24 thg 12, 2017

Ăn khổ qua rừng dồn thịt ếch vừa bổ vừa ngon

Thịt ếch băm nhuyễn dồn vào trái khổ qua. Ảnh: Thiên Lộc

Trong dân gian có câu: 'Khổ qua xanh, khổ qua đắng, khổ qua mắc nắng, khổ qua đèo. Anh thương em chẳng ngại giàu nghèo. Cách mấy sông anh cũng lội, mấy bưng bàu anh cũng qua'.

Khổ qua (mướp đắng) có thể chế biến thành nhiều món ăn truyền thống như khổ qua xào, nấu canh, kho mắm, nổi tiếng nhất là khổ qua dồn thịt hoặc chả cá. Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, khổ qua trái nhỏ, đặc biệt là khổ qua đèo hoặc khổ qua rừng có vị đắng, ăn rất nên thuốc.

Lai rai gỏi cá hố

Nguyên liệu và món gỏi cá hố. Ảnh: Thanh Ly

Ở vùng biển Quảng Nam, thi thoảng ngư dân lại đánh bắt được nhiều luồng cá hố. Sau những ngày lênh đênh trên biển, nơi bến cá lại rộn rã tiếng nói cười, ngư dân vui mừng đưa từng thúng cá hố vào bờ.

Bề ngoài cá hố trông không bắt mắt bằng các loại cá khác, có thân dài, mỏng dẹt một bên, không vảy, mồm nhọn nhô ra phía trước, mắt to, miệng rộng nhiều răng. Ấy vậy mà so với các loại cá khác, giá thành cá hố cao hơn và lại được các bà, các chị nội trợ rất ưa chuộng.

23 thg 12, 2017

Có một Trường Sa trong lòng núi

Bản đồ Trường Sa được ghép bằng hạt cà phê. Ảnh: PV 

Mỗi năm, có hàng ngàn du khách chọn Bảo tàng Viện Hải dương học Nha Trang tham quan trong cuộc hành trình du lịch. Họ đã tìm đến khu vực trưng bày xuyên lòng núi phía sau Viện Hải dương học Nha Trang, nơi vẫn thường được gọi là: Trường Sa trong lòng núi. 

Khu bảo tàng độc đáo ấy tính đến năm 2017 là đã trải qua 6 năm hoạt động, mỗi năm lại bổ sung thêm những tư liệu mới.

Con đường tình nhân

Đường Trần Phú (Nha Trang). Ảnh: H.T 

Nhiều người vẫn rỉ tai nhau về con đường Trần Phú như là con đường của những cặp tình nhân đã trở thành một điểm đến thú vị của du lịch Nha Trang. 

Trong 365 ngày của một năm, có ít nhất hai phần ba thời gian tôi đi trên con đường ấy. Đi như một thói quen sau khi cà phê sáng, sau khi họp hay đôi khi sau buổi chiều đi khắp cùng đâu đó. Tôi quen sự đổi thay của con đường, như thể nó là một phần trong cuộc sống của mình: Đường Trần Phú, Nha Trang.

Hàng rong - bản hòa ca bất tận

Gánh hàng rong Hà Nội. 

Việt Nam có một vẻ đẹp đặc biệt, một vẻ đẹp quá đỗi bình thường nhưng bình dị đến thân thương. Không ai biết hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết rằng hàng rong đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. 

Trong những cơn gió mùa đông bắc lạnh giá, trên đường phố chúng ta luôn nghe thấy giọng rao đều đều của những người bán hàng rong. Thứ âm thanh của đường phố luôn đi theo ta từ thuở ấu thơ đến khi ta trưởng thành.

Chuối sáp, món ngon độc đáo của Bến Tre

Mảnh đất Bến Tre hồn hậu, kiên cường mời chào du khách bằng những món ngon dân dã, mộc mạc. Ai đến Bến tre cũng phải trầm trồ khen ngợi những sản vật quê hương như dừa xiêm, chuối sáp… 

Chuối sáp là loại trái cây rất độc đáo, khác hẳn các loại chuối khác ở mọi miền đất nước. Chuối không ăn sống được, mà phải chế biến như luộc, nướng. 

Chuối sáp có vẻ bề ngoài không được bắt mắt. Ảnh. Đỗ Hương

Hoang sơ mũi Nghê

Nằm ở phía đông nam bán đảo Sơn Trà, mũi Nghê (hòn Nghê) được xem là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của thành phố. Băng qua những tán rừng xanh mát, leo lên những con dốc trơn trượt sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị dành cho những người muốn chinh phục vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên. 

Mũi Nghê là một mỏm đá có hình chiếc đầu con Nghê quay về phía núi Sơn Trà, mình hướng ra biển. 

Cầu Thuận Phước

Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn ngay cửa Vịnh Đà Nẵng, nối 2 quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng. Cây cầu tạo kết nối tuyến đường ven biển từ Hải Vân đến tận Ngũ Hành Sơn.

Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16-1-2003 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Ảnh: KHẢ THỊNH 

Danh thắng hồ Ea Snô

Hồ Ea Snô thuộc địa bàn xã Đắk D’rồ (Krông Nô) có diện tích 14.119 ha được hình thành do hoạt động núi lửa, cảnh quan tự nhiên rất đẹp, xung quanh được bao bọc bởi thảm thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Đây là khu vực sinh sống của đồng bào các dân tộc bản địa M’nông, Ê đê... và xung quanh hồ Ea Snô có nhiều truyền thuyết hết sức thú vị.

Hồ Ea Snô có vẻ đẹp tự nhiên, gắn với truyền thuyết về sự ra đời hứa hẹn trở thành khu du lịch hấp dẫn. (Ảnh do Bảo tàng tỉnh cung cấp) 

Truyền thuyết về núi lửa Thuận An

Núi lửa Thuận An nằm cạnh quốc lộ 14, khu vực xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) là một trong những di sản địa chất về sự hình thành miệng núi lửa và thuộc hệ thống hang động núi lửa Krông Nô của tỉnh Đắk Nông.

Đồng bào ở các bon làng sống xung quanh khu vực núi lửa hiện vẫn còn truyền miệng, kể cho nhau nghe những truyền thuyết hết sức thú vị về sự hình thành núi lửa này. 

Già Y Kai (ngoài cùng bên trái) ở bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) kể cho mọi người nghe về truyền thuyết núi lửa Thuận An 

Hấp dẫn bánh cuốn Tày

Tỉnh Đắk Nông có hơn 40 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nét văn hóa đặc trưng riêng. Trong đó, về ẩm thực, mỗi dân tộc đều có những món ăn riêng, đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. 

Nhiều người đến Đắk Nông đã từng biết đến các món ăn như: Gà nướng, thịt nướng, cơm lam, canh thụt của đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê; lợn quay, vịt quay mắc mật của đồng bào Nùng; xôi ngũ sắc của đồng bào Thái… Nhưng có một món ăn ngon còn ít người biết đến, đó là bánh cuốn của dân tộc Tày. 


Mặc dù đơn sơ, nhưng quán bánh cuốn Tày của bà Bế Thị Tâm ở thôn 1, xã Ea Pô luôn thu hút thực khách 

Con voi trong văn hóa M’nông

Đối với đồng bào M’nông nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, con voi không chỉ là một tài sản lớn của gia đình, dòng họ mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần.

Con voi là tài sản lớn của đồng bào M'nông và các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Lê Phước 

Tương truyền rằng, xưa kia ở trên đỉnh núi Nâm Kar (núi lửa Đèo 52) có một hồ nước rộng mênh mông, trong hồ có rất nhiều cá, cây cỏ sinh sống. Biết được điều này và do hoàn cảnh đưa đẩy, một thanh niên trong vùng đã đến đây đánh bắt cá về nướng ăn mà không hề hay biết rằng đây là cá do thần núi nuôi.

22 thg 12, 2017

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm trưng bày hiện vật Chăm vào loại độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hiện tại, Bảo tàng đang lưu giữ 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo tàng tọa lạc tại số 2, đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, ngay giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2 Tháng 9. Bảo tàng có tổng diện tích 6.673m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000m². 

21 thg 12, 2017

Người Sài Gòn đi tàu buýt

Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân Sài Gòn và du khách đã được trải nghiệm một loại hình vận chuyển mới lạ là “tàu buýt đường sông”, vừa được đưa vào khai thác từ cuối tháng 11/2017. 

Vào một sáng chủ nhật, chị Đinh Thị Hằng, 38 tuổi, nhà quận Thủ Đức cùng gia đình mua vé từ bến Linh Đông, quận Thủ Đức để trải nghiệm chuyến tàu buýt đầu tiên ở thành phố. Không còn cảnh khói bụi, kẹt xe, nắng gắt… như đường bộ mà thay vào đó là sự mát mẻ, thoáng đãng khi tàu buýt chạy trên sông. Cảm giác mới lạ, hào hứng, thích thú là điều nhận thấy ở chị Hằng cũng như mọi người khi có mặt trên tàu buýt này.

Neo đậu ở bến Bạch Đằng, tàu buýt nổi bật với màu vàng. Tàu được thiết kế dài 18 mét theo dạng cánh ngầm hiện đại. Nội thất bên trong tàu rộng rãi, sạch sẽ có 6 dãy ghế nhựa màu xanh với 80 chỗ ngồi. Trên tàu trang bị hệ thống đèn, điều hòa, báo cháy, nhà vệ sinh… Các cửa kính được thiết kế rộng để du khách có thể thoải mái phóng tầm mắt ngắm cảnh hai bên bờ sông Sài Gòn.


Tuyến tàu buýt đường sông đầu tiên được Sở Giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Thường Nhật phối hợp thực hiện.

