16 thg 12, 2019

Bí ẩn những lễ hội nhảy lửa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam

Lửa là yếu tố tâm linh, được thần hóa - đại diện cho lực lượng siêu nhiên trong tín ngưỡng nguyên thủy của nhiều cộng đồng dân tộc, tiêu biểu như người Dao, Pà Thẻn, Chăm... Những lễ hội gắn với lửa là nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, là mạch nguồn sức mạnh giúp cộng đồng gắn kết, lạc quan, yêu đời, vượt qua muôn vàn khó khăn.

Lửa thiêng trong đời sống tâm linh các dân tộc việt Nam


Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có tục thờ thần lửa với cách thức, hình thức, mức độ thể hiện khác nhau. Tục thờ thần bếp, thắp nhang (hương), thắp đèn, nến hay đốt mã trong nhiều nghi thức cúng hay trong các lễ hội của hầu hết các cộng đồng dân tộc Việt Nam là một trong những dấu hiệu rõ nhất, phổ biến nhất của tục thờ thần lửa. Cùng với nước, lửa là đại diện cho những vị thần được tôn kính, có sức mạnh phi thường và đem đến cuộc sống ấm no, sung túc, an lành. Mặt khác, lửa còn có ý nghĩa là nguồn năng lượng tốt, mạnh mẽ nhất ngăn các năng lượng xấu, xua đuổi tà ma và cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Lửa cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong quan niệm về ngũ hành. Tuy nhiên, dù lửa được thờ quanh năm ở nhiều dân tộc nhưng không phải dân tộc nào cũng có lễ cúng hay lễ hội dành riêng cho nó. 

Nhảy lửa của người Pà Thẻn. 

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

Đồng hồ Thái Dương ở Bạc Liêu

Đồng hồ đá hay còn gọi đồng hồ Thái Dương hơn 100 tuổi là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Chiếc đồng hồ này được kỹ sư Lưu Văn Lang xây tặng Bạc Liêu cách đây hơn 1 thế kỷ.

Đồng hồ Thái Dương còn được gọi là đồng hồ đá là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Nó được UBND Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Zing.

15 thg 12, 2019

Chùa Đèn cầy, có 3 ngôi chùa Đèn cầy

1. Chùa Đèn cầy ở Sóc Trăng

Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).

Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.


Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2002

Căn nhà làm từ 4.000 cây dừa trong 2 năm

Với khoảng 4.000 cây dừa có tuổi đời từ 80 - 100 năm, hơn 30 nghệ nhân và thợ làm gần 2 năm mới xong căn nhà dừa “độc nhất vô nhị” miền Tây. Chủ nhân là vợ chồng ông Dương Văn Thưởng (79 tuổi, ngụ Vĩnh Long).

Nhà dừa lung linh về đêm. ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP 

Căn nhà tọa lạc cù lao An Bình, thuộc xã Hòa Ninh, H.Long Hồ, Vĩnh Long, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 6 tỉ đồng. 

Ngôi nhà được xây toàn bằng gốm 5 tỉ đồng

Sau 30 năm gắn bó với nghề làm gốm đỏ, ông Nguyễn Văn Buôl (60 tuổi, ngụ P.5, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) quyết định xây dựng căn nhà toàn bộ bằng gốm với kinh phí gần 5 tỉ đồng.

Căn nhà được làm từ gốm với kinh phí gần 5 tỉ đồng. ẢNH: DUY TÂN 

Ông Buôl cho biết, từ năm 2009 ông đã lên ý tưởng xây dựng căn nhà hoàn toàn bằng gốm. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, ông đành ngậm ngùi tạm gác ý tưởng và đem vật liệu cất vào kho. Mãi đến tháng 4.2018, nhờ kinh doanh thuận lợi, kinh tế gia đình khấm khá, ông mua được miếng đất ưng ý và bắt đầu xây dựng nhà gốm trên diện tích 300 
m2.

12 thg 12, 2019

Từ dòng sông Sê San

Sê San - dòng sông hùng vĩ với nguồn nước dồi dào, lắm ghềnh thác. Dòng sông không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để phát triển hệ thống thủy điện mà còn chứa đựng trong lòng nó nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều loại cá quý hiếm, góp phần nâng cao đời sống người dân hai bên bờ sông. 

