4 thg 6, 2023

Đa dạng các loại trang phục của người Quảng Ngãi

Trang phục là tiêu chí để phản ánh đời sống xã hội. Từ xưa, người Quảng Ngãi đã có quy định về việc sử dụng từng loại trang phục, như trang phục mặc trong lễ hội, tang ma, cưới hỏi, trang phục của quan lại hay của lớp người bình dân.

Trang phục của người xưa

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi chép: “Năm Bính Thân (1776), y phục bản quốc vốn có chế độ, dẹp yên cõi biên thì chính trị và phong tục phải nên thống nhất. Nếu có người mặc trang phục kiểu khách (người Tàu) thì nên đổi theo chế độ nước nhà. Đổi may y phục theo tục nước mà thông dụng vải lụa, quan chức mới được dùng, còn gấm vóc và các thứ hoa văn rồng, phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mở. Đàn ông có thể mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc đều được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hay vải đen, vải trắng”.

Trang phục áo dài, khăn đóng của người Quảng Ngãi ngày xưa. Ảnh: Võ Minh Tuấn

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử, nơi thờ tự linh thiêng, mà còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở làng Đại Định, xã Đại Đồng khởi dựng từ thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được con cháu xây dựng lại với 2 tòa bái đường và hậu cung. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhà thờ vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Hiện bên trái nhà thờ còn có nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Sửu và liệt sĩ Nguyễn Như Dần. Ảnh: Huy Thư

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…

Đồn điền xưa…

Những ngày trung tuần tháng Tư, khi những cơn gió Lào nóng bỏng bắt đầu thổi ràn rạt, chúng tôi đã có mặt tại vùng đất Thái Hòa - trung tâm hành chính, chính trị của mảnh đất Phủ Quỳ xưa, nay là thị xã sầm uất nằm bên bờ con sông Hiếu hiền hòa. Một hàng cây cổ thụ rợp bóng nằm trong lòng khối Tây Hồ 1 của phường Quang Tiến, một không gian rất tây, cổ kính và bình yên, nằm lọt thỏm giữa một phố thị đang vươn mình chuyển động mạnh mẽ. Mặc cho những ồn ào, náo nhiệt phía bên ngoài kia, hai hàng me cao vút với đường kính từ 70cm đến 1m được trồng ngay hàng, thẳng lối vươn mình bao trùm hết không gian của phố nhỏ.

Tiếp chuyện cùng chúng tôi là ông Mai Xuân Thịnh - 85 tuổi, nguyên là Bí thư Chi bộ khối Tây Hồ 1, người đã gắn bó gần như cả đời mình với hàng me tại khu vực này. Ông Thịnh là một người gốc Nam Định, đặt chân đến mảnh đất này đã được 60 năm, từ khi còn là chàng thanh niên vào xây dựng nông trường. Ông cũng là người biết khá rõ về hàng me, về những nét độc đáo mà hàng cây này mang lại cho cư dân nơi đây.

Hình ảnh đồn điền cà phê tại Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Ảnh: Coffeenewsvietnam

2 thg 6, 2023

Đại tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Hà Nội

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 40 km, chùa Khai Nguyên thuộc xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội (còn được gọi là chùa Tản Viên) là một ngôi chùa cổ có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý (nửa đầu thế kỉ XI). Tại đây, có đại tượng Phật mới được xây dựng theo quy mô lớn nhất Đông Nam Á từ trước đến nay với chiều cao lên tới 72 m.

Toàn cảnh khuôn viên chùa Khai Nguyên với pho đại tượng Phật A Di Đà cao 72 m. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Trải qua nhiều thế kỷ không có trụ trì chăm nom, ngôi chùa xuống cấp, phần lớn đất chùa được cắt cho nhân dân canh tác. Đến năm 1990, chùa Khai Nguyên xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích. Được sự đồng thuận của người dân và các cấp chính quyền, đến năm 2003, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã về trông nom và từ đó tu bổ, cải tạo, xây dựng lại chùa Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, cũng như tín đồ phật tử thập phương.

Các sắc phong ở đình Ngọc Án

Mới đây, có dịp về thăm đình Ngọc Án, ở phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi), chúng tôi mới hiểu hết những giá trị đặc biệt của các sắc phong được gìn giữ hàng thế kỷ tại đây.

Dấu xưa

Các bậc cao niên cho biết, đình Ngọc Án được xây dựng vào thời Lê Trung hưng, bên cạnh bờ nam sông Trà Khúc, giữa hai làng Ngọc Án và Đức Yên. Đến năm Thành Thái nguyên niên (1889), ngôi đình bị sạt lở và được xây mới bằng gỗ với kiến trúc truyền thống ba gian hai chái. Trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đình bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn một am thờ nhỏ. Từ trên nền ngôi đình cũ, năm 1954, người dân trong làng đã góp công, góp của dựng nên một nghĩa từ nhưng vẫn mang tên ngôi đình cổ xưa: Đình Ngọc Án.

Sắc phong ở đình Ngọc Án. ẢNH: TẠ HÀ

Mát lòng tô canh rong mứt

Ở những làng chài không thiếu những gành đá hiểm trở chạy dọc mé biển. Đây là nơi sinh sản của khá nhiều loài rong. Trong đó, chiếm phần lớn là rong mứt - loại rong làm nguyên liệu chính cho những bát canh ngọt mát những ngày hè.

Canh rong mứt nấu với trứng. ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN

Hồi nhỏ, những ngày nghỉ học, anh chị tôi thường theo mẹ đi ra gành nạo rong mứt. Tôi đòi đi theo nhưng mẹ không cho: “Đá trơn lắm, rất dễ ngã. Con ở nhà”. Khai thác rong mứt không hề dễ. Người đi nạo rong phải rành “kỹ thuật” đi trên đá, chân quen bám đá, giữ thăng bằng tốt trên những phiến đá không bằng phẳng. Một chút sơ sẩy có khi ngã chỏng vó bởi mặt đá trơn nhẵn và ẩm ướt. Nhiều khi người nạo rong phải dang nắng, chịu sóng, chịu gió mới có được vài kí lô gam rong. Có khi đang nạo rong bị sóng “đánh úp”, người thì ướt loi ngoi lóp ngóp, chỗ rong vừa nạo cũng văng đi đằng nào. Gian nan vậy nên làng biển quê tôi có câu: “Muốn ăn rong mứt nấu canh/ Mời anh chín thác mười gành với em”.