Xe xưa người cũ

Trong tất tả ngược xuôi cuộc sống hiện đại thì những chiếc xe đạp cổ đã điểm thêm nét đẹp cho Thủ đô ngàn năm văn hiến. Mỗi chiếc xe là một câu chuyện không thể quên trong ký ức mỗi người về một thời kỳ của Hà Nội cách đây nửa thế kỷ. 

Trong cái rét ngọt đầu Đông, chúng tôi theo chân ông Nguyễn Mạnh Hùng (Kim Hoa – Phương Liên – Đống Đa) ra Hồ Tây tụ họp với những thành viên CLB xe đạp cổ Hà Nội Xưa và nay và CLB xe đạp Peugeot Hà Nội. Trang phục của những hội viên đến đây rất trang trọng, lịch lãm. Dù là đạp xe thể dục nhưng nhiều cụ ông với giày tây, áo vest, mũ phớt chẳng khác gì đang đi dự tiệc.


Mỗi sáng chủ Nhật, các thành viên CLB xe đạp Hà Nội Xưa và nay lại hẹn gặp nhau tại đường Thanh Niên. Thành lập đã được 9 năm, đến nay CLB đã có gần 100 thành viên, có độ tuổi từ 20 cho đến 80 tuổi.

Thú vị du lịch bắn nỏ tại bản Áng, Mộc Châu

Thử thách tài năng của bản thân cùng cây nỏ của người Thái đem lại cảm xúc thú vị cho du khách khi đến Mộc Châu.

Với các dân tộc ở Mộc Châu cây nỏ gần như trở thành một thứ dụng cụ không thể thiếu cùng với dao, cuốc, xẻng... trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Đó là thứ vũ khí để bảo vệ mình trước thú dữ, để đi săn lấy thực phẩm, để thể hiện tài năng của một người đàn ông trước cộng đồng và để chinh phục… người con gái xinh đẹp mình đang để ý.

Mỗi dân tộc lại có cây nỏ riêng của mình, người Thái cũng vậy. Ngày nay, cây nỏ không còn dùng để đi săn nữa, nhưng trong các gia đình gần như đều có treo một cây ở góc nhà, góc bếp, để trang trí, đôi khi để người đàn ông còn hoài mong về một thời xưa cũ khi thú rừng còn đầy núi, còn tìm về tận chân cột nhà. 


Ngắm hoa sở nở trắng rừng nơi vùng biên giới Quảng Ninh

Những ngày này, hoa sở đang nở rộ trắng muốt trên bạt ngàn rừng núi Bình Liêu, Quảng Ninh.

Cây sở còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè, thường gặp ở nhiều vùng rừng núi Đông Bắc. Cây sở đi vào trong thi ca với những hình ảnh đẹp “Chiều biên giới, khi mùa đào hoa nở, khi mùa sở ra cây”, “Lối đèo xưa hoa sở trắng bên đồi”,…

Thong dong dạo bước chợ phiên phố núi Sa Pa

Phiên chợ ở trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) tuy có dáng dấp của chợ phố thị nhưng vẫn không mất đi sắc màu vùng cao. Điều đó hiện rõ ở những dãy chợ với sự góp mặt của đồng bào vùng cao trên những bản làng ở Sa Pa và những mặt hàng không thể thiếu được mỗi khi đồng bào xuống núi.

Rau đậu Hà Lan là đặc sản không thể thiếu ở phiên chợ Sa Pa. 

Dọc hành lang bên ngoài chợ là cả một dãy dài những mặt hàng chủ yếu là nông sản của đồng bào vùng cao. Tại đây, người Mông, Dao, Giáy mang đủ các thứ hàng xuống chợ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ

Là tộc người có chữ viết riêng, người Dao sớm đã biết sử dụng chính những nguyên liệu gần gũi quanh mình tạo ra một phương tiện để ghi chép lại những phong tục tập quán, những nghi lễ, những điều cần dạy bảo con cháu, đó là giấy. Làm giấy đã trở thành một nghề truyền thống của cộng đồng người Dao.

Tôi có dịp theo chân chị Triệu Thị Mến ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tới các bản làng của người Dao đỏ. Chị Mến bảo, ngày trước cứ vào tầm tháng 7, tháng 8 nếu vào bản người Dao, dưới sân, trước hiên nhà đâu đâu cũng sẽ thấy bà con phơi khung giấy. Còn bây giờ, cứ thời tiết khô ráo, nắng to là bà con đem giấy dó ra phơi sẽ được giấy trắng đẹp.

Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.

Cận cảnh nhà thờ cổ “siêu nhỏ” giữa lòng Hà Nội

Nằm trong khuôn viên chặt hẹp giữa khu dân cư, nhà thờ cổ An Thái vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn không kém phần tinh tế.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ 460 Thụy Khuê, nhà thờ cổ An Thái hay nhà thờ Kẻ Bưởi mang trong mình nét độc đáo riêng của nó.

Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt: Bài thơ kiến trúc trên cao nguyên

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được coi là một trong những công trình đẹp nhất Đà Lạt, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới nơi đây.

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo của thành phố ngàn hoa. Cùng với nhà ga xe lửa Đà Lạt, công trình này là hình ảnh biểu tượng của đô thị thủ phủ Tây nguyên. Trường toạ lạc trên một diện tích rộng lớn với nhiều công trình, hài hoà cùng cây xanh và cảnh quan đồi núi cao nguyên

20 thg 12, 2017

Chợ Cồn - thiên đường ăn vặt giữa trung tâm Đà Nẵng

Từ bánh bột lọc, bánh canh cua, bánh xèo, bún hến đến hàng chục loại chè luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

Nằm trên hai trục đường Ông Ích Khiêm và Hùng Vương, chợ Cồn nổi tiếng là ngôi chợ ăn vặt của trung tâm Đà Nẵng với vô số món ngon. Nem nướng là một trong những loại thức ăn được bày bán phổ biến nhất tại đây. 

Bún cá Châu Đốc đúng vị giữa Sài Gòn

Xóm bún cá Dương Bá Trạc quận 8 hàng chục năm nay bày bán đủ món đặc sản xứ An Giang.

Từ gần chục năm nay, xóm bún cá Châu Đốc nằm trên đường Dương Bá Trạc, quận 8 đã trở nên quen thuộc với những ai vốn nghiện món ăn đặc sản xứ An Giang. 

Ba món cá có tiếng ở Buôn Mê Thuột

Buôn Mê Thuột không chỉ hút hồn du khách bởi thiên nhiên hoang sơ mà còn những món ăn tưởng chừng là đặc sản của vùng khác. 

Du khách đến Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) có thể thưởng thức 3 món ăn được chế biến từ các loại cá dưới đây.

Bánh canh cá dầm
Không phải xứ biển nhưng món bánh canh cá dầm vẫn nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột mà bạn không nên bỏ qua. Sức hút của món ăn nằm ở vị nước dùng ngọt, chua cay và những miếng cá thu chắc thịt, thơm nức.


Tô bánh canh cá dầm có giá từ 15.000 đồng. Ảnh: yeutre. 

5 món lạ miệng ở miền sông nước Hậu Giang

Cháo lòng Cái Tắc, đọt choại hay sỏi mầm là những món ăn sẽ để lại ấn tượng trong hành trình khám phá ẩm thực miền Tây của bạn. 


Cháo lòng Cái Tắc

Không chỉ nổi tiếng trong tỉnh, “tiếng thơm” của cháo lòng Cái Tắc còn được truyền khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cháo được nấu nhừ và lỏng. Vì người bán thường dùng vá để khuấy, huyết bên trong cũng tan ra thành từng miếng nhỏ, màu huyết quyện với cháo tạo nên màu trắng ngà.

Cái Tắc là thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Nhiều quán cháo nằm sát nhau. Dù cách nấu hay gia giảm gia vị có khá nhau, hương vị của món ăn vẫn sẽ khiến bạn thích thú. Ảnh: dansanthonque

Về Phja Thắp học làm hương

Những người Nùng sinh sống bao đời nay ở làng Phja Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) không nhớ nghề làm hương truyền thống của quê mình có từ bao giờ. Họ bền bỉ kế tục từ đời cha ông, giữ nghề và tiếp tục truyền dạy con cháu.

Kết tinh của thiên nhiên

Làng Phja Thắp nằm trong thung lũng rộng lớn, một bên là núi cao, một bên là đường lớn để đi lên biên giới Cao Bằng. Vừa tỉ mỉ chuốt từng cây hương, anh Hoàng Văn Lập, trưởng thôn Phja Thắp vừa nhận xét, “để làm ra một thẻ hương nhiều công đoạn lắm”. Đầu tiên là chuẩn bị bột làm hương, mọi người phải lên rừng hái lá bơ hắt, mọc tự nhiên bên những vách đá về, phơi khô rồi tán bột mịn như bột gạo. Hoàn toàn không dùng hóa chất, lá bơ hắt đóng vai trò như chất keo kết dính tự nhiên giữa các loại bột với que hương. Sau đó bột trộn thêm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung, cây mạy khảo… để tạo mùi. 

Phụ nữ làng Phja Thắp làm hương . Ảnh: Bảo Lâm 

Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê

Cùng với nhà dài, ghế k’pan và dàn chiêng đồng, trống cái da trâu (trống h’gơr) là những di sản quý báu, biểu tượng của các giá trị văn hóa tiêu biểu của người Ê Đê. 

