4 thg 2, 2023

Lễ tế thánh tổ nghề rèn Trung Lương

Lễ tế là dịp để Nhân dân, người làm nghề rèn phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) tưởng nhớ đức thánh tổ nghề rèn, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa.

Sáng 28/1, tại quần thể di tích văn hóa Tiên Sơn, UBND phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) tổ chức lễ tế đức thánh tổ nghề rèn.

3 thg 2, 2023

Đặc sản chua chát 'rẻ như cho' ở Tây Bắc, đi máy bay vào Nam đội giá vài chục lần

Từ món ăn dân dã của người Thái ở vùng Tây Bắc, nhót xanh cuốn bắp cải chấm chẳm chéo giờ trở thành đặc sản có mặt ở nhiều nơi, hấp dẫn du khách thập phương thưởng thức.

Những ngày gần đây, nhiều cư dân mạng khắp cả nước rần rần chia sẻ video, hình ảnh về một món ăn dân dã có xuất xứ từ vùng đất Tây Bắc. Đó chính là món bắp cải cuốn nhót xanh chấm chẳm chéo.

Được biết, nhót xanh cuốn bắp cải chấm kèm chẳm chéo là món ăn dân dã của bà con dân tộc Thái sống ở Điện Biên, Sơn La,... Vào độ tháng 2, tháng 3 dương lịch, đúng mùa nhót xanh nở rộ, người địa phương lại thu hoạch quả này, đem chế biến thành các món ăn thanh mát, giải nhiệt. Bởi lẽ đó mà món ăn từ nhót xanh này cũng thường xuất hiện vào dịp sau Tết và dần trở thành đặc sản “hút” khách gần xa.

Chẳng phải “sơn hào hải vị”, món nhót xanh cuốn bắp cải chấm chẳm chéo đầy dân dã của vùng đất Tây Bắc vẫn hút khách thập phương (Ảnh: @allabt.candice)

Đặc sản ám khói vùng Tây Bắc, giá nửa triệu một cân vẫn cháy hàng dịp Tết

Gần Tết, loạt đặc sản Tây Bắc như thịt treo gác bếp, lạp sườn hun khói,… vẫn “cháy hàng” dù giá thành lên tới nửa triệu đồng mỗi cân, được nhiều du khách đặt mua về làm quà hoặc nhâm nhi thưởng thức trong năm mới.

Ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai,… lạp sườn hun khói là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình nơi đây.

Tuy được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản với phần vỏ làm từ lòng non và phần nhân gồm thịt lợn, gia vị kèm theo, song món ăn này đòi hỏi quá trình thực hiện tỉ mỉ, kỳ công.

Từ những nguyên liệu dân dã và các loại gia vị đặc trưng của vùng núi cao như hạt mắc khén, hạt dổi,… người dân địa phương thể hiện sự khéo léo, tài hoa khi canh lửa, hun khói sao cho món lạp sườn vừa đẹp, vừa ngon (Ảnh: Bùi Hoài).

Đặc sản lạ giá bạc triệu ở Tây Bắc, khách sợ 'xanh mặt' vẫn tìm mua

Dù vẻ ngoài của sâu chít khiến nhiều người dè chừng, e ngại nhưng đây lại là món đặc sản đắt đỏ, “hiếm có khó tìm” của vùng đất Tây Bắc. Lúc cao điểm, sâu chít được bán với giá vài triệu đồng mỗi cân vẫn hút khách tìm mua.

Sâu chít là loại ấu trùng có màu trắng sữa, thường được tìm thấy trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên,… Thời điểm thu hoạch sâu chít là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, cách phân biệt những cây chít có sâu là thân cây còi cọc, có đoạn phình to và không ra hoa. Khi đó, người ta sẽ thu hoạch cây chít mang về nhà, tách đôi phần thân ra để lấy những con sâu nằm gọn bên trong.

Món chả ướp đá giòn sần sật lạ miệng, ngon nổi tiếng ở miền Tây

Nguyên liệu và cách làm món chả này khá giống giò thủ, giò lụa ở miền Bắc và miền Trung nhưng thường được bảo quản lạnh rồi đem biến tấu thành các món gỏi, món trộn giải ngấy, giải nhiệt, có thể thưởng thức quanh năm.

Giò chả là món ăn truyền thống, phổ biến với các gia đình Việt khắp 3 miền, đặc biệt không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày lễ, Tết. Tùy từng địa phương mà người ta có cách chế biến giò chả khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng.

Ở miền Tây có một món chả không kém phần nổi tiếng, đó là chả lạnh da heo. Món ăn tên lạ nhưng khá giống giò thủ, giò bì của người miền Bắc, đều gồm nguyên liệu chính là thịt heo và da heo, cũng gói trong lớp lá chuối rồi cuộn thành hình trụ.

Tuy nhiên, món chả lạnh da heo lại có cách chế biến và bảo quản đặc biệt hơn, thường được thái thành lát mỏng để làm các món gỏi, món trộn “giải ngấy” với hương vị hấp dẫn.

2 thg 2, 2023

Chuông chùa Rối của Hà Tĩnh được công nhận là bảo vật quốc gia

Theo Quyết định số 41/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành hôm nay (30/1), chuông chùa Rối của Hà Tĩnh cùng 26 hiện vật, nhóm hiện vật khác đã được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).

Chuông chùa Rối được phát hiện năm 1989, tại chùa Rối, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên; đúc bằng đồng từ thời Trần (Thế kỷ XIV), là hiện vật quý hiếm đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Chuông chùa Rối đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.