24 thg 2, 2021

Đền Nghiêm - Nơi còn lưu giữ nhiều sắc phong quý

Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng Đền làng Nghiêm (còn gọi là Đền Nghiêm), xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương hiện còn lưu giữ 8 sắc phong quý có niên đại hàng trăm năm.

Đền là nơi thờ Thiên Uy Tôn Thần, Thôi Quan Tôn Thần và Hà Thanh Tôn Thần - là 3 vị quan họ Bùi.

Dưới thời Lê Trung Hưng dòng dõi Khai quốc công thần Bùi Bị đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương.

Tại đền đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Đêm 18-8-1945 đội tự vệ của huyện tập kết tại đây, tiến vào huyện đường Quảng Xương (lúc đó đóng tại làng Bùi) bắt tri huyện Lê Nguyên Kháng nộp vũ khí, ấn tín và hồ sơ đầu hàng cách mạng.

“Cá tính” vùng đất xứ Thanh trong cái nhìn địa - chính trị

Trong lịch sử Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa là một thực thể địa lý bao gồm hai tính chất đối nghịch: Vừa là vùng đất khép kín có cấu trúc tự trị khá hoàn chỉnh, đồng thời, lại là vùng đất nằm ở vị trí trung chuyển giữa các con đường. Trong đó, đường bộ thiên lý (đường ở đồng bằng ven biển), thượng đạo (đường trên miền núi) và đường thủy (đường biển và sông) đều có tầm quan trọng vừa cho vùng đất, lại vừa cho cả quốc gia. Chính vị trí địa – chính trị đặc thù ấy đã góp vào quy định địa – tâm lý, cá tính vùng miền xứ Thanh.

Xứ Thanh, ngoài tính khép kín do chỉnh thể địa lý mang lại còn nằm ở vị trí trung chuyển quan trọng trong sơ đồ địa lý quốc gia (ảnh: Minh họa).

Độc đáo tín ngưỡng thờ “hòn đá vía”

Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa nổi tiếng với những luật tục, lễ hội truyền thống độc đáo. Trong số đó, khi đến huyện miền núi Quan Sơn chúng ta có thể biết thêm tục thờ “hòn đá vía” gắn liền lễ hội Mường Xia.

"Hòn đá vía” được đặt tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, Quan Sơn.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở huyện miền núi Quan Sơn, Lễ hội Mường Xia rất quan trọng. Trong đó phong tục gửi “vía” nơi “hòn đá vía” mang đậm nét nhân văn trong phong tục cúng tế của đồng bào.

22 thg 2, 2021

Bánh chưng đen - món đặc sản để trai xứ Lạng... chọn vợ

Đầu xuân đến với vùng quê xứ Lạng ngoài đặc sản cải ngồng, vịt quay, măng ớt móc mật, bánh cuốn trứng, bánh mì nướng… mà không thưởng thức món bánh chưng đen đậm đà hương vị đặc trưng thì thật đáng tiếc.

Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn - Ảnh: Proguide

Không ngoa chút nào khi có thể nói rằng, bánh là kết tinh của sự khéo léo, công phu, tinh tế hàng đầu trong số các loại bánh ở Việt Nam.

Ngôi chùa xây trong hang đá Đồ Sơn

Chùa Hang với nhiều chứng tích liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta những năm trước Công Nguyên, thu hút khách chiêm bái đầu năm.

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.

Đồng hoa cánh bướm gây 'sốt' ở Hà Tĩnh

Đồng hoa cánh bướm ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, mỗi ngày thu hút hơn 300 lượt khách đến chụp hình check-in.


Giữa tháng 2 đến nay, đồng hoa cánh bướm rộng 1 ha nằm bên tỉnh lộ 16, đoạn xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà bắt đầu nở rộ, sắc hồng pha trắng rực rỡ cả một vùng.

Đồng hoa được anh Nguyễn Văn Lý (30 tuổi, trú thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) thuê đất của người dân địa phương, sau đó cải tạo, mua giống về trồng hồi tháng 11/2020. Từ mùng 1 Tết Tân Sửu đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 300 lượt khách đến đồng hoa tham quan, có hôm cao điểm là 400. "Sắp tới nếu có kinh phí tôi sẽ mở rộng thêm diện tích, trồng nhiều loài hoa khác để phục vụ du khách", anh Lý nói.