Độc đáo chiếc trống da trâu


Trống h’gơr là loại trống được chế tác, diễn tấu hết sức độc đáo của người Ê Đê. Trống được khoét từ thân cây gỗ nguyên khối (thường là gỗ sao, lim) với đường kính từ 70 cm đến 1,5 m. Sau đó, nghệ nhân phải dùng lửa hơ đốt bên trong lòng trống để tạo thành tang trống mà phần giữa thân tang trống phình to nhất, 2 đầu nhỏ lại, trong đó một đầu lớn hơn.

Mặt trống được bưng bằng da trâu, mà phải nguyên da của cả con và còn nguyên lông (sau khi hoàn thành trống mới cạo lông trên 2 mặt trống) và dùng hệ thống dây néo để bưng vào tang trống. Một phía đầu tang trống bao giờ cũng to hơn, sử dụng chủ yếu khi diễn tấu - mặt cái, bưng bằng da trâu cái. Đầu phía còn lại nhỏ hơn - là mặt đực, bưng bằng da trâu đực. Da trâu được thuộc thủ công bằng muối, nước vôi, nước lá cây và vỏ cây rừng ngâm, sau đó phơi nắng. Da trâu được cố định giữ trên tang trống bằng hệ thống đinh làm từ gốc tre gi vót nhọn. Da trâu phủ mỗi mặt trống xuống một nửa tang trống, giữa chừa 2 - 3cm đúng vào vị trí đã được đục lỗ tạo móc sắt để treo. 

Trống h’gơr được đặt trang trọng trên ghế k’pan trong nhà dài của người Ê Đê tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Nón thúng quai thao

Nói đến trang phục đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam thời hiện đại không thể không nhắc đến chiếc Áo dài truyền thống. Thế nhưng ít ai biết rằng, trong suốt lịch sử mấy trăm năm về trước, trang phục “tôn vinh” và làm nên nét duyên của các "quý bà, quý cô" nước Việt, lại chính là những tấm áo mớ ba, mớ bảy cùng chiếc nón thúng quai thao. 

Nàng thơ của các “tao nhân, mặc khách” 


Chiếc nón quai thao đi kèm với bộ áo mớ ba, mớ bảy, mà màu hoa đào, màu hoa hiên, màu xanh thiên lý hay màu vàng chanh của những lớp áo trong được phủ ra ngoài bằng chiếc áo the đen mỏng dính, cài bên cạnh sườn bằng chiếc cúc đồng nhỏ xíu từ nách lên cổ thì lật chéo sang bên, hở he hé những màu sắc bên trong. Cái lối ăn mặc nửa kín nửa hở này khiến cho các “tao nhân, mặc khách” (người giỏi sáng tác hoặc thưởng thức văn chương) nam nhi thật sự xao xuyến bồi hồi, nhưng trang phục độc đáo ấy vẫn đượm vẻ nền nã, kín đáo, mang đậm sắc thái của người phụ nữ Việt Nam. Phía dưới, các quý bà, quý cô thường mặc váy lưỡi trai bảy bức bằng lĩnh hay sồi đen buông chấm gót, làm nền cho những dải thắt lưng cánh sen hay mỡ gà thắt nút so le rủ xuống, đong đưa mỗi khi cơn gió thoảng qua. 

Phụ nữ Việt làm duyên bên nón ba tầm. 

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp

Lễ giỗ lần thứ 88 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc năm nay được tổ chức theo quy mô cấp Tỉnh, diễn ra trong ba ngày từ 12-14/12.

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13/12/1977, là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

19 thg 12, 2017

Học làm giấy dó ở Hòa Bình

Nghề làm giấy dó ở Hòa Bình đã có từ rất lâu. Theo bà con dân tộc Mường kể lại đây là nghề cha truyền con nối. Xưa kia, giấy dó ở đây làm ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Hiện nay, du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình là một trải nghiệm hoàn toàn mới giúp du khách hiểu rõ hơn về nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây. 

Vào năm 2013, bắt nguồn từ tình yêu với giấy dó, sự tâm huyết đối với việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc cùng với thực trạng đáng buồn khi mà nghề làm giấy dó đang dần mai một do không có thị trường cho sản phẩm giấy dó thủ công đã thôi thúc chị Trần Hồng Nhung và nhóm cộng tác viên khởi dựng dự án Zó Project với mong muốn bảo tồn và phát triển làng nghề giấy thủ công truyền thống của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Trong Zó Project, việc cho mọi người tận mắt khám phá phương pháp làm giấy dó thủ công là một yếu tốt rất quan trọng để phát triển làng nghề bền vững. Ngay từ khi thành lập, Zó Project đã cho mở những hành trình du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình (Chủ nhật hàng tuần) và thu hút rất đông du khách tới tham gia.

Cây Dướng nguyên liệu làm ra giấy dó của người Mường.

Thủ phủ cà phê Trung Trung bộ

Với sự hỗ trợ từ phía dự án của Viện Mekong trong việc phát triển từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cà phê, vùng đất đầy nắng gió Quảng Trị đã hình thành một thủ phủ cà phê của vùng Trung Trung bộ Việt Nam. 

