dễ dàng bắt gặp món ăn này trên các khu phố như Đình Ngang, Thái Thịnh, Tạ Hiện, Chân Cầm... có những hàng dài khách ngồi bàn ghế vỉa hè để thưởng thức cái dư vị truyền thống này đó. Ngoài ra nếu không ra hàng ăn mà nếu thích có tự nấu được tại nhà.

Món bánh mì sốt vâng của quán Bánh mì Trâm 252 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

25 thg 11, 2020

Rối nước 300 năm ở làng Đào Thục

Múa rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) có từ 300 năm nay. Ông tổ của nghề là cụ Nguyễn Đăng Vinh (tự Phúc Khiêm - Đào tướng công) đỗ tiến sĩ và làm quan Tổng nội giám. 

Nghệ nhân Ngô Minh Phong tận tâm truyền nghề cho thế hệ trẻ nhất của làng rối nước Đào Thục