25 thg 1, 2019

'Vũ điệu ra khơi' ở Hòn Yến mùa săn cá cơm ngần

Nhịp sống ngư dân ra khơi đánh bắt mùa cá cơm ngần trên vùng biển Hòn Yến, tỉnh Phú Yên được khắc họa sinh động qua bộ ảnh 'Vũ điệu ra khơi' của nhiếp ảnh gia 8X Trần Bảo Hòa.

Cảnh đánh bắt vào mùa cá cơm ngần tại Hòn Yến nhìn từ trên cao - Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên khoảng 20km về hướng đông bắc. Người dân địa phương gọi là Hòn Yến vì ngày xưa nơi đảo nhỏ này có rất nhiều chim yến về làm tổ.

Mãn nhãn trước vườn chim hàng nghìn con bên sông Hoàng Long

Chiều đến, hàng nghìn con chim đủ các loại đi kiếm ăn từ khắp nơi đổ về bãi cây ven sông Hoàng Long ở Ninh Bình trú ngụ. Hơn chục năm qua, mỗi ngày đàn chim đổ về đây sinh sống đông hơn, biến khu đất hoang thành vườn chim “khổng lồ” bên bãi sông. 

Chúng tôi đi dọc theo đê hữu sông Hoàng Long, đoạn qua xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình vào buổi chiều đông. Một khung cảnh nơi vùng quê bên sông hiện lên tĩnh lặng, thanh bình đến lạ thường với những bãi bồi ven sông dài hun hút, hàng cây xanh ngắt trải dài bên triền đê.

Một vườn chim hàng nghìn con hiện ra trước mắt với một màu trắng toát trên những ngọn cây cao vút nằm ngay sát bờ sông. Chiều muộn, hàng nghìn con chim, cò, vạc, với đủ các loại đổ về bãi bồi này trú ngụ. Đứng trên đê từ nhiều phía có thể phóng tầm mắt thỏa sức ngắm nhìn vườn chim đặc biệt này. 

Vườn chim hàng nghìn con bên sông Hoàng Long ở xã Gia Lạc, Gia Viễn, Ninh Bình. 

Đến núi Hàm Rồng săn mây luồn Sa Pa



Mây luồn là 'đặc sản' Sa Pa, Lào Cai vào những ngày nắng đẹp dường như thôi miên du khách tham quan. 

Đến với Sa Pa mùa này, du khách dễ gặp cảnh mây luồn, ray nắng (tia nắng xuyên qua mây luồn) - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Thị trấn Sa Pa cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 33km. Mây luồn vốn thường chỉ xuất hiện vào những nắng đẹp, trời quang đãng và trong những ngày xuân ấm áp. Có khi chúng chỉ xuất hiện vài giờ rồi tan dần theo ánh nắng mặt trời. Do đó, mây luồn được xem là "đặc sản" của Sa Pa.

'Bảo tàng' tự nhiên giữa vịnh Hạ Long

Một 'bảo tàng' bảo tồn động vật, thực vật quý hiếm giữa vịnh Hạ Long đang được gấp rút hoàn thiện, chuẩn bị hoạt động và đón khách vào cuối năm 2018. 

Một “bảo tàng” bảo tồn động, thực vật quý hiếm được xây dựng trên đảo Soi Sim để chuẩn bị đưa vào hoạt động, đón khách vào cuối năm 2018 - Ảnh: NAM TRẦN

Một doanh nghiệp tư nhân đầu tư không dưới 50 tỉ đồng cho "bảo tàng" độc đáo này.

Chiêm ngưỡng nhà làm bằng tre nhận giải thưởng kiến trúc của Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình làm bằng tre, lợp lá cọ đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt năm 2016. Công trình này hiện nằm tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

22 thg 1, 2019

Điều ít biết về nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Lớp thấp nhất là 15 di tích dưới chân núi như: khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc… 

Trong chuyến hành phương “Về miền đất Phật” 2018 mới đây, Đại đức Thích Quảng Hiếu cùng hơn 2000 phật tử chùa Tân Hải (Đan Phượng, Hà Nội) đã làm lễ dâng hương và chiêm bái Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Ngọa Vân thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Đây được coi là hoạt động nghi lễ lớn với sự tham gia của nhiều người mang ý nghĩa khép lại năm đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn tại Khu di tích Chùa – am Ngọa Vân.

Khung cảnh chùa Ngọa Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn cách đây 710 năm.