Là một trong các nhánh sông lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông, sông Sê San do 2 nhánh sông chính là Krông Pô Kô (phía hữu ngạn) và Đăk Bla (tả ngạn) hợp thành, rồi chảy theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam dãy Trường Sơn. Với tổng chiều dài gần 300km, diện tích lưu vực 11.450km2, Sê San là con sông có tiềm năng thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, sau sông Đà và sông Đồng Nai.

Với lợi thế và tiềm năng thủy điện phong phú, đến nay, lưu vực sông Sê San đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng 7 công trình thủy điện (gồm thủy điện Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và Thủy điện Thượng Kon Tum, với tổng công suất 1.831 MW). Hàng năm, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San cung cấp hàng tỷ KWh điện. Nguồn điện trên dòng Sê San đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng và cả nước.


Người dân làng chài đánh bắt cá trên lòng hồ Sê San 4. Ảnh: PN 

Mùa lá đỏ trong những vườn hồng gần Đà Lạt

Cách Đà Lạt hơn 10 km, những vườn hồng ăn quả chuyển màu lá đỏ rực lúc giao mùa mang lại khung cảnh như mùa thu châu Âu. 

Cuối năm, nhiều loài cây trên vùng cao nguyên Langbiang đến mùa thay lá. Một trong những điểm đến đang được yêu thích gần Đà Lạt là vườn hồng ở huyện Lạc Dương với sắc đỏ, vàng tạo nên khung cảnh như mùa thu xứ ôn đới. 

Thưởng thức ẩm thực Hậu Giang

Hậu Giang không chỉ nổi tiếng với những điểm du lịch sinh thái miệt vườn mà còn cuốn hút bởi món ăn đặc trưng. 

Tỉnh Hậu Giang cách TP HCM 240 km về phía Tây Nam và cách thành phố Cần Thơ 60 km theo quốc lộ 61. Nơi đây vẫn giữ nguyên nét hoang sơ, vẻ đẹp bình dị và nhiều món ăn dân dã, được nhiều du khách yêu thích.

Món cháo lòng Cái Tắc


Từ quốc lộ 61 đi thẳng xuống Cái Tắc, bạn sẽ thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc. Nồi cháo lòng được truyền từ hai đời ghi điểm nhờ tô cháo nóng thơm ăn kèm với rau đắng và bánh chéo quẩy. Món cháo lòng Cái Tắc hương vị độc đáo, nổi tiếng gần xa, một lần thử chắc bạn sẽ không quên. 

Tô cháo nóng Cái Tắc thơm ăn kèm với rau đắng và bánh chéo quẩy. Ảnh: Kim Nga. 

10 thg 12, 2019

Hai ngôi tháp cổ ở chùa Quốc Ân Kim Cang

Phật tử, du khách ngày nay có thể đến viếng thăm ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang - một ngôi chùa đã từng được khai sơn hơn 300 năm trước - tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tuy nhiên đó là ngôi chùa mới được xây dựng lại cách đây 10 năm trên nền chùa cũ, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ năm 1946. Di tích quan trọng nhất ở đây chính là ngôi tháp mộ của Tổ sư Nguyên Thiều, vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong.

Tháp mộ Tổ sư Nguyên Thiều

Xưa kia ngôi chùa này gọi là Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Đồng Nai, tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Ngày nay chùa thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo lời kể của trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Đức (là đệ tử của vị trụ trì Tổ đình Quốc Ân Kim Cang thời điểm 1946) và các bô lão ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại thì người dân nơi đây vẫn thường gọi đây là “Chùa Tháp” vì chùa này có ngôi tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang.

Chính nhờ ngôi tháp này mà sau nhiều năm quên lãng, người ta mới xác định lại được vị trí ngôi Tổ đình. Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Thông tin về 2 ngôi tháp cổ như sau (ghi lại theo bài viết của Pháp Tuệ, trên báo Giác Ngộ online ngày 14/11/2008):