29 thg 11, 2018

Chùa Hội Linh - Một di tích lịch sử văn hóa Quốc gia

Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai năm Đinh Mùi – 1907, theo dòng Thiền Tông Lâm Tế. Chùa do một gia đình phật tử - ông Phạm Văn Bường (pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám (pháp danh Thông Ngọc) cúng dường đất cho Hòa thượng Thích Khánh Hưng, thế danh Quý Thanh Hương đứng ra trông coi xây cất. 


Chùa Hội Linh. 

Đất Phật – Chợ trời, cuộc hội ngộ chốn non Sài

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người làng Láng nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Đất Phật

Chùa Giáng xứ Thanh

Chùa Giáng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), xưa được liệt vào kỳ quan bậc nhất của xứ này. 

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Trần Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quân quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. 

Cổng chùa Giáng ở xứ Thanh.

Thăm thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Theo sử liệu và khảo cổ, gần đây các nhà nghiên cứu, các nhà sư và chính quyền các cấp xác minh rõ nguồn gốc và nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong rừng quốc gia Tam Đảo thuộc xã Đại Đồng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Nhân duyên hình thành Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức

Dòng thiền Trúc Lâm nước Việt bắt nguồn từ Tam Tổ mà tuôn chảy, mà thấm đượm vào đời từ 700 năm qua, cho đến bây giờ vẫn tuôn chảy, vẫn âm thầm nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hòa thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ, một thiền sư có chủng duyên sâu dày với dòng thiền nước Việt. Ngài đã nhiều năm trăn trở, nhiều năm tu tập và sau cùng Phật pháp không cô phụ người có đại chí, Hòa thượng đã thấu đạt nguồn tâm, đã tìm được lối đi cho mình và Tăng Ni tứ chúng. Từ đó dòng thiền nước Việt được hồi sinh sau một thời gian dài ngủ yên trong tịch lặng.

HT Thích Nhật Quang trình bày đồ án xây dựng TV Trúc Lâm Trí Đức

Chùa Tam Bảo - Ngôi sắc tứ tại đất Hà Tiên

Theo sách Mạc Thị Gia Phả, sau khi triều đình nhà Thanh được thành lập tại Trung Hoa, một vị quan trung thành với nhà Minh là Mạc Cửu đã rời bỏ quê hương trôi dạt xuống vùng Đông Nam Á. Năm 1695, ông thần Phục vua Chân Lạp và xin được đến làm ăn tại Mang Khảm. Đến năm 1714, Mạc Cửu xin sát nhập Mang Khảm vào xứ Đàng Trong. Chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu đồng ý phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh, sau phong Cửu Lộc hầu. Vùng Mang Khảm được đổi thành trấn Hà Tiên.