20 thg 3, 2023

Độc đáo giàn hoa giấy 'khủng' đỏ rực phủ cả căn nhà bên bờ sông Cà Ty

Giàn hoa giấy rực rỡ bao trùm lên cả căn nhà bên dòng Cà Ty của TP.Phan Thiết (Bình Thuận), thu hút sự chú ý của du khách, đốn tim nhiều bạn trẻ những ngày gần đây.

Những ngày này, giàn hoa giấy nhà ông Hai Chương nở rộ. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa khô, hoa giấy lại nở hoa.

Giàn hoa giấy nhà ông Hai Chương nằm ở cuối đường Phạm Văn Đồng, sát bờ sông Cà Ty và ngay trước cổng giáo đường Đông Hải, thuộc phường Hưng Long, TP.Phan Thiết.

Hoa giấy được trồng phổ biến ở các vùng đất ven biển khô cằn, nắng gió. Càng nắng, hoa càng nở rộ và có màu sắc rực rỡ. Loài cây bình dị này, khi được trồng liên tiếp nhau thành hàng sẽ tạo nên lớp lớp hoa chen kín đẹp mắt. Ảnh: QUẾ HÀ

Nhạc sư Lê Văn Tiếng - Trọn đời vì đờn ca tài tử

Long An được xem là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, nơi đức hậu tổ Nguyễn Quang Đại từng lưu lại, truyền dạy, góp phần hình thành, phát triển bộ môn nghệ thuật này. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh ra nhiều nghệ nhân, nhạc sư tài hoa, có đóng góp quan trọng cho việc lan tỏa nghệ thuật ĐCTT. Trong đó, phải kể đến nghệ nhân Lê Văn Tiếng - một trong hai tác giả của quyển Cầm ca tân điệu, vốn được xem là sách "gối đầu giường" của các thế hệ nghệ nhân, tài tử tỉnh nhà.

“Dấu mốc” cầm ca tân điệu

Cầm ca tân điệu vốn được xem là tác phẩm mang tính lịch sử, cột mốc trong việc truyền dạy ĐCTT Nam bộ. Sách có 60 bài bản tài tử, với 20 bản tổ được sắp xếp thành hơi điệu rành mạch theo hệ thống bắc, hạ, nam, oán, cùng 40 bài bản khác được phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu của âm nhạc sân khấu cải lương. Mỗi bài bản đều có phần chữ nhạc do Lê Văn Tiếng phụ trách và phần lời ca do Trần Phong Sắc biên soạn. Bài bản được in song song, ăn khớp chữ nhạc với lời ca, rất dễ đọc với những ai theo đuổi ĐCTT.

Nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Võ Trường Kỳ nhận định: “Từ đó (thời điểm Cầm ca tân điệu ra đời - PV) về sau, việc truyền dạy ĐCTT không bị tam sao thất bổn, phát triển rộng mạnh khắp các vùng, miền trong cả nước. Cầm ca tân điệu có thể xem là dấu mốc quan trọng định hình phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc vừa đậm nét dân gian, vừa mang tính hàn lâm bác học”.

Quyển Cầm ca tân điệu

Tình đất, tình người ở Đá Biên

Hơn 30 năm nay, từ khi khu vực thờ phụng các liệt sĩ Trung đoàn 207 (ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) còn là miếu nhỏ, lợp lá đơn sơ, mỗi ngày, ông Nguyễn Văn Tờ đều đến thắp nhang, như một phần việc không thể thiếu.

1. Nhà ông Tờ nằm heo hút bên bờ kênh Bắc Bỏ, cạnh Khu tưởng niệm Liệt sĩ Trung đoàn 207. Ông Tờ kể, hơn 30 năm trước, sau khi rời quân ngũ, ông đưa gia đình đến đây để khai khẩn đất hoang. Khu vực kênh Bắc Bỏ, ấp Đá Biên, trước đây không một bóng người, trên bờ là rừng tràm, cỏ dại um tùm, không có lối đi, dưới kênh ngập đầy bèo, lục bình, muốn vào được chỉ có thể đi bằng xuồng. Đường đi khó khăn, vất vả nên có khi phải mất nửa ngày mới tới được khu vực có dân cư.

Khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 207

Hành trình 26 năm giải mã chiếc đàn sừng hươu cổ 2.000 năm tuổi

Chiếc đàn sừng hươu một dây có niên đại 2.000 năm tuổi, thuộc nền văn hóa Óc Eo được phát hiện năm 1997 tại di chỉ Gò Ô Chùa (xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) hiện được Bảo tàng - Thư viện tỉnh bảo quản. Phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh - Vương Thu Hồng về chiếc đàn trên.

- PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ với độc giả về hoàn cảnh phát hiện hiện vật đặc biệt này?

Nhà nghiên cứu Vương Thu Hồng: Di tích Gò Ô Chùa được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 15/9/2009. Địa điểm này thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. Đây là di tích khảo cổ học (di chỉ - mộ táng) có quy mô lớn, tầng văn hóa dày và nhiều hiện vật.

Năm 1986, di chỉ được cán bộ Bảo tàng Long An (nay là Bảo tàng - Thư viện tỉnh) phát hiện. Từ năm 1997-2008, tỉnh triển khai 5 mùa khai quật. Thành tựu hợp tác - nghiên cứu, khai quật giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã ghi nhận rằng đây là một ngôi làng cổ, di chỉ xưởng sản xuất gốm. Đồng thời, đây cũng là một khu nghĩa trang quy mô lớn với nhiều di cốt người, động vật tùy táng cùng nhiều loại hình công cụ phong phú. Khu di chỉ này thể hiện những nghề thủ công đặc sắc trong giai đoạn người cổ Gò Ô Chùa bước những bước chân đầu tiên từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ văn minh Óc Eo.

'Cụ' da khắc ghi ký ức làng An Thạnh

Anh Đỗ Văn Nghĩa là nghệ nhân chơi kiểng và sở hữu một vườn bonsai mai vàng ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Anh vừa thông tin cho Hội Sinh vật cảnh tỉnh rằng ở ấp 2, xã An Thạnh, có một cây da (cây đa) cổ thụ đã sống qua hàng thế kỷ. Thế là, chúng tôi đi theo anh để tìm hiểu.

Xe dừng bên gốc “cụ” da có bộ rễ xù xì, tua tủa từ trên cao buông xuống bám khít vào gốc cây mẹ phô dáng “kỳ, cổ, quái” đầy vẻ uy nghi. Dưới chân cổ thụ là những lư nhang, am thờ; cạnh đó là một ngôi cổ miếu loang lổ màu rêu xám xỉn.

Anh Đỗ Văn Nghĩa đo phần gốc cách mặt đất 1,4m và trừ các rễ phụ tách rời khỏi thân cây, còn lại chu vi là 10 m

19 thg 3, 2023

Tháp chuông ở nhà thiếu nhi

Hồi đó lâu rồi, trong một dịp làm anh khách lạ đi lên đi xuống ở đường phố Pleiku, tui thấy thấp thoáng phía xa nhô lên một tháp chuông. Có tháp chuông thì tất nhiên là có nhà thờ chớ còn gì nữa. Vốn thích tìm hiểu về các kiến trúc chùa, nhà thờ, tui rảo bước về hướng đó để chụp vài tấm hình. Tới nơi, tui mới ngạc nhiên kêu lên: Ủa, hổng phải nhà thờ! Đó là nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai.


Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, năm 2012

Tui ngạc nhiên lắm, nhưng rồi cũng quên đi, chỉ thắc mắc thầm: Tay kiến trúc sư nào có ý tưởng lạ đời quá, không biết xây cái tháp cao như vậy trong khuôn viên nhà thiếu nhi để làm gì!