17 thg 1, 2022

Hang Đức Mẹ trong rừng rậm Côn Đảo

Để lên tới hang Đức Mẹ nằm ẩn trong rừng, du khách cần băng qua rừng nguyên sinh và những bậc đá.

Ẩn trong vườn quốc gia Côn Đảo, hang Đức Mẹ là nơi được thực dân Pháp tìm thấy và đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đảo vào thế kỷ 19. Trước kia, đây là nơi mà các ngư dân theo Công giáo cầu nguyện mỗi lần ra khơi.

Hang Đức Mẹ ẩn trong rừng rậm tại Côn Đảo. Ảnh: Nguyễn Khải Trung

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở quê nhà

Lăng mộ của danh tướng mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở nơi phong cảnh hữu tình với lưng tựa núi An Mã, mặt hướng sông Kiến Giang.


Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Khuôn viên lăng theo hình chữ nhật với lưng hướng về phía tây tựa vào núi An Mã, mặt hướng đông có sông Kiến Giang.

15 thg 1, 2022

Gỏi cồi sò điệp

Không chỉ béo như hàu, giòn dai như ốc giác, cồi sò điệp còn có vị ngọt thanh khiến thực khách đã nếm qua một lần là nhớ mãi. Hương vị của cồi sò điệp được nâng lên một tầm cao mới khi chế biến thành món gỏi.

Cồi sò điệp rất giòn, ngọt thanh và chế biến món gì cũng ngon nên được dân biển rất ưa chuộng. Vì thế, các món ăn chế biến từ cồi sò điệp lần lượt ra đời với đủ hương vị cùng cách chế biến thật phong phú từ nướng đến xào, nấu cháo, súp…. Nhưng ưa dùng nhất có lẽ là món cồi sò điệp nướng chao, món ăn này được xem như là một món ăn đặc sản của các vùng biển.

Bí quyết khi chế biến các món ngon từ hải sản là phải chọn cho bằng được nguyên liệu tươi sống. Sự tươi mới của nguyên liệu chiếm năm mươi phần trăm thành công chuyện món ăn đó có ngon hay không. Món gỏi cồi sò điệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nếu có điều kiện bạn nên chọn những con sò điệp có kích thước to và còn sống, sau đó dùng dao tách vỏ rồi chọn lấy phần ngon nhất là cồi để mang đi chế biến món ngon.

Chà bông cá chuồn muối

Chà bông cá chuồn muối là món ăn mà người dân vùng cao Trà Bồng thường thếch đãi khách phương xa. Đây là món ăn dân dã được làm từ những con cá chuồn muối mặn, loại cá mà hầu hết người dân xứ Quảng ngày trước tích trữ làm thức ăn vào những tháng mùa mưa.

Chậm rãi gắp những con cá chuồn muối ra khỏi chiếc lu sành, bà Hồ Thị Non, ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) hồ hởi kể, ngày trước, hầu hết các gia đình ở miền núi đều có một lu cá muối. Khi trời mưa dầm dề, cá mắm đắt đỏ, các gia đình chưng cá muối rồi ăn với cơm nóng. Sau này, nhiều người nghĩ ra cách nướng cá chuồn muối rồi giã nhỏ, rắc vào cơm ăn như muối mè, muối đậu phụng. Món ăn vừa ngon, vừa lạ miệng.

Từ những con cá chuồn muối mặn mòi, người dân miền núi Trà Bồng đã biến tấu nên món chà bông cá chuồn muối thơm ngon, lạ miệng. Ảnh: LAM AN

Truyền thống học hành, khoa cử ở làng Mỹ Khê

Làng Mỹ Khê xưa là thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) ngày nay. Đây là ngôi làng khá nổi tiếng về truyền thống học hành, khoa cử.

Mỹ Khê có hai làng, đó là Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây. Địa bạ Quảng Ngãi xác lập năm Gia Long thứ 12 (1813) cho thấy, Mỹ Khê Đông, Mỹ Khê Tây đều là xã thuộc Hà Bạc huyện Bình Sơn; đời vua Đồng Khánh là tên xã thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn; từ năm 1899, thuộc về huyện Sơn Tịnh khi huyện này tách lập. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hoạch định xã mới Tịnh Khê (Sơn Tịnh), thì chữ Khê cũng lấy từ tên gọi Mỹ Khê. Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây hình thành một thôn với tên gọi là Mỹ Lại.

Người làng Mỹ Khê xưa rất cần cù, nhẫn nại trong nghề nông, nhiều người mò cua bắt ốc trên sông Kinh, nhiều người đi buôn bán xa để mưu sinh. Gian khó rèn luyện đức tính của con người, kể trong các nghề sinh sống lẫn trong việc học hành.

Đường về thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

Ngọt ngào bánh thuẫn

Trong số các đặc sản ở Quảng Ngãi như kẹo gương, bánh thuẫn, đường phèn, đường phổi... thì bánh thuẫn bao giờ cũng chiếm “đầu bảng” vào dịp Tết đến Xuân về.

Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.

Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: “Tết sắp về!”. Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu “nghiệm thu” thì tôi mới thở phào.

Bánh thuẫn. Ảnh: Cao Duyên