Đổi thay miền sơn cước


Viện Mekong là một tổ chức liên chính phủ được thành lập bởi 6 nước thành viên của Tiểu vùng Mekong mở rộng gồm Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Chúng tôi tới huyện miền núi Hướng Hóa nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, nơi mà chỉ 30 năm về trước, được xem là rừng thiêng nước độc, cuộc sống đồng bào phụ thuộc vào thâm canh lúa và khai thác rừng nên hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao.

Năm 1994, tỉnh có chủ trương đưa dân vào khai hoang trồng cây công nghiệp. Những bản mới, thị tứ được hình thành bên triền đồi bạt ngàn cà phê.

Trải nghiệm không gian Villa Song Saigon

Tp. Hồ Chí Minh nằm bên dòng sông Sài Gòn hiền hòa, uốn lượn, êm đềm chảy giữa nhịp sống hiện đại. Bên dòng sông in bóng phồn hoa ấy, vẫn có một góc yên bình để du khách tận hưởng những giây phút thư thái, đó là không gian nghỉ dưỡng lý tưởng của Villa Song Saigon ở phường Thảo Điền, quận 2. 

Quận 2 là một hướng phát triển trọng điểm trong quy hoạch đô thị theo định hướng đa tâm của Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, rất nhiều khu đô thị mới hiện đại, sầm uất mọc lên như khu đô thị Thủ Thiêm, khu dân cư Sala… Tuy vậy, ẩn sau đó như khoảng lặng của một cung đàn, vẻ nên thơ của “dòng sông mẹ” vẫn còn đó với những hàng dừa xào xạc thoảng qua từng làn gió mát bên sông, làm tiền cảnh cho những khu nghỉ dưỡng yên bình.

Villa Song Saigon là không gian nghỉ dưỡng với thiết kế biệt thự theo lối kiến trúc boutique nhìn ra sông Sài Gòn, gợi khung cảnh quê hương sông nước Nam Bộ. Khách nghỉ dưỡng tại Villa Song Saigon chủ yếu là du khách quốc tế muốn được tận hưởng cảm giác quê mùa ngay trong nhịp sống đô thị Sài thành.

Vẻ đẹp của Villa Song Saigon khi mặt trời đã lặn. Ảnh: Tư liệu

18 thg 12, 2017

Thông Tây Hội - Ngôi đình cổ nhất phương Nam

Từ thuở những người dân đầu tiên đến vùng Sài Gòn - Gia Định mở đất hơn 3 thế kỷ qua, ngôi đình cổ Thông Tây Hội đã hình thành và đến hôm nay, đây vẫn là nơi duy trì nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc bên cạnh những giá trị nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo. 

Đình thần Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Sài thành mà cả vùng đất phương Nam. Ông Nguyễn Văn Tý, Trưởng Ban Quản lý Di tích Đình thần Thông Tây Hội cho biết, ngôi đình được những người di dân có quê gốc Nghệ An dựng lên từ năm 1679. Ban đầu chỉ dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, ngôi đình vẫn tồn tại sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa và chính thức được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia năm 1998.

Chuyện lạ về cây đại cổ thụ hơn 400 năm tuổi tại thành phố cảng Hải Phòng

Cây đại cổ thụ trên 400 năm tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam. 

Cây đại có tuổi đời hơn 400 năm được xem là một trong những “báu vật” tại miếu cổ An Đà (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) - một trong những ngôi miếu có dáng vẻ cổ xưa, uy nghi, độc đáo tại thành phố cảng. 

Bà Phan Thị Bình, Ban quản lý di tích miếu An Đà cho biết: Đây là một trong số những cây đại hiếm hoi khó tìm ở Hải Phòng được công nhận là cây Di sản Việt Nam nhờ vẻ đẹp tự nhiên và tuổi đời lâu năm độc đáo.

Có những hội quán người Hoa ở Huế như ở Hội An!

Hội quán Quảng Đông ở Huế. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn 

Nằm phía Đông Nam Kinh Thành Huế, con đường Chi Lăng thuộc khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều hội quán người Hoa.

Đến với nơi đây cũng sẽ giống như đến với phố cổ Hội An ở Quảng Nam, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.

17 thg 12, 2017

Về Bắc Ninh nghe hát quan họ trên hồ

Ở đâu có quan họ là ở đó tình làng nghĩa xóm còn thắm thiết, tình yêu quê hương đất nước còn tươi đẹp và cao cả theo như tinh thần của di sản. 

Hát quan họ trên hồ ở Bắc Ninh thu hút người nghe. -Ảnh: Phạm Thành Long 

Bước vào mùa thu tỉnh Bắc Ninh bắt đầu tổ chức hát quan họ định kỳ trên hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, trung tâm TP Bắc Ninh.

Cùng với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác ở quanh khu vực này, quan họ đang góp phần phát triển du lịch cho địa phương.

Đường lên dốc đá...

