4 thg 7, 2018

Hương sắc sen đất trời Hưng Yên

Sen Hưng Yên. Ảnh. Hoàng Huế 

Quốc hoa của Việt Nam thanh tao, thuần khiết, hương sắc tuyệt vời và vô vàn ý nghĩa. Trên mảnh đất hình chữ S, sen có ở khắp nơi, trong đó Hưng Yên là một vùng sen quý. 

3 thg 7, 2018

Những ngôi nhà trăm mái ở Đà Lạt

Nhà trăm mái của Lữ Trúc Phương

Đầu thập niên 1990, giới kiến trúc và dân du lịch xôn xao với một công trình đặc biệt: Ngôi nhà trăm mái của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ngôi nhà nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt. Thoạt tiên đây chỉ là ngôi nhà 2 mái bình thường như bao nhiêu ngôi nhà khác, nhưng KTS Lữ Trúc Phương bằng tài hoa và những suy nghĩ phá cách của mình đã thiết kế và biến nó thành ngôi nhà 100 mái. Ngôi nhà mở cửa cho khách tham quan và nhận được rất nhiều ý kiến thán phục của giới chuyên môn và du khách.

Nhà trăm mái của KTS Lữ Trúc Phương

“Bãi thú” Ya Book

Nói về thung lũng Ya Book nằm trong Vườn quốc gia Chư Mom Ray, giới nghiên cứu về động vật móng guốc nghĩ ngay đến những đàn bò tót đông đúc ở đây và các loài thú ăn cỏ, thú ăn thịt ở vùng này. Gần 20 năm qua, đồng cỏ mênh mông 15.000ha này bị cây rừng xâm chiếm, nhỏ hẹp dần qua mỗi năm, các loài thú không còn xuất hiện hàng đàn đông đúc nữa...

“Bãi thú” bò tót…
Nghe hỏi về "bãi thú", anh Hoàng Văn Hương -Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Ya Book (Vườn quốc gia Chư Mom Ray) liền chọn 2 chiếc xe máy thuộc hàng "chiến mã" chuyên đi rừng, rồi gọi thêm một cán bộ của đơn vị đưa tôi và anh Đào Xuân Thủy - Phó giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray tìm vào bãi thú.

Luồn lách qua rừng cây rậm dày đặc cây bằng lăng khoảng hơn 15 năm, càng đi sâu vào rừng, cây thành ngạnh càng nhiều, cành cây là gai góc xù lông từng chùm như đinh 10 tua tủa.

Băng rừng, lội suối vào bãi thú Ya Book. Ảnh: P.N 

Nhà rông ơi, tôi đứng về phía các già làng!

Ngồi trên bậc nhà rông của làng, nhìn ra mặt hồ Ya Ly mịt mờ sóng nước, lắng nghe tiếng mưa gõ đều đều trên mái tôn, già làng A Dót (làng Rắc, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) tiếc nuối nói: Từ khi nhà rông được "bê tông hóa" là đã đánh mất đi hồn cốt của nó rồi, dân làng nhớ lắm nhà rông bằng gỗ, bằng tranh trước kia...
1. Từ bao đời, với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhà rông là trung tâm hội tụ để “văn hóa làng” tồn tại và phát triển; là niềm tự hào của bà con dân làng, biểu tượng khát vọng, ý chí, sức mạnh của cộng đồng làng. Các già làng thường nói rằng, đã là làng là phải có nhà rông.

Theo phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Kon Tum, khi chuẩn bị lập làng, già làng đi chọn khu đất đẹp nhất để lập dựng nhà rông và thường phải là khu đất cao ráo, thoáng mát về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa, đặt ở trung tâm của làng, từ xa, dù ở hướng nào, cũng nhìn thấy được mái nhà rông của làng.

Nhà rông nơi tổ chức các lễ hội của làng 

Nhộn nhịp nơi chợ đầu mối thành Vinh lúc nửa đêm về sáng

Ở thời điểm phố xá im lìm trong giấc ngủ, vẫn có một khu chợ chật kín người bán người mua và những xe chở hàng chất đầy rau củ tươi ngon ra vào nhộn nhịp. 

Chợ đầu mối Vinh nằm trên đường Hồng Sơn, ngay cạnh chợ Vinh, được biết đến là đầu mối cung cấp rau củ, hoa quả lớn nhất của thành phố. Ảnh: Kiên Rose 

Hoang sơ ngọn thác có tên lạ “Đừng buông tay“

Thác Xói Voi xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) gần đây được nhiều người quan tâm bởi cảnh quan hoang sơ và không khí trong lành.

Từ quốc lộ 16 xuống thác chỉ chừng 50 mét và được xây bậc tam cấp rất thuận lợi. Ảnh: Hữu Vi 

Thế giới nghệ thuật trong trang phục người Thái

Hoang sơ bãi biển Quỳnh Lập

Quỳnh Lập (TX Hoàng Mai) có một dải biển khá dài và còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Nhiều du khách đánh giá, đây là một trong những dải biển đẹp nhất miền Bắc. Đến nơi đây, không chỉ được thưởng thức cảnh sắc mà khám phá cuộc sống ngư dân làng chài cũng là một nét thú vị. 

Bãi tắm Đông Hồi (Quỳnh Lập, Hoàng Mai) nằm bên eo biển, xa cửa sông nên nước trong vắt. Ảnh: Duy Sơn 

Độc đáo chiếc cối xay lúa cổ của người Mông

Chiếc cối xay lúa tập thể của bản Piềng Vai, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn được xem là một trong những vật dụng cổ xưa độc đáo còn sót lại của đồng bào Mông nơi đây. 

Piềng Vai là bản của đồng bào Mông, nơi đây có hơn 40 hộ dân sinh sống. Đến nay bản vẫn chưa có điện lưới, tuy vậy, những chiếc máy xay lúa chạy bằng máy nổ đã thay thế chiếc cối xay tay. Ảnh: Hồ Phương 

Khám phá bản Mông trên đỉnh Huồi Cọ

Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, 46 hộ, hơn 300 người dân đồng bào Mông của bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn giữ gần vẹn nguyên bản sắc độc đáo của dân tộc mình. 

Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, là bản của 100% người Mông này với 46 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Nơi đây chưa có điện, chưa có đường bê tông, sóng điện thoại chập chờn và trường học vẫn đang là trường tạm. Ảnh: Hồ Phương