Mỗi lần về Phan Thiết là tôi lại nhớ câu chuyện của thi sĩ Hàn Mặc Tử với nữ sĩ Mộng Cầm. Và từ đây, tôi thấy có một cái gì đó thiêu thiếu ở nhiều danh thắng, di tích... 

Lầu Ông Hoàng đó... - Ảnh tư liệu 

Trước đây tôi đã hoài niệm và viết câu chuyện về những đĩa kem flan nên thơ của gia đình bà Mộng Cầm: “Lớp mười, trong căn gác trọ, người thuê cũ bỏ lại một tập tài liệu hướng dẫn du lịch tên “Phan Thiết - biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.

Hố trâu đầm giữa cánh đồng

Một bầy trâu nằm trong vũng nước giữa cánh đồng trơ gốc rạ mục ruỗng. Quê tôi gọi là hố trâu đầm. Chữ “đầm” mới thật hay, gần như là đắm mình, gần như là đằm đẹ yên tĩnh. 


Vãn vụ lúa, thỉnh thoảng đi qua một cánh đồng trơ gốc rạ mục ruỗng, chợt vui khi gặp cảnh một bầy trâu nằm trong vũng nước.

Vui vì giữa cánh đồng tưởng đang thiếu sức sống ấy vẫn có những quẫy động, dù rất nhẹ như cái ve vẩy đuôi khoái chí.

Viếng Nam Cao, thăm nhà Bá Kiến ở làng Vũ Đại ngày nay

Chúng tôi tìm về thăm làng Vũ Đại, chẳng phải vì tiếng tăm của món cá kho đang nổi tiếng không chỉ trong nước, mà từ mơ ước thuở là học sinh: đến với quê hương Nam Cao và những nhân vật trong tác phẩm của ông. 

Cá kho làng Vũ Đại là đặc sản đi khắp mọi miền đất nước - Ảnh: NGON THẾ 

Từ TP Phủ Lý, tỉnh lỵ của Hà Nam, theo quốc lộ 21 mới rẽ vào quốc lộ 38B về huyện Lý Nhân chưa tới 40 km. Con đường đẹp uốn lượn qua những làng quê thanh bình, mướt mát những màu xanh. Dòng Châu Giang thấp thoáng qua những vườn chuối, vườn dâu... như ùa về đây cả không gian làng Vũ Đại sống động qua Chí Phèo, Lão Hạc, Trăng sáng, Sống mòn... ngày nào.

14 thg 12, 2017

Hội quán Ôn Lăng

Với kiến trúc độc đáo và lịch sử gần 300 năm, hội quán Ôn Lăng là địa điểm tham quan thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế.

Tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, quận 5, TP HCM, hội quán Ôn Lăng là một công trình tâm linh có lịch sử lâu đời của người Việt gốc Hoa vùng đất Chợ Lớn

Hội quán Nghĩa An

Hội quán Nghĩa An là một công trình có giá trị nổi bật về kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh của vùng đất Chợ Lớn cách đây hơn một thế kỷ.

Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An là hội quán cổ có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của người Hoa ở vùng đất Chợ Lớn xưa.

Đắm mình trong thế giới chim muông hoang dã Tam Nông

Một ngày ở rừng tràm Tam Nông tuy ngắn ngủi nhưng tôi đã mua được sự kiên trì, lòng thương cảm và biết bao cảm xúc khi đắm mình trong thế giới chim muông hoang dã Nam Bộ, mà trước đó dù có mơ cũng không thể thấy.

Cảnh điên điển "rút ruột nuôi con" 

Vườn quốc gia Tam Nông (Đồng Tháp) chẳng phải là chỗ lạ. Nhưng, vào được vùng lõi của vườn để ngắm chim là một chuyện hoàn toàn khác, mà các anh kiểm lâm ở đây cũng bảo rằng với khách, điều đó đếm trên đầu ngón tay! Và tôi có được diễm phúc đó...

30 thg 11, 2017

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Mực rim me, cá mai rim đường, ghẹ sữa rang giòn cùng nhiều loại khô khác được bày bán trong chợ lớn nhất Khánh Hòa. 

Xây dựng từ năm 1908, chợ Đầm là trung tâm giao thương cổ nhất của thành phố biển Nha Trang. Đang trong thời gian sửa chữa và xây mới, khu vực kinh doanh khô của ngôi chợ này vẫn tấp nập khách mỗi ngày. 

Thơm ngon ba khía Thạnh Phong

Ảnh: Tô Phục Hưng

Ba khía Thạnh Phong nổi tiếng về mùi vị thơm ngon, đậm đà, thịt săn chắc. Sở dĩ có được hương vị đặc trưng độc đáo là do chúng chỉ ăn những trái mắm rụng, loại cây trái mọc rất nhiều tại biển Thạnh Phong.

Ba khía nguyên liệu phải được bắt sống để tránh trường hợp bị chết do người bắt sử dụng bả thuốc trừ sâu, rất nguy hiểm cho người dùng. Sau đó rửa thật sạch, rồi bỏ ba khía vào nước muối có độ mặn nhất định. Muối lạt thì thịt ba khía sẽ mau bị bủng, nếu mặn thì thịt sẽ cứng và làm mất mùi thơm. 

Đến miền Tây ăn ngay lá cách

Lá cách có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra những món độc đáo, khó quên. Ảnh: Ngọc Lương

Trời Sài Gòn mấy tuần nay như 'trở mình', nắng đó rồi lại mưa, khiến những người xa quê như tôi nhớ da diết cái vị đăng đắng của lá cách ăn kèm bánh xèo...

Chỉ đơn thuần là một loại rau dại mọc ven sông hay trong vườn cây, lá cách mang những nét riêng không lẫn vào đâu được. Vị thơm ngon, thanh thanh mà đăng đắng, lại kết hợp được với nhiều món chính khác nhau, tạo nên hương vị rất đặc trưng của những món ăn miền Tây.

Độc, lạ bánh đúc tàu đất cảng

Quán bà Chuyền khi mở đến lúc đóng đều đông kín khách. Ảnh Lê Tân

Ẩm thực Hải Phòng rất phong phú và có nhiều món ăn độc, lạ mà nơi khác không có, trong đó có món bánh đúc tàu.

Gọi là bánh đúc tàu vì có xuất xứ từ người Trung Quốc và đã có ở Hải Phòng trên dưới 50 năm. Tại Hải Phòng có nhiều chỗ bán bánh đúc tàu như chợ Cố Đạo, khu vực chợ Lương Văn Can, chợ Máy Đá, trước cửa rạp Công Nhân (đều ở quận Ngô Quyền)... Tuy nhiên, nơi bán bánh đúc tàu nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất là sạp hàng ngồi trên vỉa hè trước của nhà 186 Hai Bà Trưng, quận Lê Chân.

Địa danh Rạch Ông - Quận 8

Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ). Các địa phương chí xưa dịch hai địa danh này ra chữ Hán: Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang. (Phong: con ong). Người Khơ-me gọi rạch Ong Lớn là Prê KimPon Khmum Thom, trong địa danh này có từ Khmum nghĩ là “con ong”.

Chợ Rạch Ông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngày nay, nhiều người gọi lầm viết sai thành rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ. Sau đó, người địa phương tạo hai địa danh mới và cũng đã viết sai: Cầu Rạch Ông, Chợ Rạch Ông thay vì cầu Rạch Ong (P1), chợ Rạch Ong (P2).

Thăm nơi cầu tự nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn

Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.

28 thg 11, 2017

Từ trên cao nhìn thác Bản Giốc

Những ai đến thăm thác Bản Giốc cách đây hơn 3 năm sẽ không có dịp đứng trên núi cao nhìn xuống thác. Nếu đến thăm Bản Giốc bây giờ mà... làm biếng lên núi thì cũng vậy. May mà tui tới đây vào giữa năm 2017 và không ngại leo núi cho nên có được may mắn này.


Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500 met, mà thác Bản Giốc chính là biên giới Việt - Trung (một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Trung quốc), do vậy đây là ngôi chùa nơi biên cương Tổ quốc.

Xanh mướt xứ dừa Cẩm Thanh

Với địa thế thuận lợi, nằm ngay cạnh Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới Cù lao Chàm, được coi là lá phổi xanh của Hội An, rừng dừa nước Cẩm Thanh là một địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách tới tham quan. 

Cách phố cổ Hội An chừng 3 km, rừng dừa nước Cẩm Thanh mênh mông bát ngát, giống như miền Tây sông nước của Nam Bộ thu nhỏ. Chỉ khác là ở miền Tây người ta đi thăm rừng dừa bằng xuồng ba lá, còn ở Cẩm Thanh lại đi bằng thúng chai. Cái cảm giác được ngồi thúng chai bềnh bồng len lỏi dưới tán dừa mát rượi và tận hưởng những thú vui thôn dã của miền sông nước khiến cho ai cũng thấy quyến luyến với nơi này.

Dân trong vùng kể rằng, rừng dừa nước này có từ cách đây hơn 200 năm. Giống dừa nước ở đây do cư dân vùng miền Tây Nam Bộ di cư đem theo ra trồng. Cây dừa miền Tây ra xứ biển miền Trung hợp đất, hợp nước cứ thế tự nhiên sinh sôi nảy nở thành rừng. Hồi đầu, rừng dừa chỉ rộng chừng 7 mẫu (tương đương 7ha) nên dân trong vùng thường hay gọi là rừng dừa bảy mẫu, còn nay rừng dừa đã phát triển lên đến hơn 100ha.

Ngư dân biểu diễn kỹ năng lái thuyền thúng phục vụ du khách tham quan làng dừa nước Cẩm Thanh. Ảnh: Tất Sơn